IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 10 Toán Trắc nghiệm Toán 10 Bài 21. Đường tròn trong mặt phẳng tọa độ có đáp án

Trắc nghiệm Toán 10 Bài 21. Đường tròn trong mặt phẳng tọa độ có đáp án

Dạng 3. Phương trình tiếp tuyến của đường tròn

  • 166 lượt thi

  • 10 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, đường tròn x2 + y2 – 1 = 0 tiếp xúc với đường thẳng nào trong các đường thẳng dưới đây?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: A

Đường tròn có tâm O(0; 0) bán kính R = 1.

Điều kiện để đường thẳng tiếp xúc với đường tròn là khoảng cách từ tâm tới đường thẳng bằng bán kính.

Xét phương án A: đường thẳng ∆: 3x – 4y + 5 = 0.

dO,Δ=3040+532+42=55=1=R.

Do đó đường thẳng 3x – 4y + 5 = 0 tiếp xúc với đường tròn.


Câu 2:

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, đường tròn nào sau đây tiếp xúc với trục Ox?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: D

Đường tròn (C) tiếp xúc với trục Ox khi d(I, Ox) = R với I và R lần lượt là tâm và bán kính của đường tròn (C).

Xét phương trình đường tròn: x2 + y2 + 6x + 5y + 9 = 0 có I3;52 R=52.

d(I, Ox) = 52=R. Vậy (C) tiếp xúc với trục Ox.


Câu 3:

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho đường tròn (C): x2 + y2 – 2x – 4y + 3 = 0. Tiếp tuyến của đường tròn (C) song song với đường thẳng Δ: 3x + 4y + 1 = 0 có phương trình là

Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: B

Đường tròn (C): x2 + y2 – 2x – 4y + 3 = 0 có tâm I(1; 2) và bán kính R=2.

Do d song song với đường thẳng Δ nên d có phương trình là 3x + 4y + k = 0 (k ≠ 1).

Để đường thẳng d tiếp xúc với đường tròn (C) thì d(I, d) = R

31+42+k32+42=211+k=5211+k=5211+k=52k=5211k=5211

Vậy có hai phương trình tiếp tuyến cần tìm là 3x+4y+5211=0 3x+4y5211=0.


Câu 4:

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, phương trình tiếp tuyến của đường tròn (C): (x – 2)2 + ( y + 4)2 = 25 vuông góc với đường thẳng 3x – 4y + 5 = 0 là

Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: B

Đường tròn (C): (x – 2)2 + (y + 4)2 = 25 có tâm I(2; –4), bán kính R = 5.

Đường thẳng vuông góc với đường thẳng d: 3x – 4y + 5 = 0 có phương trình dạng: 4x + 3y + c = 0.

Đường thẳng Δ là tiếp tuyến của đường tròn (C) khi và chỉ khi d(I, Δ) = R tức là

4.2+3.4+c42+32=5c4=25c4=25c4=25c=29c=21.

Vậy có hai tiếp tuyến cần tìm là: 4x + 3y + 29 = 0 và 4x + 3y – 21 = 0.


Câu 5:

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho đường tròn (C): (x – 3)2 + (y – 4)2 = 36 và điểm P(3; 2) nằm ngoài đường tròn. Từ điểm P kẻ các tiếp tuyến PM và PN tới đường tròn (C), với M, N là các tiếp điểm. Phương trình đường thẳng MN là

Xem đáp án

Hướng dẫn giải :

Đáp án đúng là : D

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho đường tròn (C): (x – 3)2 + (y – 4)2 = 36 và điểm P(–3; –2) nằm ngoài đường tròn.  (ảnh 1)

Đường tròn (C): (x – 3)2 + (y – 4)2 = 36 tâm I(3; 4) và bán kính R = 6.

Với P(3; 2) và I(3; 4) ta có PI=6;6 nên ta có PI=62+62=62.

Xét ∆PIM vuông tại M, theo định lí Pythagore ta có :

PM=PI2MI2=62262=6.

Do đó ∆PIM vuông cân tại M, suy ra tứ giác IMPN là hình vuông nên đường thẳng MN nhận n=16PI=1;1 làm vectơ pháp tuyến đồng thời đường thẳng MN đi qua trung điểm K(0; 1) của IP.

Vậy phương trình đường thẳng MN là : 1(x – 0) + 1. ( y – 1) = 0 hay x + y – 1 = 0.


Câu 6:

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho đường tròn (C) có phương trình: x2 + y2 – 4x + 8y + 18 = 0. Phương trình tiếp tuyến của đường tròn (C) đi qua A(1; 3) là

Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: D

Đường tròn (C) có tâm I(2; 4) và bán kính R=2

Thay tọa độ điểm A vào phương trình đường tròn ta thấy điểm A thuộc đường tròn (C). Do đó tiếp tuyến của đường tròn (C) đi qua A chính là tiếp tuyến tại A của đường tròn (C).

Với A(1; –3) và I(2; 4) ta có AI=1;1. Khi đó tiếp tuyến tại A nhận AI=1;1. làm vectơ pháp tuyến.

Phương trình tiếp tuyến của (C) đi qua A(1; –3):

1(x – 1) – 1(y + 3) = 0 hay x – y – 4 = 0.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương