15 câu trắc nghiệm Toán 9 Cánh diều Bài 2. Tần số. Tần số tương đối có đáp án
-
36 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
I. Nhận biết
Cỡ mẫu là
Đáp án đúng là: A
Số phần tử của mẫu dữ liệu được gọi là cỡ mẫu.
Do đó ta chọn phương án A.
Câu 2:
Bảng thống kê cho biết tần số của các giá trị trong mẫu dữ liệu được gọi là
Đáp án đúng là: C
Bảng tần số là bảng thống kê cho biết tần số của các giá trị trong mẫu dữ liệu.
Do đó ta chọn phương án C.
Câu 3:
Tần số của một giá trị là
Đáp án đúng là: B
Tần số của một giá trị là số lần xuất hiện giá trị đó trong mẫu dữ liệu.
Do đó ta chọn phương án B.
Câu 4:
Cho \[{x_1} = 3\] là một trong các giá trị khác nhau của mẫu dữ liệu cỡ \[n = 20.\] Biết rằng tần số của giá trị này là \[{m_1} = 8.\] Khi đó tần số tương đối \[{f_1}\] của giá trị \({x_1}\) là
Đáp án đúng là: C
Ta có \[{f_1} = \frac{{{m_1}}}{n} \cdot 100\% = \frac{8}{{20}} \cdot 100\% = 40\% .\]
Vậy ta chọn phương án C.
Câu 5:
Dạng thường gặp của biểu đồ tần số tương đối là
Đáp án đúng là: C
Dạng thường gặp của biểu đồ tần số tương đối là biểu đồ cột và biểu đồ hình quạt tròn.
Do đó ta chọn phương án C.
Câu 6:
II. Thông hiểu
Kết quả điều tra về số con của 30 gia đình thuộc một tổ dân phố được cho trong bảng sau:
2 |
3 |
2 |
2 |
1 |
2 |
2 |
0 |
2 |
2 |
2 |
2 |
3 |
2 |
2 |
2 |
2 |
4 |
1 |
3 |
4 |
2 |
2 |
2 |
2 |
1 |
1 |
0 |
3 |
3 |
Mẫu giá trị trên có bao nhiêu giá trị khác nhau?
Đáp án đúng là: D
Mẫu giá trị đã cho có các giá trị là 0; 1; 2; 3; 4.
Do đó mẫu giá trị đã cho có 5 giá trị khác nhau.
Vậy ta chọn phương án D.
Câu 7:
Biểu đồ tần số sau đây biểu diễn số học sinh khối 9 đến thư viện của trường mượn sách vào các ngày trong tuần:
Ngày nào trong tuần có 15 học sinh đến mượn sách của thư viện?
Đáp án đúng là: B
Quan sát biểu đồ, ta thấy ngày có 15 học sinh đến mượn sách của thư viện là ngày thứ ba.
Do đó ta chọn phương án B.
Câu 8:
Thời gian hoàn thành một sản phẩm (tính bằng phút) của một số công nhân trong một tổ được biểu diễn ở biểu đồ dưới đây
Thời gian hoàn thành một sản phẩm của công nhân chủ yếu là
Đáp án đúng là: C
Quan sát biểu đồ, ta thấy thời gian hoàn thành một sản phẩm của công nhân chủ yếu là 18 phút (với 5 công nhân) và 20 phút (với 5 công nhân).
Do đó ta chọn phương án C.
Câu 9:
Biểu đồ hình quạt tròn dưới đây biểu diễn tần số tương đối của các ngôn ngữ lập trình được sử dụng khi viết 200 phần mềm của một công ty công nghệ. Biết rằng, mỗi phần mềm được viết bằng đúng một ngôn ngữ lập trình.
Ngôn ngữ lập trình nào được sử dụng phổ biến nhất trong công ty trên khi viết 200 phần mềm?
Đáp án đúng là: A
Quan sát biểu đồ, ta thấy ngôn ngữ lập trình được sử dụng phổ biến nhất khi viết 200 phần mềm là Python (chiếm 35%).
Do đó ta chọn phương án A.
Câu 10:
Kết quả đo tốc độ của các xe ô tô (đơn vị: km/h) khi đi qua một trạm quan sát được đo tốc độ ghi lại ở bảng sau:
60 | 54,2 | 61 | 43 | 54 | 55 | 60 | 45 | 60 | 48,8 |
48,8 | 53 | 53 | 45 | 60 | 53 | 55 | 54,2 | 45 | 55 |
Tần số tương đối của tốc độ xe ô tô từ 60 km/h trở lên là
Đáp án đúng là: A
Đọc số liệu ở bảng thống kê, ta thấy có tất cả 20 xe ô tô được đo tốc độ khi đi qua một trạm quan sát. Tức là, \[n = 20.\]
Đọc số liệu ở bảng thống kê, ta thấy:
⦁ Có 1 xe ô tô có tốc độ 43 km/h.
⦁ Có 3 xe ô tô có tốc độ 45 km/h.
⦁ Có 2 xe ô tô có tốc độ 48,8 km/h.
⦁ Có 3 xe ô tô có tốc độ 53 km/h.
⦁ Có 1 xe ô tô có tốc độ 54 km/h.
⦁ Có 2 xe ô tô có tốc độ 54,2 km/h.
⦁ Có 3 xe ô tô có tốc độ 55 km/h.
⦁ Có 4 xe ô tô có tốc độ 60 km/h.
⦁ Có 1 xe ô tô có tốc độ 61 km/h.
Như vậy có tất cả 5 xe ô tô có tốc độ từ 60 km/h trở lên, tức là \[m = 5.\]
Do đó tần số tương đối của tốc độ xe ô tô từ 60 km/h trở lên là:
\[f = \frac{m}{n} \cdot 100\% = \frac{5}{{20}} \cdot 100\% = 25\% .\]
Vậy tần số tương đối của tốc độ xe ô tô từ 60 km/h trở lên là \[25\% .\]
Do đó ta chọn phương án A.
Câu 11:
Một cửa hàng điều tra mức độ hài lòng của khách hàng về dịch vụ của cửa hàng. Kết quả được biểu diễn trong hình dưới đây
Nếu số khách hàng được điều tra 150 người thì số khách hàng đánh giá mức độ không hài lòng là bao nhiêu?
Đáp án đúng là: B
Vì số khách hàng được điều tra 150 người nên ta có \[n = 150.\]
Quan sát biểu đồ, ta thấy tần số tương đối của mức độ đánh giá không hài lòng là \[6\% .\]
Tức là, \[{f_5} = 6\% .\]
Suy ra \[{m_5} = 150 \cdot 6\% = 9.\]
Do đó số khách hàng đánh giá mức độ không hài lòng là 9 người.
Vậy ta chọn phương án B.
Câu 12:
Bạn Mai tiến hành một cuộc khảo sát về thời gian sử dụng điện thoại di động mỗi ngày của các bạn trong lớp mình và ghi lại kết quả ở dạng biểu đồ như hình dưới đây
Số học sinh sử dụng điện thoại không dưới 2 giờ chiếm bao nhiêu phần trăm?
Đáp án đúng là: B
Đổi: 2 giờ = 120 phút.
Số học sinh sử dụng điện thoại không dưới 2 giờ chiếm: \[50\% + 12\% + 4\% = 66\% .\]
Do đó số học sinh sử dụng điện thoại không dưới 2 giờ chiếm \[66\% .\]
Vậy ta chọn phương án B.
Câu 13:
III. Vận dụng
Biểu đồ tần số ở hình dưới đây biểu diễn số lượng laptop bán được của một cửa hàng trong bốn tháng 4, 5, 6, 7:
Nếu mỗi laptop bán ra cửa hàng được lãi 800 000 đồng thì sau bốn tháng 4, 5, 6, 7, cửa hàng thu được số tiền lãi là
Đáp án đúng là: A
Tổng số laptop bán được trong bốn tháng 4, 5, 6, 7 là:
\[12 + 16 + 23 + 19 = 70\] (laptop).
Số tiền lãi cửa hàng thu được sau bốn tháng 4, 5, 6, 7 là:
\[70 \cdot 800\,\,000 = 56\,\,000\,\,000\] (đồng).
Do đó nếu mỗi laptop bán ra cửa hàng được lãi 800 000 đồng thì sau bốn tháng 4, 5, 6, 7, cửa hàng thu được số tiền lãi là 56 000 000 đồng.
Vậy ta chọn phương án A.
Câu 14:
Thống kê về phần trăm khối lượng các loại hoa quả bán được trong một tháng của một cửa hàng được ghi lại như sau: \[25\% \] khối lượng bán được là Cam; \[32\% \] khối lượng bán được là Xoài; \[10\% \] là Thanh Long; còn lại là Ổi. Biết tổng khối lượng hoa quả bán được trong tháng đó là \[200\] kg. Khi đó khối lượng Ổi đã bán là
Đáp án đúng là: B
Gọi \[{m_4}\] (kg) là khối lượng Ổi bán được trong tháng đó và \[{f_4}\;\,\,\left( \% \right)\] là tần số tương đối của khối lượng bán được là Ổi.
Vì tổng khối lượng hoa quả bán được trong tháng đó là \[200\] kg nên ta có \[n = 200\] (kg).
Tần số tương đối của khối lượng Ổi bán được trong một tháng là:
\[100\% - 25\% - 32\% - 10\% = 33\% .\]
Tức là, \[{f_4} = 33\% .\]
Suy ra \[{m_4} = 200 \cdot 33\% = 66\] (kg).
Do đó khối lượng Ổi đã bán là \[66\] kg.
Vậy ta chọn phương án B.
Câu 15:
Cho bảng tần số tương đối sau về các loại sách trong tủ sách thư viện một trường học. Biết số sách tham khảo bằng số sách giáo khoa và sách giáo khoa có 140 cuốn.
Loại sách | Sách tham khảo | Sách giáo khoa | Sách truyện | Các loại sách khác |
Tần số tương đối | 40% | 4% |
Hãy cho biết trong tủ sách trường học đó có tất cả bao nhiêu cuốn sách các loại?
Đáp án đúng là: C
Gọi \[n\] là tổng số cuốn sách các loại có trong tủ sách của trường học.
Tổng số sách tham khảo và số sách giáo khoa là: \[140 + 140 = 280\] (cuốn).
Suy ra \[m = 280.\]
Tổng tần số tương đối của số sách tham khảo và số sách giáo khoa là: \[100\% - 40\% - 4\% = 56\% .\]
Suy ra \[f = 56\% .\]
Do đó \[n = 280:56\% = 500.\]
Suy ra trong tủ sách trường học đó có tất cả 500 cuốn sách các loại.
Vậy ta chọn phương án C.