15 câu trắc nghiệm Toán 9 Kết nối tri thức Bài 26. Xác suất của biến cố liên quan tới phép thử có đáp án
15 câu trắc nghiệm Toán 9 Kết nối tri thức Bài 26. Xác suất của biến cố liên quan tới phép thử có đáp án
-
30 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
I. Nhận biết
Cho phép thử \[T\], xét biến cố \[E\]. Kết quả của phép thử \[T\] làm cho biến cố \[E\] xảy ra được gọi là
Đáp án đúng là: D
Kết quả của phép thử \[T\] làm cho biến cố \[E\] xảy ra được gọi là kết quả thuận lợi cho \[E\].
Câu 2:
Giả sử các kết quả có thể của phép thử T là đồng khả năng xảy ra. Khi đó xác suất của biến cố \[E\] có liên quan tới T được ký hiệu là
Đáp án đúng là: B
Xác suất của biến cố \[E\] có liên quan tới T được ký hiệu là \(P\left( E \right)\).
Câu 3:
Trong các phép thử sau, phép thử mà các kết quả không có cùng khả năng xảy ra là
Đáp án đúng là: C
Các kết quả của phép thử A có cùng khả năng xảy ra vì khả năng gieo ra mặt sấp và ngửa là như nhau.
Các kết quả của phép thử B có cùng khả năng xảy ra vì các viên bi giống nhau nên khả năng được lựa chọn của các viên bi là như nhau.
Các kết quả của phép thử C không cùng khả năng xảy ra vì không thể khẳng định các thẻ lấy ra có cùng khối lượng, kích thước.
Câu 4:
Xét một phép thử có không gian mẫu \(\Omega \) và \(A\) là một biến cố của phép thử đó. Xác suất của biến cố \(A\) là
Đáp án đúng là: A
Xác suất của biến cố \(A\) bằng tỉ số giữa số kết quả thuận lợi cho \(A\) và số phần tử của tập hợp \(\Omega \).
Xác suất của biến cố \(A\) bằng \(P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega \right)}}\).
Câu 5:
Chọn ngẫu nhiên một số tự nhiên từ 1 đến 10. Xác suất của biến cố \(A\): “Số được chọn là 10” là
Đáp án đúng là: D
Không gian mẫu của phép thử là \(\Omega = \left\{ {1;\,\,2;\,\,3;\,\,4;\,\,5;\,\,6;\,\,7;\,\,8;\,\,9;\,\,10} \right\}\).
Khả năng được chọn của các số là như nhau nên các kết quả của phép thử có cùng khả năng xảy ra.
Có 1 kết quả thuận lợi cho biến cố C là: 10.
Vậy xác suất xảy ra biến cố \(A\) là \(P\left( A \right) = \frac{1}{{10}}\).
Câu 6:
II. Thông hiểu
Một đĩa tròn bằng bìa cứng được chia làm 12 phần bằng nhau và ghi các số \[1\,;\,\,2\,;\,\,3\,;\,\,...\,;\,\,12.\] Chiếc kim được gắn cố định vào trục quay ở tâm của đĩa. Xét phép thử “Quay đĩa tròn một lần”. Xác suất của biến cố \[D\]: “Chiếc kim chỉ vào hình quạt ghi số nguyên tố” là:
Đáp án đúng là: B
Không gian mẫu của phép thử là \[\Omega = \left\{ {1\,;\,\,2\,;\,\,3\,;\,\,4\,;\,\,5\,;\,\,6\,;\,\,7\,;\,\,8\,;\,\,9\,;\,\,10\,;\,\,11\,;\,\,12} \right\}\].
Khả năng quay vào các số là như nhau nên các kết quả của phép thử có cùng khả năng xảy ra.
Các kết quả thuận lợi cho biến cố \[D\] là: \[2\,;\,\,3\,;\,\,5\,;\,\,7\,;\,\,11.\]
Vậy xác suất xảy ra biến cố \[D\] là \(P\left( D \right) = \frac{5}{{12}}\).
Câu 7:
Một hộp có 20 viên bi với kích thước và khối lượng như nhau. Bạn Ngân viết lên các viên bi đó các số \[1\,;\,\,2\,;\,\,3\,;\,\,...\,;\,\,20;\] hai viên bi khác nhau thì viết hai số khác nhau. Xét phép thử “Lấy ngẫu nhiên một viên bi trong hộp”. Xác suất của biến cố \[D\]: “Số xuất hiện trên viên bi được lấy ra chia 7 dư 1” là
Đáp án đúng là: A
Không gian mẫu của phép thử là \(\Omega = \left\{ {1\,;\,\,2\,;\,\,3\,;\,\,..\,;\,\,20} \right\}\). Không gian mẫu của phép thử có 20 phần tử.
Khả năng bạn Ngân lấy các viên bi là như nhau nên các kết quả của phép thử có cùng khả năng xảy ra.
Có 3 kết quả thuận lợi là: \[1\,;\,\,8\,;\,\,15.\]
Vậy xác suất xảy ra biến cố \[D\] là \[P\left( D \right) = \frac{3}{{20}}\].
Câu 8:
Viết ngẫu nhiên một số tự nhiên lớn hơn 499 và nhỏ hơn \[1\,\,000.\] Số kết quả có thể xảy ra của phép thử là
Đáp án đúng là: C
Tập hợp các số tự nhiên lớn hơn 499 và nhỏ hơn \[1\,\,000\] là \[\left\{ {500\,;\,\,501\,;\,502\,;\,\,\,...\,;\,\,999} \right\}.\]
Số kết quả có thể xảy ra của phép thử là:
\(\left( {999 - 500} \right):1 + 1 = 500\) (kết quả).
Vậy số kết quả có thể xảy ra của phép thử là 500 kết quả.
Câu 9:
Một hộp có 52 chiếc thẻ cùng loại, mỗi thẻ được ghi một trong các số \[1\,,\,\,2\,,\,\,3\,,\,\,...\,,\,\,52;\] hai thẻ khác nhau thì ghi số khác nhau. Rút ngẫu nhiên một thẻ trong hộp. Xác suất các biến cố “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số lớn hơn 19 và nhỏ hơn 51” là
Đáp án đúng là: C
Không gian mẫu của phép thử là \(\Omega = \left\{ {1;\,\,2;\,\,3;...;\,\,52} \right\}\). Không gian mẫu của phép thử có 52 phần tử.
Khả năng được rút của các thẻ là như nhau nên các kết quả của phép thử có cùng khả năng xảy ra.
Kết quả thuận lợi cho biến cố là những số từ 20 đến 50.
Số kết quả thuận lợi cho biến cố là:
\(\left( {50 - 20} \right):1 + 1 = 31\) (kết quả)
Vậy xác suất xảy ra biến cố “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số lớn hơn 19 và nhỏ hơn 51” là \(\frac{{31}}{{52}}.\)
Câu 10:
Nhóm học sinh tình nguyện khối 9 của một trường trung học cơ sở có 6 bạn, trong đó có 3 bạn nam là: Trung (lớp 9A); Quý (lớp 9A); Việt (lớp 9C) và 3 bạn nữ là: An (lớp 9A); Châu (lớp 9B); Hương (lớp 9D). Chọn ngẫu nhiên một bạn trong nhóm đó để tham gia hoạt động tình nguyện của trường. Xác suất của biến cố “Bạn được chọn thuộc lớp 9A” là
Đáp án đúng là: A
Các kết quả có thể xảy ra là: Trung, Quý, Việt, An, Châu, Hương. Có 6 kết quả có thể xảy ra.
Khả năng được chọn của các bạn là như nhau nên các kết quả của phép thử có cùng khả năng xảy ra.
Có 3 kết quả thuận lợi cho biến cố là: Trung, Quý, An.
Vậy xác suất xảy ra biến cố “Bạn được chọn thuộc lớp 9A” là \(P = \frac{3}{6} = \frac{1}{2}\).
Câu 11:
Trên mặt phẳng cho năm điểm phân biệt A, B, C, D, E, trong đó không có ba điểm nào thẳng hàng. Hai điểm A, B được tô màu đỏ, ba điểm C, D, E được tô màu xanh. Bạn Châu chọn ra ngẫu nhiên một điểm tô màu đỏ và một điểm tô màu xanh (trong năm điểm đó) để nối thành một đoạn thẳng. Số kết quả có thể xảy ra là
Đáp án đúng là: B
Các điểm màu đỏ có thể chọn là A và B.
Các điểm màu xanh có thể chọn là C, D và E.
Các kết quả có thể xảy ra là AC, AD, AE, BC, BD và BE.
Vậy có 6 kết quả có thể xảy ra.
Câu 12:
Bạn Tùng gieo một con xúc xắc liên tiếp hai lần. Xác suất của biến cố \[D\]: “Kết quả lần gieo thứ nhất là 6” là:
Đáp án đúng là: A
Bảng kết quả có thể xảy ra của phép thử gieo 2 con xúc xắc:
Xúc xắc 1 Xúc xắc 2 | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
1 | \[\left( {1\,;\,\,1} \right)\] | \[\left( {2\,;\,\,1} \right)\] | \[\left( {3\,;\,\,1} \right)\] | \[\left( {4\,;\,\,1} \right)\] | \[\left( {5\,;\,\,1} \right)\] | \[\left( {6\,;\,\,1} \right)\] |
2 | \[\left( {1\,;\,\,2} \right)\] | \[\left( {2\,;\,\,2} \right)\] | \[\left( {3\,;\,\,2} \right)\] | \[\left( {4\,;\,\,2} \right)\] | \[\left( {5\,;\,\,2} \right)\] | \[\left( {6\,;\,\,2} \right)\] |
3 | \[\left( {1\,;\,\,3} \right)\] | \[\left( {2\,;\,\,3} \right)\] | \[\left( {3\,;\,\,3} \right)\] | \[\left( {4\,;\,\,3} \right)\] | \[\left( {5\,;\,\,3} \right)\] | \[\left( {6\,;\,\,3} \right)\] |
4 | \[\left( {1\,;\,\,4} \right)\] | \[\left( {2\,;\,\,4} \right)\] | \[\left( {3\,;\,\,4} \right)\] | \[\left( {4\,;\,\,4} \right)\] | \[\left( {5;{\rm{ }}4} \right)\] | \[\left( {6\,;\,\,4} \right)\] |
5 | \[\left( {1\,;\,\,5} \right)\] | \[\left( {2\,;\,\,5} \right)\] | \[\left( {3\,;\,\,5} \right)\] | \[\left( {4\,;\,\,5} \right)\] | \[\left( {5;{\rm{ }}5} \right)\] | \[\left( {6\,;\,\,5} \right)\] |
6 | \[\left( {1\,;\,\,6} \right)\] | \[\left( {2\,;\,\,6} \right)\] | \[\left( {3\,;\,\,6} \right)\] | \[\left( {4\,;\,\,6} \right)\] | \[\left( {5;{\rm{ }}6} \right)\] | \[\left( {6\,;\,\,6} \right)\] |
Không gian mẫu của phép thử là \(\Omega = \left\{ {\left( {1;\,\,1} \right);\,\,\left( {2;\,\,1} \right);\,\,\left( {3;\,\,1} \right);...;\left( {5;\,\,6} \right);\,\,\left( {6;\,\,6} \right)} \right\}\).
Khả năng xảy ra các mặt của xúc xắc là như nhau nên các kết quả của phép thử có cùng khả năng xảy ra.
Không gian mẫu của phép thử có 36 phần tử.
Có 6 kết quả thuận lợi cho biến cố \[D\] là (6; 1); (6; 2); (6; 3); (6; 4); (6; 5); (6; 6).
Vậy xác suất xảy ra biến cố \[D\] là \(P\left( D \right) = \frac{6}{{36}} = \frac{1}{6}\).
Câu 13:
III. Vận dụng
Gieo một đồng xu cân đối và đồng chất 3 lần. Xác suất để cả ba lần đều xuất hiện mặt sấp là
Đáp án đúng là: C
Mỗi đồng xu có thể xuất hiện 2 mặt là S hoặc N.
Bảng kết quả có thể xảy ra của phép thử gieo một đồng xu trong 2 lần:
Lần 1 Lần 2 |
N |
S |
N |
NN |
SN |
S |
NS |
SS |
Bảng kết quả có thể xảy ra của phép thử gieo 3 đồng xu:
Kết quả đồng xu trong 2 lần đầu Lần 3 |
NN |
SN |
NS |
SS |
N |
NNN |
SNN |
NSN |
SSN |
S |
NNS |
SNS |
NSS |
SSS |
Vậy không gian mẫu của phép thử là \(\left\{ {{\rm{NNN}}\,{\rm{;}}\,\,{\rm{SSS}}\,{\rm{;}}\,\,{\rm{NNS}}\,{\rm{;}}\,\,{\rm{SSN}}\,{\rm{;}}\,\,{\rm{NSN}}\,{\rm{;}}\,\,{\rm{SNS}}\,{\rm{;}}\,\,{\rm{NSS}}\,{\rm{;}}\,\,{\rm{SNN}}} \right\}\).
Khả năng xuất hiện của các mặt là như nhau nên các kết quả của phép thử có cùng khả năng xảy ra.
Có 1 kết quả thuận lợi cho biến cố là SSS.
Vậy xác suất để cả ba lần đều xuất hiện mặt sấp là: \(P = \frac{1}{{16}}\).
Câu 14:
Chọn ngẫu nhiên một số có 2 chữ số. Xác suất để tích hai chữ số của số được chọn bằng 8 là
Đáp án đúng là: C
Không gian mẫu của phép thử là \(\Omega = \left\{ {10;\,\,11;\,\,12;...;\,\,99} \right\}\).
Không gian mẫu của phép thử có \(\frac{{99 - 10}}{1} + 1 = 90\) (phần tử).
Vì khả năng được chọn của các số là như nhau nên các kết quả của phép thử có cùng khả năng xảy ra.
Ta có \(8 = 1 \cdot 8 = 2 \cdot 4\).
Suy ra các kết quả thuận lợi cho biến cố là \[18\,;\,\,81\,;\,\,24\,;\,\,42.\]
Có 4 kết quả thuận lợi cho biến cố.
Vậy xác suất để tích hai chữ số của số được chọn bằng 8 là: \(P = \frac{4}{{90}} = \frac{2}{{45}}\).
Câu 15:
Bạn Tùng gieo một con xúc xắc liên tiếp hai lần.
Xét các biến cố sau:
E: “Cả hai lần gieo con xúc xắc đều xuất hiện mặt có số chấm là số nguyên tố”;
F: “Cả hai lần gieo con xúc xắc đều không xuất hiện mặt có số chấm là số chẵn”.
Biến cố nào có xác suất xảy ra lớn hơn?
Đáp án đúng là: C
Bảng kết quả có thể xảy ra của phép thử gieo 2 con xúc xắc:
Xúc xắc 1 Xúc xắc 2 | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
1 | \[\left( {1\,;\,\,1} \right)\] | \[\left( {2\,;\,\,1} \right)\] | \[\left( {3\,;\,\,1} \right)\] | \[\left( {4\,;\,\,1} \right)\] | \[\left( {5\,;\,\,1} \right)\] | \[\left( {6\,;\,\,1} \right)\] |
2 | \[\left( {1\,;\,\,2} \right)\] | \[\left( {2\,;\,\,2} \right)\] | \[\left( {3\,;\,\,2} \right)\] | \[\left( {4\,;\,\,2} \right)\] | \[\left( {5\,;\,\,2} \right)\] | \[\left( {6\,;\,\,2} \right)\] |
3 | \[\left( {1\,;\,\,3} \right)\] | \[\left( {2\,;\,\,3} \right)\] | \[\left( {3\,;\,\,3} \right)\] | \[\left( {4\,;\,\,3} \right)\] | \[\left( {5\,;\,\,3} \right)\] | \[\left( {6\,;\,\,3} \right)\] |
4 | \[\left( {1\,;\,\,4} \right)\] | \[\left( {2\,;\,\,4} \right)\] | \[\left( {3\,;\,\,4} \right)\] | \[\left( {4\,;\,\,4} \right)\] | \[\left( {5;{\rm{ }}4} \right)\] | \[\left( {6\,;\,\,4} \right)\] |
5 | \[\left( {1\,;\,\,5} \right)\] | \[\left( {2\,;\,\,5} \right)\] | \[\left( {3\,;\,\,5} \right)\] | \[\left( {4\,;\,\,5} \right)\] | \[\left( {5;{\rm{ }}5} \right)\] | \[\left( {6\,;\,\,5} \right)\] |
6 | \[\left( {1\,;\,\,6} \right)\] | \[\left( {2\,;\,\,6} \right)\] | \[\left( {3\,;\,\,6} \right)\] | \[\left( {4\,;\,\,6} \right)\] | \[\left( {5;{\rm{ }}6} \right)\] | \[\left( {6\,;\,\,6} \right)\] |
Không gian mẫu của phép thử là \(\Omega = \left\{ {\left( {1;\,\,1} \right);\,\,\left( {2;\,\,1} \right);\,\,\left( {3;\,\,1} \right);...;\left( {5;\,\,6} \right);\,\,\left( {6;\,\,6} \right)} \right\}\).
Khả năng xảy ra các mặt của xúc xắc là như nhau nên các kết quả của phép thử có cùng khả năng xảy ra.
Không gian mẫu của phép thử có 36 phần tử.
Có 9 kết quả thuận lợi cho biến cố \[E\] là \[\left( {2\,;\,\,2} \right)\,;\,\,\left( {3\,;\,\,2} \right)\,;\,\,\left( {5\,;\,\,2} \right)\,;\,\,\left( {2\,;\,\,3} \right)\,;\,\,\left( {3\,;\,\,3} \right)\,;\,\,\left( {5\,;\,\,3} \right)\,;\,\,\left( {2\,;\,5} \right)\,;\,\]\[\left( {3\,;\,5} \right)\,;\,\,\left( {5\,;\,\,5} \right).\]
Xác suất xảy ra biến cố \[E\] là \(P\left( E \right) = \frac{9}{{36}} = \frac{1}{4}\).
Có 9 kết quả thuận lợi cho biến cố \[F\] là \[\left( {1;{\rm{ }}1} \right);{\rm{ }}\left( {1;{\rm{ }}3} \right);{\rm{ }}\left( {1;{\rm{ }}5} \right);{\rm{ }}\left( {3;{\rm{ }}1} \right);{\rm{ }}\left( {3;{\rm{ }}3} \right);{\rm{ }}\left( {3;{\rm{ }}5} \right);{\rm{ }}\left( {5;{\rm{ }}1} \right);{\rm{ }}\]\[\left( {5;{\rm{ }}3} \right);{\rm{ }}\left( {5;{\rm{ }}5} \right)\]
Xác suất xảy ra biến cố \[F\] là \(P\left( F \right) = \frac{9}{{36}} = \frac{1}{4}\).
Vậy xác suất xảy ra của hai biến cố này là như nhau.