Trắc nghiệm Toán 9 Cánh diều Bài 2. Bất phương trình bậc nhất một ẩn có đáp án
-
37 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
I. Nhận diện
Bất phương trình nào sau đây là bất phương trình bậc nhất một ẩn?
Đáp án đúng là: C
Bất phương trình ở phương án A không là bất phương trình một ẩn vì có hai ẩn là \[x,y.\]
Bất phương trình ở phương án B không là bất phương trình bậc nhất vì có chứa \({x^2}.\)
Bất phương trình ở phương án C là bất phương trình một ẩn (ẩn \[x).\]
Bất phương trình ở phương án D không là bất phương trình bậc nhất vì có chứa ẩn \(x\) ở dưới mẫu.
Vậy ta chọn phương án C.
Câu 2:
Bất phương trình nào sau đây là bất phương trình bậc nhất một ẩn?
Đáp án đúng là: C
Bất phương trình ở các phương án A, B không là bất phương trình bậc nhất một ẩn vì có đến hai ẩn \[x,y.\]
Bất phương trình ở phương án C là bất phương trình bậc nhất một ẩn.
Bất phương trình ở phương án D không là bất phương trình bậc nhất một ẩn vì có hệ số \[a = 0.\]
Vậy ta chọn phương án C.
Câu 3:
Giá trị \[x = 3\] là một nghiệm của phương trình nào sau đây?
Đáp án đúng là: C
⦁ Khi thay \[x = 3\] vào bất phương trình ở phương án A, ta được:
\[2 \cdot {3^2} \le 5 + 3\] hay \(18 \le 8\), đây là khẳng định sai.
Do đó \[x = 3\] không là nghiệm của bất phương trình ở phương án A.
⦁ Khi thay \[x = 3\] vào bất phương trình ở phương án B, ta được:
\[ - 4 \cdot 3 + 7 > - 1 - 3\] hay \( - 5 > - 4\), đây là khẳng định sai.
Do đó \[x = 3\] không là nghiệm của bất phương trình ở phương án B.
⦁ Khi thay \[x = 3\] vào bất phương trình ở phương án C, ta được:
\[3 \cdot 3 - 8 \ge - 7 \cdot 3\] hay \(1 \ge - 21\), đây là khẳng định đúng.
Do đó \[x = 3\] là nghiệm của bất phương trình ở phương án C.
⦁ Khi thay \[x = 3\] vào bất phương trình ở phương án D, ta được:
\[5 - 3 \cdot 3 < - 4 \cdot 3 + 2\] hay \( - 4 < - 10\), đây là khẳng định sai.
Do đó \[x = 3\] không là nghiệm của bất phương trình ở phương án D.
Vậy ta chọn phương án C.
Câu 4:
Hệ số \[a,\,\,b\] của bất phương trình bậc nhất một ẩn \[6x - 23 \ge 0\] là
Đáp án đúng là: A
Hệ số \[a,\,\,b\] của bất phương trình bậc nhất một ẩn \[6x - 23 \ge 0\] là \[a = 6;\,\,b = - 23.\]
Vậy ta chọn phương án A.
Câu 5:
Cho bất phương trình \[ - x + 5 < 3.\] Phép biến đổi nào sau đây là đúng?
Đáp án đúng là: C
Từ bất phương trình \[ - x + 5 < 3,\] ta cộng hai vế với \[ - 5,\] ta được bất phương trình \[ - x < 3 + \left( { - 5} \right)\] hay \( - x < 3 - 5\).
Vậy ta chọn phương án C.
Câu 6:
II. Thông hiểu
Giá trị của \[m\] để bất phương trình \[\left( {m + 2} \right)x + {m^2} - 4 < 0\] là bất phương trình bậc nhất một ẩn là
Đáp án đúng là: B
Để bất phương trình \[\left( {m + 2} \right)x + {m^2} - 4 < 0\] là bất phương trình bậc nhất một ẩn thì \[m + 2 \ne 0\] hay \[m \ne - 2.\]
Vậy ta chọn phương án B.
Câu 7:
\[x < - \frac{7}{5}\] </>
là nghiệm của bất phương trình nào sau đây?
Đáp án đúng là: C
Giải từng bất phương trình:
⦁ \[ - 5x + 2 \ge - 5\]
\( - 5x \ge - 7\)
\(x \le \frac{7}{5}\).
Do đó \[x < - \frac{7}{5}\] không phải là nghiệm của bất phương trình ở phương án A.
⦁ Tương tự, \[x < - \frac{7}{5}\] không phải là nghiệm của bất phương trình ở phương án B, D.
⦁ \[ - 5x - 2 > 5\]
\[ - 5x > 7\]
\[x < - \frac{7}{5}.\]
Do đó nghiệm của phương trình \[ - 5x - 2 > 5\] là \[x < - \frac{7}{5}.\]
Vậy ta chọn phương án C.
Câu 8:
Số nguyên lớn nhất thỏa mãn bất phương trình \[\frac{{4x - 1}}{9} < \frac{{5 - 3x}}{6}\] là
Đáp án đúng là: A
Ta có:
\[\frac{{4x - 1}}{9} < \frac{{5 - 3x}}{6}\]
\[\frac{{2\left( {4x - 1} \right)}}{{18}} < \frac{{3\left( {5 - 3x} \right)}}{{18}}\]
\[2\left( {4x - 1} \right) < 3\left( {5 - 3x} \right)\]
\[8x - 2 < 15 - 9x\]
\[17x < 17\]
\[x < 1.\]
Do đó số nguyên lớn nhất thỏa mãn bất phương trình đã cho là \[0.\]
Vậy ta chọn phương án A.
Câu 9:
Với giá trị nào của \[x\] thì biểu thức \[4x + 1\] là số âm?
Đáp án đúng là: D
Ta có biểu thức \[4x + 1\] là số âm, tức là \[4x + 1 < 0.\]
Giải bất phương trình:
\[4x + 1 < 0\]
\[4x < - 1\]
\[x < - \frac{1}{4}.\]
Do đó \[x < - \frac{1}{4}\] thỏa mãn yêu cầu bài toán.
Vậy ta chọn phương án D.
Câu 10:
Bất phương trình \[3x - \left( {6 + 2x} \right) < 3\left( {x + 4} \right)\] có nghiệm là
Đáp án đúng là: A
Ta có:
\[3x - \left( {6 + 2x} \right) < 3\left( {x + 4} \right)\]
\[3x - 6 - 2x < 3x + 12\]
\[ - 2x < 18\]
\[x > - 9.\]
Do đó bất phương trình đã cho có nghiệm là \[x > - 9.\]
Vậy ta chọn phương án A.
Câu 11:
Nghiệm của bất phương trình \[7,5 - \left( {2x + 9,5} \right) \ge 4\left( {x + 3,5} \right) + 3,5\] là
Đáp án đúng là: B
Ta có:
\[7,5 - \left( {2x + 9,5} \right) \ge 4\left( {x + 3,5} \right) + 3,5\]
\[7,5 - 2x - 9,5 \ge 4x + 14 + 3,5\]
\[ - 2x - 2 \ge 4x + 17,5\]
\[ - 6x \ge 19,5\]
\[x \le - 3,25.\]
Do đó nghiệm của bất phương trình đã cho là \[x \le - 3,25.\]
Vậy ta chọn phương án B.
Câu 12:
Bất phương trình \[2{\left( {x + 2} \right)^2} < 2x\left( {x + 2} \right) + 4\] có nghiệm là
Đáp án đúng là: A
Ta có:
\[2{\left( {x + 2} \right)^2} < 2x\left( {x + 2} \right) + 4\]
\[2\left( {{x^2} + 4x + 4} \right) < 2x\left( {x + 2} \right) + 4\]
\[2{x^2} + 8x + 8 < 2{x^2} + 4x + 4\]
\[4x < - 4\]
\[x < - 1.\]
Do đó nghiệm của bất phương trình đã cho là \[x < - 1.\]
Vậy ta chọn phương án A.
Câu 13:
III. Vận dụng
Bạn An có 200 000 đồng. Bạn An mua một cây thước kẻ giá 6 000 đồng và một số quyển vở với giá 9 000 đồng. Giả sử \[x\,\,\left( {x \in {\mathbb{N}^*}} \right)\] là số quyển vở bạn An đã mua thì \[x\] phải thỏa mãn bất phương trình nào sau đây?
Đáp án đúng là: D
Giả sử \[x\,\,\left( {x \in {\mathbb{N}^*}} \right)\] là số quyển vở bạn An đã mua.
Khi đó tổng số tiền bạn An mua vở là \[9\,\,000x\] (đồng).
Suy ra tổng số tiền bạn An mua vở và thước kẻ là \[9\,\,000x + 6\,\,000\] (đồng).
Vì bạn An chỉ có 200 000 đồng nên số tiền bạn An mua đồ không được lớn hơn số tiền bạn An có, do đó ta có bất phương trình \[9\,\,000x + 6\,\,000 \le 200\,\,000.\]
Vậy ta chọn phương án D.
Câu 14:
Cho phương trình \[5x - 4 = 2 - 3m\,\,\,\,\left( 1 \right),\] trong đó \[x\] là ẩn số và \[m\] là một số cho trước. Giá trị của \[m\] để phương trình (1) có nghiệm dương là
Đáp án đúng là: C
Ta có:
\[5x - 4 = 2 - 3m\]
\[5x = 6 - 3m\]
\[x = \frac{{6 - 3m}}{5}.\]
Để phương trình (1) có nghiệm dương thì \[\frac{{6 - 3m}}{5} > 0.\]
Giải bất phương trình:
\[\frac{{6 - 3m}}{5} > 0\]
\[6 - 3m > 0\]
\[ - 3m > - 6\]
\[m < 2.\]
Vậy \[m < 2\] thỏa mãn yêu cầu bài toán.
Do đó ta chọn phương án C.
</></>
Câu 15:
Một kì thi Tiếng Anh gồm bốn kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết. Kết quả bài thi là điểm số trung bình của bốn kĩ năng này. Bạn Hà đã đạt được điểm số của ba kĩ năng nghe, đọc, viết lần lượt là \[6,5;\,\,6,5;\,\,5,5.\] Hỏi bạn Hà cần đạt được ít nhất bao nhiêu điểm trong kĩ năng nói để kết quả bài thi đạt được ít nhất là \[6,25?\]
Đáp án đúng là: C
Gọi \[x\] (điểm) là điểm kĩ năng nói trong bài thi Tiếng Anh của bạn Hà \[\left( {x > 0} \right)\].
Điểm trung bình của bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết là:
\[\frac{{6,5 + x + 6,5 + 5,5}}{4} = \frac{{18,5 + x}}{4}\] (điểm).
Vì kết quả bài thi đạt ít nhất là \[6,25\] nên ta có bất phương trình \[\frac{{18,5 + x}}{4} \ge 6,25\]
Giải bất phương trình:
\[\frac{{18,5 + x}}{4} \ge 6,25\]
\[18,5 + x \ge 25\]
\[x \ge 6,5.\]
So với điều kiện \[x > 0,\] ta nhận \[x \ge 6,5.\]
Vậy bạn Hà cần đạt được ít nhất \[6,5\] điểm trong kĩ năng nói để kết quả bài thi đạt được ít nhất là \[6,25.\]
Do đó ta chọn phương án C.