Trắc nghiệm Toán 9 Cánh diều Bài tập cuối chương 2 có đáp án
-
31 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
I. Nhận biết
Cho \[a > b\] và các khẳng định sau:
(I) \[a - 5 > b - 5.\]
(II) \[a - 5 > b.\]
(III) \[a + 3 > b + 2.\]
Có bao nhiêu khẳng định đúng trong các khẳng định sau:
Đáp án đúng là: C
⦁ Vì \[a > b\] nên \[a - 5 > b - 5.\] Do đó (I) đúng.
⦁ Ta có \[a - 5 > b - 5\], mà \[b > b - 5\] nên ta chưa đủ dữ kiện để kết luận \[a - 5 > b.\]
Do đó (II) sai.
⦁ Vì \[a > b\] nên \[a + 2 > b + 2.\]
Mà \[a + 3 > a + 2\] (do \[a + 3 = a + 2 + 1 > a + 2).\]
Suy ra \[a + 3 > b + 2.\]
Do đó (III) đúng.
Vì vậy có hai khẳng định đúng là (I) và (III).
Vậy ta chọn phương án C.
Câu 2:
Trong các cặp bất đẳng thức sau, cặp bất đẳng thức nào ngược chiều?
Đáp án đúng là: D
Các cặp bất đẳng thức ở phương án A, B, C là các cặp bất đẳng thức cùng chiều.
Cặp bất đẳng thức ở phương án D là cặp bất đẳng thức ngược chiều.
Vậy ta chọn phương án D.
Câu 3:
Khi nhân cả hai vế của bất đẳng thức \[ - 5x \le 45\] với \[\frac{{ - 2}}{5},\] ta được bất đẳng thức nào sau đây?
Đáp án đúng là: D
Khi nhân cả hai vế của bất đẳng thức \[ - 5x \le 45\] với \[\frac{{ - 2}}{5}\] (là một số âm), thì bất đẳng thức đổi chiều, ta được
\[ - 5x \cdot \left( {\frac{{ - 2}}{5}} \right) \ge 45 \cdot \left( {\frac{{ - 2}}{5}} \right)\]
Tức là, \[2x \ge - 18.\]
Vậy ta chọn phương án D.
Câu 4:
Nghiệm của bất phương trình \[ - 3x + 7 > 0\] là
Đáp án đúng là: A
Ta có:
\[ - 3x + 7 > 0\]
\[ - 3x > - 7\]
\[x < \frac{7}{3}.\]
Vậy nghiệm của phương trình đã cho là \[x < \frac{7}{3}.\]
Do đó ta chọn phương án A.
</></>
Câu 5:
Giả sử \[a\] là số tiết học của học sinh trong một ngày. Dùng kí hiệu để viết bất đẳng thức trong trường hợp: “Trong một ngày, học sinh có thể học tối đa 8 tiết học” ta được
Đáp án đúng là: B
Vì trong một ngày, học sinh có thể học tối đa 8 tiết học nên ta có \[a \le 8.\]
Vậy ta chọn phương án B.
Câu 6:
II. Thông hiểu
Với hai số thực \[a,b,\] khi \[ab > 0\] thì ta nói
Đáp án đúng là: A
Với hai số thực \[a,b,\] khi \[ab < 0\] thì ta nói \[a,b\] trái dấu (\[a\] âm và \[b\] dương; \[a\] dương và \[b\] âm) và ngược lại.
Với hai số thực \[a,b,\] khi \[ab > 0\] thì ta nói \[a,b\] cùng dương hoặc \[a,b\] cùng âm (hay \[a,b\] cùng dấu) và ngược lại.
Vậy ta chọn phương án A.
Câu 7:
Nếu \[3a < 3b\] thì
Đáp án đúng là: B
⦁ Vì \[3a < 3b\] nên \[a < b.\]
Suy ra \[ - a > - b.\]
Do đó phương án D sai.
⦁ Vì \[ - a > - b\] (chứng minh trên) nên \[1 - a > 1 - b.\]
Do đó phương án A sai.
⦁ Vì \[a < b\] (chứng minh trên) nên \[a - \sqrt 2 < b - \sqrt 2 \] và \[a + \sqrt 2 < b + \sqrt 2 \].
Do đó phương án B là đúng và phương án C là sai.
Vậy ta chọn phương án B.
Câu 8:
Nếu \[m < n\] thì
Đáp án đúng là: D
⦁ Vì \[m < n\] nên \[ - m > - n.\] </>
Suy ra \[2 - m > 2 - n.\]
Do đó phương án A là sai.
⦁ Vì \[m < n\] nên \[ - 7m > - 7n.\]
Do đó phương án B là sai.
⦁ Vì \[m < n\] nên \[3m < 3n.\]
Suy ra \[3m - 2 < 3n - 2.\]
Do đó phương án C là sai.
⦁ Vì \[m < n\] nên \[ - 2m > - 2n.\]
Suy ra \[ - 2m + 4 > - 2n + 4.\]
Do đó phương án D là đúng.
Vậy ta chọn phương án D.
Câu 9:
Với giá trị nào của \[x\] thì biểu thức \[10x - 12\] là số dương?
Đáp án đúng là: B
Ta có biểu thức \[10x - 12\] là số dương, tức là \[10x - 12 > 0.\]
Giải phương trình:
\[10x - 12 > 0\]
\[10x > 12\]
\[x > \frac{{12}}{{10}}\]
\[x > \frac{6}{5}.\]
Vậy \[x > \frac{6}{5}\] thỏa mãn yêu cầu bài toán.
Do đó ta chọn phương án B.
Câu 10:
Nghiệm của bất phương trình \[\frac{{3x + 52}}{{10}} > \frac{{3\left( {3x + 1} \right)}}{{20}} + 1\] là
Đáp án đúng là: D
Ta có:
\[\frac{{3x + 52}}{{10}} > \frac{{3\left( {3x + 1} \right)}}{{20}} + 1\]
\[\frac{{2\left( {3x + 52} \right)}}{{20}} > \frac{{3\left( {3x + 1} \right)}}{{20}} + \frac{{20}}{{20}}\]
\[2\left( {3x + 52} \right) > 3\left( {3x + 1} \right) + 20\]
\[6x + 104 > 9x + 3 + 20\]
\[ - 3x > - 81\]
\[x < 27\]
Vậy nghiệm của bất phương trình đã cho là \[x < 27.\]
Do đó ta chọn phương án D.
Câu 11:
Kết luận nào sau đây đúng khi nói về nghiệm của bất phương trình \[\left( {x + 3} \right)\left( {x + 4} \right) > \left( {x - 2} \right)\left( {x + 9} \right) + 25?\]
Đáp án đúng là: D
Ta có:
\[\left( {x + 3} \right)\left( {x + 4} \right) > \left( {x - 2} \right)\left( {x + 9} \right) + 25\]
\[{x^2} + 4x + 3x + 12 > {x^2} + 9x - 2x - 18 + 25\]
\[{x^2} + 7x + 12 > {x^2} + 7x + 7\]
\[0x > - 5.\]
Vậy bất phương trình đã cho có vô số nghiệm.
Do đó ta chọn phương án D.
Câu 12:
Có bao nhiêu số nguyên âm \[x\] thỏa mãn bất phương trình \[9x + 8 \ge 5x?\]
Đáp án đúng là: B
Ta có:
\[9x + 8 \ge 5x\]
\[4x \ge - 8\]
\[x \ge - 2.\]
Do đó các số nguyên âm \[x\] thỏa mãn bất phương trình đã cho là \[ - 2; - 1.\]
Suy ra có hai số nguyên âm \[x\] thỏa mãn yêu cầu bài toán.
Vậy ta chọn phương án B.
Câu 13:
III. Vận dụng
Cho \[a,b\] là các số thực dương. Khẳng định nào sau đây là đúng?
Đáp án đúng là: C
Xét \[\frac{{{{\left( {a + b} \right)}^2}}}{{ab}} - 4 = \frac{{{{\left( {a + b} \right)}^2} - 4ab}}{{ab}}\]
\[ = \frac{{{a^2} + 2ab + {b^2} - 4ab}}{{ab}} = \frac{{{a^2} - 2ab + {b^2}}}{{ab}} = \frac{{{{\left( {a - b} \right)}^2}}}{{ab}}.\]
Với mọi số thực dương \[a,b\] ta có \[{\left( {a - b} \right)^2} \ge 0\] và \[ab > 0,\] nên \[\frac{{{{\left( {a - b} \right)}^2}}}{{ab}} \ge 0.\]
Do đó \[\frac{{{{\left( {a + b} \right)}^2}}}{{ab}} - 4 \ge 0.\]
Suy ra \[\frac{{{{\left( {a + b} \right)}^2}}}{{ab}} \ge 4.\]
Vậy ta chọn phương án C.
Câu 14:
Nghiệm của bất phương trình \[\frac{{87 - x}}{{15}} + \frac{{88 - x}}{{16}} + \frac{{27 + x}}{{99}} + \frac{{28 + x}}{{100}} > 4\] là
Đáp án đúng là: A
Ta có:
\[\frac{{87 - x}}{{15}} + \frac{{88 - x}}{{16}} + \frac{{27 + x}}{{99}} + \frac{{28 + x}}{{100}} > 4\]
\[\frac{{87 - x}}{{15}} + \frac{{88 - x}}{{16}} + \frac{{27 + x}}{{99}} + \frac{{28 + x}}{{100}} - 4 > 0\]
\[\left( {\frac{{87 - x}}{{15}} - 1} \right) + \left( {\frac{{88 - x}}{{16}} - 1} \right) + \left( {\frac{{27 + x}}{{99}} - 1} \right) + \left( {\frac{{28 + x}}{{100}} - 1} \right) > 0\]
\[\frac{{87 - x - 15}}{{15}} + \frac{{88 - x - 16}}{{16}} + \frac{{27 + x - 99}}{{99}} + \frac{{28 + x - 100}}{{100}} > 0\]
\[\frac{{72 - x}}{{15}} + \frac{{72 - x}}{{16}} + \frac{{x - 72}}{{99}} + \frac{{x - 72}}{{100}} > 0\]
\[\left( {72 - x} \right)\left( {\frac{1}{{15}} + \frac{1}{{16}} - \frac{1}{{99}} - \frac{1}{{100}}} \right) > 0\]
\[72 - x > 0\,\,\,\,\left( {do\,\,\frac{1}{{15}} + \frac{1}{{16}} - \frac{1}{{99}} - \frac{1}{{100}} > 0} \right)\]
\[x < 72.\]
Vậy nghiệm của bất phương trình đã cho là \[x < 72.\]
Do đó ta chọn phương án A.
Câu 15:
Một hãng taxi có giá mở cửa là 15 000 đồng và giá 12 000 đồng cho mỗi ki-lô-mét tiếp theo. Hỏi với 350 000 đồng thì hành khách có thể di chuyển được tối đa là bao nhiêu ki-lô-mét (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị)?
Đáp án đúng là: C
Gọi \[x\] là số km mà hành khách có thể di chuyển \[\left( {x \ge 1} \right)\].
Số tiền hành khách cần trả cho 1 km đầu tiên là 15 000 đồng và số tiền hành khách trả cho \(x - 1\) (km) tiếp theo là \(12\,\,000\left( {x - 1} \right)\) (đồng).
Số tiền hành khách cần trả khi đi \(x\) (km) là \[15\,\,000 + 12\,\,000\left( {x - 1} \right)\] (đồng).
Vì hành khách chỉ có thể di chuyển với số tiền 350 000 đồng nên ta có bất phương trình
\[15\,\,000 + 12\,\,000\left( {x - 1} \right) \le 350\,\,000\]
\[15\,\,000 + 12\,\,000x - 12\,\,000 \le 350\,\,000\]
\[12\,\,000x \le 347\,\,000\]
\[x \le \frac{{347\,\,000}}{{12\,\,000}} = \frac{{347}}{{12}} \approx 28,92.\]
So với điều kiện \[x > 0,\] và số ki-lô-mét là số nguyên nên \(x = 28.\)
Vậy với 350 000 đồng thì hành khách có thể di chuyển được tối đa 28 ki-lô-mét.