Trắc nghiệm Toán 9 Kết nối tri thức Bài 7. Căn bậc hai và căn thức bậc hai có đáp án
Trắc nghiệm Toán 9 Kết nối tri thức Bài 7. Căn bậc hai và căn thức bậc hai có đáp án
-
51 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
I. Nhận biết
Căn bậc hai của một số \(a\) không âm là
Đáp án đúng là: D
Căn bậc hai của một số \(a\) không âm (hay \(a \ge 0\)) là \(\sqrt a \) và \( - \sqrt a \).
Câu 2:
Giá trị biểu thức \(\sqrt {64} \) bằng
Đáp án đúng là: B
Ta có \(\sqrt {64} = \sqrt {{8^2}} = 8\).
Vậy giá trị của biểu thức \(\sqrt {64} \) là 8.
Câu 3:
Căn bậc hai của \({\left( { - 5} \right)^2}\) bằng
Đáp án đúng là: D
Ta có \({\left( { - 5} \right)^2} = 25\).
Do \({5^2} = 25\) nên 25 có hai căn bậc hai là 5 và –5.
Vậy căn bậc hai của \({\left( { - 5} \right)^2}\) là 5 và –5.
Câu 4:
Đẳng thức nào sau đây đúng?
Đáp án đúng là: A
Ta có \(\sqrt {81} = \sqrt {{9^2}} = 9\).
Vậy đáp án đúng là A.
Câu 5:
Điều kiện xác định của biểu thức \(\sqrt { - 12x + 5} \) là
Đáp án đúng là: B
Để biểu thức \(\sqrt { - 12x + 5} \) xác định thì \( - 12x + 5 \ge 0\).
\( - 12x \ge - 5\)
\(x \le \frac{5}{{12}}\)
Vậy biểu thức \(\sqrt { - 12x + 5} \) xác định khi \(x \le \frac{5}{{12}}\).
Câu 6:
II. Thông hiểu
Giá trị của biểu thức \(\sqrt {{{\left( { - 6} \right)}^2}{{.3}^2}} \) bằng
Đáp án đúng là: C
Ta có \[\sqrt {{{\left( { - 6} \right)}^2}{{.3}^2}} = \sqrt {{{\left[ {\left( { - 6} \right).3} \right]}^2}} = \sqrt {{{\left( { - 18} \right)}^2}} = \sqrt {{{18}^2}} = 18\].
Vậy giá trị của biểu thức \(\sqrt {{{\left( { - 6} \right)}^2}{{.3}^2}} \) bằng 18.
Câu 7:
Rút gọn biểu thức \(\sqrt {{a^2}{{\left( {5 - a} \right)}^2}} \) với \(a > 5\) ta được
Đáp án đúng là: C
Ta có \(\sqrt {{a^2}{{\left( {5 - a} \right)}^2}} = \sqrt {{{\left[ {a\left( {5 - a} \right)} \right]}^2}} \)
\( = \sqrt {{{\left[ {a\left( {a - 5} \right)} \right]}^2}} = a\left( {a - 5} \right)\) (do \(a > 5\) nên \(a\left( {a - 5} \right) > 0\)).
Vậy \(\sqrt {{a^2}{{\left( {5 - a} \right)}^2}} = a\left( {a - 5} \right)\).
Câu 8:
Giá trị biểu thức \(\sqrt {\frac{{5{a^6}}}{{4{b^2}}}} \) với \(b \ne 0\) bằng
Đáp án đúng là: D
Với \(b \ne 0\), ta có: \[\sqrt {\frac{{5{a^6}}}{{4{b^2}}}} = \sqrt {\frac{{{{\left( {\sqrt 5 {a^3}} \right)}^2}}}{{{{\left( {2b} \right)}^2}}}} = \sqrt {{{\left( {\frac{{\sqrt 5 {a^3}}}{{2b}}} \right)}^2}} = \left| {\frac{{\sqrt 5 {a^3}}}{{2b}}} \right| = \frac{{\sqrt 5 }}{2}{a^2}\left| {\frac{a}{b}} \right|\].
Vậy \[\sqrt {\frac{{5{a^6}}}{{4{b^2}}}} = \frac{{\sqrt 5 }}{2}{a^2}\left| {\frac{a}{b}} \right|\].
Câu 9:
Rút gọn của biểu thức \(\sqrt {{x^2}} + x - 2024\) với \(x < 0\) là
Đáp án đúng là: C
Ta có \(\sqrt {{x^2}} + x - 2024 = \left| x \right| + x - 2024\)
Do \(x < 0\) nên \(\left| x \right| = - x\).
Do đó \(\sqrt {{x^2}} + x - 2024 = - x + x - 2024 = - 2024\).
Vậy với \(x < 0\) thì \(\sqrt {{x^2}} + x - 2024 = - 2024\).
Câu 10:
Giá trị của \[x\] để biểu thức \(\frac{x}{{x + 2}} + \sqrt {x - 2} \) có nghĩa là
Đáp án đúng là: A
Ta thấy \(x + 2 \ne 0\) khi \(x \ne - 2\) và \(x - 2 \ge 0\) khi \(x \ge 2\).
Do đó, biểu thức \(\frac{x}{{x + 2}} + \sqrt {x - 2} \) xác định khi \(x \ge 2\).
Câu 11:
Giá trị biểu thức \(\sqrt {\frac{{1 - 2x}}{{{x^2}}}} \) khi \(x = - 2\) là
Đáp án đúng là: A
ĐKXĐ: \(x \ne 0\).
Thay \(x = - 2\) (TMĐK) vào biểu thức \(\sqrt {\frac{{1 - 2x}}{{{x^2}}}} \) ta được:
\[\sqrt {\frac{{1 - 2x}}{{{x^2}}}} = \sqrt {\frac{{1 - 2.\left( { - 2} \right)}}{{{{\left( { - 2} \right)}^2}}}} = \sqrt {\frac{5}{4}} = \sqrt {{{\left( {\frac{{\sqrt 5 }}{2}} \right)}^2}} = \frac{{\sqrt 5 }}{2}\].
Vậy với \(x = - 2\) thì \[\sqrt {\frac{{1 - 2x}}{{{x^2}}}} = \frac{{\sqrt 5 }}{2}\].
Câu 12:
Sử dụng máy tính cầm tay, ta tính được giá trị của biểu thức \[\sqrt 2 + \frac{{\sqrt 3 }}{2} + \frac{{\sqrt 4 }}{3}\] là bao nhiêu? (kết quả làm tròn đến hai chữ số thập phân)
Đáp án đúng là: B
Bấm máy tính theo thứ tự dưới đây:
Ta được kết quả như sau:
Vậy
\[\sqrt 2 + \frac{{\sqrt 3 }}{2} + \frac{{\sqrt 4 }}{3} \approx 2,95\].
Câu 13:
III. Vận dụng
Đại Kim tự tháp Giza là Kim tự tháp Ai Cập lớn nhất và là lăng mộ của Vương triều thứ Tư của pharaoh Khufu. Nền kim tự tháp có dạng hình vuông với diện tích khoảng \[53\,\,052{\rm{ }}{{\rm{m}}^{\rm{2}}}{\rm{.}}\]
(Nguồn: https://vi.wikipedia.org)
Độ dài cạnh của nền kim tự tháp đó là bao nhiêu? (làm tròn kết quả đến hàng phần mười)
Đáp án đúng là: A
Gọi \[a\,\,\left( {\rm{m}} \right)\] là độ dài cạnh của nền kim tự tháp dạng hình vuông \[\left( {a > 0} \right)\].
Diện tích của nền kim tự tháp đó là \[{a^2}\,\,\left( {{{\rm{m}}^{\rm{2}}}} \right){\rm{.}}\]
Theo bài ra, ta có: \({a^2} = 53\,\,052\)
Suy ra \(a = \sqrt {53052} \approx 230,3\) (m).
Vậy độ dài cạnh của nền kim tự tháp đó là khoảng \[230,3{\rm{ m}}.\]
Câu 14:
Trong Vật lí, quãng đường \(S\) (tính bằng mét) của một vật rơi tự do được cho bởi công thức\(S = 4,9{t^2}\), trong đó \[t\] là thời gian rơi (tính bằng giây). Thời gian để vật chạm đất nếu được thả rơi tự do từ độ cao 122,5 mét là
Đáp án đúng là: C
Quãng đường vật rơi tự do từ độ cao 122,5 mét đến khi chạm đất là \[S = 122,5\] (mét).
Từ công thức \(S = 4,9{t^2}\), ta có:
\(122,5 = 4,9{t^2}\)
\({t^2} = \frac{{122,5}}{{4,9}}\)
\({t^2} = 25\)
\(t = \sqrt {25} \)
\(t = 5\) (giây)
Vậy sau 5 giây thì vật sẽ chạm đất nếu được thả rơi tự do từ độ cao 122,5 mét.
Câu 15:
Vận tốc m/s của một vật đang bay được cho bởi công thức
\(v = \sqrt {\frac{{2E}}{m}} \).
Trong đó \[E\] là động năng của vật (tính bằng Joule, kí hiệu là J);
\[m\] là khối lượng của vật \[\left( {{\rm{kg}}} \right)\].
Vận tốc bay của một vật khi biết vật đó có khối lượng 3 kg và động năng 54 J là
Đáp án đúng là: A
Vận tốc bay của một vật khi biết vật đó có khối lượng 3 kg và động năng 54 J là:
\[v = \sqrt {\frac{{2 \cdot 54}}{3}} = \sqrt {\frac{{108}}{3}} = \sqrt {36} = 6\,\,\left( {{\rm{m/}}\,{\rm{s}}} \right)\]
Vậy vận tốc bay của vật đó là 6 m/s.