Thứ năm, 19/12/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 9 Toán Trắc nghiệm Toán 9 Cánh diều Bài tập cuối chương I có đáp án

Trắc nghiệm Toán 9 Cánh diều Bài tập cuối chương I có đáp án

Trắc nghiệm Toán 9 Cánh diều Bài tập cuối chương I có đáp án

  • 38 lượt thi

  • 15 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

I. Nhận biết

Điều kiện xác định của phương trình \[\frac{1}{x} - \frac{2}{3} = \frac{{5{x^2}}}{{x - 4}}\] là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Điều kiện xác định của phương trình \[\frac{1}{x} - \frac{2}{3} = \frac{{5{x^2}}}{{x - 4}}\] là \[x \ne 0\] và \[x - 4 \ne 0.\]

Tức là, \[x \ne 0\] và \[x \ne 4.\]

Vậy ta chọn phương án D.


Câu 2:

Hệ số \[a,b\] và \[c\] tương ứng của phương trình bậc nhất hai ẩn \[ - 7x - 12 = 0\] là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Phương trình bậc nhất hai ẩn \[x,y\] là hệ thức dạng \[ax + by = c\] với \[a \ne 0\] hoặc \[b \ne 0.\]

Ta viết phương trình \[ - 7x - 12 = 0\] thành \( - 7x + 0y = 12\).

Do đó, ta có \[a = - 7,\,\,b = 0,\,\,c = 12.\]

Vậy ta chọn phương án A.


Câu 3:

Cặp số nào sau đây là nghiệm của phương trình \[3x - 2y + 1 = 0?\]

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

⦁ Thay \[x = - 1,y = 1\] vào phương trình \[3x - 2y + 1 = 0,\] ta được:

\[3 \cdot \left( { - 1} \right) - 2 \cdot 1 + 1 = - 4 \ne 0.\]

Do đó cặp số \[\left( { - 1;1} \right)\] không là nghiệm của phương trình \[3x - 2y + 1 = 0.\]

⦁ Thay \[x = 5,y = 3\] vào phương trình \[3x - 2y + 1 = 0,\] ta được:

\[3 \cdot 5 - 2 \cdot 3 + 1 = 10 \ne 0.\]

Do đó cặp số \[\left( {5;3} \right)\] không là nghiệm của phương trình \[3x - 2y + 1 = 0.\]

⦁ Thay \[x = 0,y = 1\] vào phương trình \[3x - 2y + 1 = 0,\] ta được:

\[3 \cdot 0 - 2 \cdot 1 + 1 = - 1 \ne 0.\]

Do đó cặp số \[\left( {0;1} \right)\] không là nghiệm của phương trình \[3x - 2y + 1 = 0.\]

⦁ Thay \[x = - 1,y = - 1\] vào phương trình \[3x - 2y + 1 = 0,\] ta được:

\[3 \cdot \left( { - 1} \right) - 2 \cdot \left( { - 1} \right) + 1 = 0\] (đúng).

Do đó cặp số \[\left( { - 1; - 1} \right)\] là nghiệm của phương trình \[3x - 2y + 1 = 0.\]

Vậy ta chọn phương án D.


Câu 4:

Cho hệ phương trình \[\left\{ \begin{array}{l}2x + 9y = 10\\5y - 3x = - 6\end{array} \right.,\] hệ số \[a,b,c\] và \[a',b',c'\] của hệ phương trình theo dạng hệ hai phương trình bậc nhất một ẩn là là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Ta viết hệ phương trình \[\left\{ \begin{array}{l}2x + 9y = 10\\5y - 3x = - 6\end{array} \right.\] thành \[\left\{ \begin{array}{l}2x + 9y = 10\\ - 3x + 5y = - 6\end{array} \right.\] có dạng \[\left\{ \begin{array}{l}ax + by = c\\a'x + b'y = c'\end{array} \right..\]

Trong đó, \[a = 2,b = 9,c = 10\] và \[a' = - 3,b' = 5,c' = - 6.\]

Vậy ta chọn phương án B.


Câu 5:

Cặp số \[\left( {1; - 5} \right)\] là nghiệm của hệ phương trình nào trong các hệ phương trình sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

⦁ Thay \[x = 1,y = - 5\] vào phương trình \[x - 5y = 13,\] ta được: \[1 - 5 \cdot \left( { - 5} \right) = 26 \ne 13.\]

Do đó cặp số \[\left( {1; - 5} \right)\] không là nghiệm của hệ phương trình ở các phương án A, B.

⦁ Thay \[x = 1,y = - 5\] vào mỗi phương trình trong hệ ở phương án C, ta được:

\[1 - \left( { - 5} \right) = 6\] (đúng);

\[2 \cdot 1 + \left( { - 5} \right) = - 3\] (đúng).

Do đó cặp số \[\left( {1; - 5} \right)\] là nghiệm của từng phương trình trong hệ phương trình ở phương án C.

Vì vậy cặp số \[\left( {1; - 5} \right)\] là nghiệm của hệ phương trình ở phương án C.

⦁ Thay \[x = 1,y = - 5\] vào phương trình \[x + y = 8,\] ta được: \[1 + \left( { - 5} \right) = - 4 \ne 8\]

Do đó cặp số \[\left( {1; - 5} \right)\] không là nghiệm của hệ phương trình ở phương án D.

Vậy ta chọn phương án C.


Câu 6:

II. Thông hiểu

Mỗi nghiệm của phương trình \[7x + 0y = 4\] được biểu diễn bởi một điểm nằm trên đường thẳng có đồ thị là hình vẽ nào trong các hình vẽ sau?

Mỗi nghiệm của phương trình  7 x + 0 y = 4  được biểu diễn bởi một điểm nằm trên đường thẳng có đồ thị là hình vẽ nào trong các hình vẽ sau? (ảnh 1)
Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Ta có: \[7x + 0y = 4\] hay \[7x = 4,\] tức là \[x = \frac{4}{7}.\]

Mỗi nghiệm của phương trình \[7x + 0y = 4\] được biểu diễn bởi một điểm nằm trên đường thẳng \[x = \frac{4}{7}\] (Hình 4).

Vậy ta chọn phương án D.


Câu 7:

Điểm \[M\left( {1;3} \right)\] không thuộc đường thẳng nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Với \[x = 1,y = 3,\] ta có: \[3x + y = 3 \cdot 1 + 3 = 6.\]

Suy ra \[M\left( {1;3} \right)\] thuộc đường thẳng có phương trình là \[3x + y = 6.\]

Vậy ta chọn phương án D.


Câu 8:

Với giá trị nào của \[{x_0}\] để cặp số \[\left( {{x_0}; - 2} \right)\] là nghiệm của phương trình \[x - 7y = 21?\]

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Thay \[x = {x_0},y = - 2\] vào phương trình đã cho, ta có:

\[{x_0} - 7 \cdot \left( { - 2} \right) = 21\] hay \[{x_0} = 7.\]

Vậy ta chọn phương án A.


Câu 9:

Phương trình \[{x^2} - 3x = 2x - 6\] có nghiệm là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Cách 1. ⦁ Thay \[x = 3\] vào phương trình đã cho, ta được: \[{3^2} - 3 \cdot 3 = 2 \cdot 3 - 6,\] tức là \[0 = 0\] (đúng).

Do đó \[x = 3\] là một nghiệm của phương trình \[{x^2} - 3x = 2x - 6.\]

⦁ Thay \[x = 2\] vào phương trình đã cho, ta được: \[{2^2} - 3 \cdot 2 = 2 \cdot 2 - 6,\] tức là \[ - 2 = - 2\] (đúng).

Do đó \[x = 2\] là một nghiệm của phương trình \[{x^2} - 3x = 2x - 6.\]

⦁ Thay \[x = - 2\] vào phương trình đã cho, ta được: \[{\left( { - 2} \right)^2} - 3 \cdot \left( { - 2} \right) = 2 \cdot \left( { - 2} \right) - 6,\] tức là \[10 = - 10\] (vô lí).

Do đó \[x = - 2\] không là nghiệm của phương trình \[{x^2} - 3x = 2x - 6.\]

Vậy ta chọn phương án A.

Cách 2. Giải phương trình:

\[{x^2} - 3x = 2x - 6\]

\[x\left( {x - 3} \right) = 2\left( {x - 3} \right)\]

\[x\left( {x - 3} \right) - 2\left( {x - 3} \right) = 0\]

\[\left( {x - 3} \right)\left( {x - 2} \right) = 0.\]

\[x - 3 = 0\] hoặc \[x - 2 = 0\]

\[x = 3\] hoặc \[x = 2.\]

Vậy phương trình đã cho có hai nghiệm là \[x = 3\] và \[x = 2.\]

Do đó ta chọn phương án A.


Câu 10:

Cho hệ phương trình \[\left\{ \begin{array}{l} - x - 3y = 2\\5x + 9y = - 11\end{array} \right..\] Khi giải hệ phương trình bằng phương pháp thế (biểu diễn \(x\) theo \(y)\), ta được phương trình ẩn \(y\) là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Ta có: \[\left\{ \begin{array}{l} - x - 3y = 2\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\left( 1 \right)\\5x + 9y = - 11\,\,\,\,\,\,\,\,\left( 2 \right)\end{array} \right.\]

Từ phương trình (1), ta có: \[x = - 3y - 2\] (3)

Thế (3) vào phương trình (2), ta được:

\[5 \cdot \left( { - 3y - 2} \right) + 9y = - 11\]

\[ - 15y - 10 + 9y = - 11\]

\[ - 6y = - 1.\]

Vậy ta chọn phương án C.


Câu 11:

Cho hệ phương trình \[\left\{ \begin{array}{l}\left( {x - 1} \right)\left( {y + 1} \right) = xy + 4\\\left( {x + 2} \right)\left( {y - 1} \right) = xy - 10\end{array} \right..\] Nghiệm của hệ phương trình trên là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Ta có: \[\left\{ \begin{array}{l}\left( {x - 1} \right)\left( {y + 1} \right) = xy + 4\\\left( {x + 2} \right)\left( {y - 1} \right) = xy - 10\end{array} \right.\]

Hay \[\left\{ \begin{array}{l}xy + x - y - 1 = xy + 4\\xy - x + 2y - 2 = xy - 10\end{array} \right.\]

Khi đó \[\left\{ \begin{array}{l}x - y = 5\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\left( 1 \right)\\ - x + 2y = - 8\,\,\,\,\,\,\,\,\,\left( 2 \right)\end{array} \right.\]

Để tìm được nghiệm của hệ phương trình trên, ta có hai cách như sau:

Cách 1. Sử dụng máy tính cầm tay, lần lượt bấm các phím

 MODE   5    1      1    =      1    =  5  =      1    =    2    =      8    =  =

Trên màn hình hiện lên kết quả \(x = 2\), ta ấn tiếp phím = thì màn hình hiện lên kết quả \(y = - 3\).

Như vậy cặp số \[\left( {2; - 3} \right)\] là nghiệm của hệ phương trình \[\left\{ \begin{array}{l}x - y = 5\\ - x + 2y = - 8\end{array} \right.\].

Vậy ta chọn phương án B.

Cách 2. Giải hệ phương trình:

Cộng từng vế của hai phương trình của hệ, ta được: \[y = - 3.\]

Thay \[y = - 3\] vào phương trình (1), ta được: \[x - \left( { - 3} \right) = 5\] hay \[x = 2.\]

Vậy hệ phương trình đã cho có nghiệm là \[\left( {x;y} \right) = \left( {2; - 3} \right).\]

Do đó ta chọn phương án B.


Câu 12:

Để giải hệ phương trình \[\left\{ \begin{array}{l}x - 7y = 9\\3x - 5y = 6\end{array} \right.\] bằng máy tính cầm tay, ta ấn liên tiếp các phím:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Ta ấn liên tiếp các phím: MODE  5  1  1  =    7  =  9  =  3  =    5  =  6  =  =.

Ta thấy màn hình hiện ra kết quả \[x = - \frac{3}{{16}}.\]

Ấn tiếp phím = ta thấy trên màn hình hiện ra kết quả \[y = - \frac{{21}}{{16}}.\]

Vậy để giải hệ phương trình đã cho bằng máy tính cầm tay, ta ấn liên tiếp các phím:

MODE  5  1  1  =    7  =  9  =  3  =    5  =  6  =  =  =.

Do đó ta chọn phương án C.


Câu 13:

III. Vận dụng

Cho phương trình \[\frac{1}{{x + 1}} - \frac{{2{x^2} - m}}{{{x^3} + 1}} = \frac{4}{{{x^2} - x + 1}}.\] Biết \[x = 0\] là một nghiệm của phương trình. Nghiệm còn lại là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Với \[x = 0,\] ta có:

\[\frac{1}{{0 + 1}} - \frac{{2 \cdot {0^2} - m}}{{{0^3} + 1}} = \frac{4}{{{0^2} - 0 + 1}}.\]

\[1 - \left( { - m} \right) = 4\]

\[1 + m = 4\]

\[m = 3.\]

Với \[m = 3,\] ta có phương trình: \[\frac{1}{{x + 1}} - \frac{{2{x^2} - 3}}{{{x^3} + 1}} = \frac{4}{{{x^2} - x + 1}}\] (1)

Điều kiện xác định: \[x \ne - 1.\]

Từ (1), ta có:

\[\frac{1}{{x + 1}} - \frac{{2{x^2} - 3}}{{\left( {x + 1} \right)\left( {{x^2} - x + 1} \right)}} = \frac{4}{{{x^2} - x + 1}}\]

\[\frac{{{x^2} - x + 1}}{{\left( {x + 1} \right)\left( {{x^2} - x + 1} \right)}} - \frac{{2{x^2} - 3}}{{\left( {x + 1} \right)\left( {{x^2} - x + 1} \right)}} = \frac{{4\left( {x + 1} \right)}}{{\left( {x + 1} \right)\left( {{x^2} - x + 1} \right)}}\]

\[{x^2} - x + 1 - \left( {2{x^2} - 3} \right) = 4\left( {x + 1} \right)\]

\[{x^2} - x + 1 - 2{x^2} + 3 = 4x + 4\]

\[ - {x^2} - 5x = 0\]

\[ - x\left( {x + 5} \right) = 0\]

\[x = 0\] hoặc \[x + 5 = 0\]

\[x = 0\] hoặc \[x = - 5.\]

Do đó phương trình (2) có hai nghiệm là \[x = 0\] và \[x = - 5.\]

Ta thấy, hai nghiệm \[x = 0\] và \[x = - 5\] đều thỏa mãn điều kiện của phương trình (1).

Vậy nghiệm còn lại của phương trình đã cho là \[x = - 5.\]

Do đó ta chọn phương án A.


Câu 14:

Với giá trị dương nào của \[m\] thì phương trình \[2x - {\left( {m - 2} \right)^2}y = 5\] nhận cặp số \[\left( { - 10; - 1} \right)\] làm nghiệm?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Thay \[x = - 10,y = - 1\] vào phương trình đã cho, ta được:

\[2 \cdot \left( { - 10} \right) - {\left( {m - 2} \right)^2} \cdot \left( { - 1} \right) = 5\]

\[ - 20 + {\left( {m - 2} \right)^2} = 5\]

\[{m^2} - 4m + 4 - 25 = 0\]

\[{m^2} - 4m - 21 = 0\]

\[{m^2} + 3m - 7m - 21 = 0\]

\[m\left( {m + 3} \right) - 7\left( {m + 3} \right) = 0\]

\[\left( {m + 3} \right)\left( {m - 7} \right) = 0\]

\(m + 3 = 0\) hoặc \(m - 7 = 0\)

\[m = - 3\] hoặc \[m = 7\]

So với điều kiện \[m > 0,\] ta nhận \[m = 7.\]

Vậy \[m = 7\] thỏa mãn yêu cầu bài toán.

Do đó ta chọn phương án C.


Câu 15:

Hai ngăn của một kệ sách có tổng cộng \[500\] cuốn sách. Nếu chuyển \[75\] cuốn sách từ ngăn thứ nhất sang ngăn thứ hai thì số sách ở ngăn thứ hai gấp \[3\] lần số sách ở ngăn thứ nhất. Khi đó số sách ở ngăn thứ nhất và ngăn thứ hai ban đầu lần lượt là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Gọi \[x,y\] lần lượt là số sách ở ngăn thứ nhất, ngăn thứ hai ban đầu \[\left( {x,y \in {\mathbb{N}^ * }} \right).\]

Vì tổng số sách hai ngăn là \[500\] cuốn nên ta có phương trình: \[x + y = 500\] (1)

Sau khi chuyển \[75\] cuốn sách từ ngăn thứ nhất sang ngăn thứ hai thì số sách ở ngăn thứ hai gấp \[3\] lần số sách ở ngăn thứ nhất, thì:

⦁ Số sách ở ngăn thứ nhất lúc này là \(x - 75\) (cuốn);

⦁ Số sách ở ngăn thứ hai lúc này là \(y + 75\) (cuốn).

Ta có phương trình: \[y + 75 = 3\left( {x - 75} \right)\] (2)

Từ (1) và (2), ta có hệ phương trình: \[\left\{ \begin{array}{l}x + y = 500\\y + 75 = 3\left( {x - 75} \right)\end{array} \right.\] hay \[\left\{ \begin{array}{l}x + y = 500\\3x - y = 300\end{array} \right.\]

Giải hệ phương trình trên, ta được: \[\left\{ \begin{array}{l}x = 200\\y = 300\end{array} \right.\] (thỏa mãn điều kiện \[x,y \in {\mathbb{N}^ * }).\]

Vậy lúc đầu ngăn thứ nhất có \[200\] cuốn sách, ngăn thứ hai có \[300\] cuốn sách.

Do đó ta chọn phương án A.


Bắt đầu thi ngay