IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 9 Toán Trắc nghiệm Toán 9 Kết nối tri thức Bài 3. Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình có đáp án

Trắc nghiệm Toán 9 Kết nối tri thức Bài 3. Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình có đáp án

Trắc nghiệm Toán 9 Kết nối tri thức Bài 3. Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình có đáp án

  • 49 lượt thi

  • 15 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

I. Nhận biết

Cho các hoạt động sau:

(1) Lập hệ phương trình và đặt điều kiện thích hợp cho ẩn.

(2) Kiểm tra điều kiện của nghiệm.

(3) Giải hệ phương trình vừa tìm được.

(4) Kết luận.

Để giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình, ta thực hiện các bước trên theo thứ tự nào?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Để giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình, ta thực hiện như sau:

Bước 1. Lập hệ phương trình:

– Chọn ẩn số (thường chọn hai ẩn số) và đặt điều kiện thích hợp cho các ẩn số.

– Biểu diễn các đại lượng chưa biết theo ẩn và các đại lượng đã biết.

– Lập hệ phương trình biểu thị mối quan hệ giữa các đại lượng.

Bước 2. Giải hệ phương trình vừa tìm được ở Bước 1.

Bước 3. Trả lời: Kiểm tra xem trong các nghiệm vừa tìm được của hệ phương trình, nghiệm nào thỏa mãn, nghiệm nào không thỏa mãn điều kiện của ẩn.

Bước 4. Kết luận.

Vậy để giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình, ta thực hiện các bước đã cho theo thứ tự (1), (3), (2), (4).

Do đó ta chọn phương án B.


Câu 2:

Cho các hoạt động sau:

(1) Biểu diễn các đại lượng chưa biết theo ẩn và các đại lượng đã biết.

(2) Đặt điều kiện thích hợp cho ẩn.

(3) Lập hệ phương trình biểu thị mối quan hệ giữa các đại lượng.

(4) Chọn ẩn số (thường chọn hai ẩn số).

Khi lập hệ phương trình để giải bài toán cách lập hệ phương trình, ta thực hiện các bước trên theo thứ tự nào?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Khi lập hệ phương trình để giải bài toán cách lập hệ phương trình, ta thực hiện như sau:

– Chọn ẩn số (thường chọn hai ẩn số).

– Đặt điều kiện thích hợp cho các ẩn số.

– Biểu diễn các đại lượng chưa biết theo ẩn và các đại lượng đã biết.

– Lập hệ phương trình biểu thị mối quan hệ giữa các đại lượng.

Vậy khi lập hệ phương trình để giải bài toán cách lập hệ phương trình, ta thực hiện các bước đã cho theo thứ tự (4), (2), (1), (3).

Do đó ta chọn phương án C.


Câu 3:

Khi giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình, kiểm tra điều kiện của nghiệm là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Khi giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình, kiểm tra điều kiện của nghiệm là kiểm tra xem trong các nghiệm vừa tìm được của hệ phương trình, nghiệm nào thỏa mãn, nghiệm nào không thỏa mãn điều kiện của ẩn.

Vậy ta chọn phương án A.


Câu 4:

Một nhóm học sinh mua tổng cộng \[15\] cốc trà sữa và hồng trà. Giá của cốc trà sữa, hồng trà lần lượt là \[25\,\,000\] đồng và \[22\,\,000\] đồng. Tổng số tiền nhóm học sinh đó phải trả là \[363\,\,000\] đồng. Gọi \[x,y\] lần lượt là số cốc trà sữa và hồng trà nhóm học sinh đó đã mua. Khi đó điều kiện của hai ẩn \[x,y\] là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Vì số cốc trà sữa và hồng trà nhóm học sinh đó đã mua là số tự nhiên nên ta có \[x,y \in \mathbb{N}\] (1)

Vì nhóm học sinh đó mua tổng cộng 15 cốc trà sữa và hồng trà nên \[x \le 15,y \le 15\] (2)

Từ (1), (2), ta thu được điều kiện của hai ẩn \[x,y\] là \[x,y \in \mathbb{N}\] và \[x \le 15,y \le 15.\]

Do đó ta chọn phương án B.


Câu 6:

II. Thông hiểu

Một đoàn xe cần vận chuyển hàng hóa thiết yếu tới các vùng có lũ. Nếu xếp mỗi xe \[15\] tấn thì còn thừa lại \[5\] tấn, còn nếu xếp mỗi xe \[16\] tấn thì chở được thêm \[3\] tấn nữa. Gọi \(x\) và \(y\) lần lượt là số xe và số tấn hàng cần vận chuyển. Khi đó hệ phương trình biểu diễn mối quan hệ giữa \(x\) và \(y\) là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Xếp mỗi xe \[15\] tấn thì còn thừa lại \[5\] tấn, suy ra số hàng chở được là \[15x\] tấn.

Do đó ta có phương trình \[15x = y - 5\] hay \[15x - y = - 5\] (1)

Xếp mỗi xe \[16\] tấn thì chở được thêm \[3\] tấn nữa, suy ra số hàng chở được là \[16x\] tấn.

Do đó ta có phương trình \[16x = y + 3\] hay \[16x - y = 3\] (2)

Từ (1), (2), ta có hệ phương trình \[\left\{ \begin{array}{l}15x - y = - 5\\16x - y = 3.\end{array} \right.\]

Vậy ta chọn phương án A.


Câu 7:

Một ô tô dự định đi từ \[A\] đến \[B\] trong một thời gian nhất định với một vận tốc xác định.

Dữ kiện 1. Nếu ô tô tăng vận tốc thêm \[15\] km/h thì sẽ đến \[B\] sớm hơn \[2\] giờ so với dự định.

Dữ kiện 2. Nếu ô tô giảm vận tốc đi \[5\] km/h thì sẽ đến \[B\] muộn \[1\] giờ so với dự định.

Gọi \(x\) và \[y\] lần lượt là vận tốc dự định và thời gian dự định của ô tô đi hết quãng đường \[AB\].

Khẳng định nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Quãng đường \[AB\] là \[xy\] (km).

⦁ Nếu ô tô tăng vận tốc thêm \[15\] km/h thì vận tốc của ô tô là \[x + 15\] (km/h).

Khi đó ô tô đến \[B\] sớm hơn dự định là \[2\] giờ nên thời gian ô tô đi từ \[A\] đến \[B\] là \[y - 2\] (giờ).

Vì vậy ta có phương trình \[\left( {x + 15} \right)\left( {y - 2} \right) = xy\] hay \[xy - 2x + 15y - 30 = xy.\]

Tức là, \[ - 2x + 15y = 30\] (1)

⦁ Nếu ô tô giảm vận tốc đi \[5\] km/h thì vận tốc của ô tô là \[x - 5\] (km/h).

Khi đó ô đến \[B\] muộn hơn dự định là \[1\] giờ nên thời gian ô tô đi là \[y + 1\] (giờ).

Vì vậy ta có phương trình \[\left( {x - 5} \right)\left( {y + 1} \right) = xy\] hay \[xy + x - 5y - 5 = xy.\]

Tức là, \[x - 5y = 5\] (2)

Từ (1), (2), ta có hệ phương trình \[\left\{ \begin{array}{l} - 2x + 15y = 30\\x - 5y = 5.\end{array} \right.\]

Vậy ta chọn phương án B.


Câu 8:

Một sàn phòng hội trường dạng hình chữ nhật có chu vi \[330\] m. Biết chiều dài hơn chiều rộng sàn phòng hội trường là \[3\] m. Gọi \(x\) và \(y\) lần lượt là chiều dài và chiều rộng của sàn phòng hội trường. Khẳng định nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Nửa chu vi của sàn phòng hội trường là: \[330:2 = 165\] (m)

Vì nửa chu vi của sàn phòng hội trường là \[165\] m nên ta có phương trình \[x + y = 165\] (1)

Vì sàn phòng hội trường có chiều dài hơn chiều rộng \[3\] m nên ta có phương trình \[x - y = 3\] (2)

Từ (1), (2), ta có hệ phương trình \[\left\{ \begin{array}{l}x + y = 165\,\,\,\,\,\,\,\,\,\left( 1 \right)\\x - y = 3\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\left( 2 \right)\end{array} \right.\]

Vậy ta chọn phương án A.


Câu 9:

Một khu đất dạng hình chữ nhật có chu vi \[270\] m. Biết chiều dài gấp \[5\] lần chiều rộng. Gọi \(x\) và \(y\) lần lượt là chiều dài, chiều rộng của khu đất. Cho các khẳng định sau:

(i) Từ dữ kiện khu đất có chu vi \[270\] m ta có phương trình \[x + y = 270\].

(ii) Từ dữ kiện khu đất có chiều dài gấp \[5\] lần chiều rộng ta có phương trình \[x = 5y\].

(iii) Hệ phương trình biểu diễn mối quan hệ giữa \(x\) và \(y\) là \[\left\{ \begin{array}{l}x + y = 270\\x = 5y.\end{array} \right.\]

Có bao nhiêu khẳng định đúng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Gọi chiều dài, chiều rộng của khu đất lần lượt là \[x\] (m), \[y\] (m).

Điều kiện: \[x > y > 0.\]

Nửa chu vi của khu đất là: \[270:2 = 135\] (m)

Vì nửa chu vi của khu đất là \[135\] m nên ta có phương trình \[x + y = 135\] (1)

Vì khu đất có chiều dài gấp \[5\] lần chiều rộng nên ta có phương trình \[x = 5y\] (2)

Từ (1), (2), ta có hệ phương trình \[\left\{ \begin{array}{l}x + y = 135\\x = 5y.\end{array} \right.\]

Như vậy chỉ có khẳng định (ii) là đúng.

Vậy ta chọn phương án B.


Câu 10:

Hai người thợ quét sơn một ngôi nhà. Nếu họ cùng làm trong \[6\] ngày thì xong công việc. Hai người làm cùng nhau trong \[3\] ngày thì người thứ nhất được chuyển đi làm công việc khác, người thứ hai làm một mình trong \[4\] ngày nữa thì hoàn thành công việc. Gọi \(x\) và \(y\) lần lượt là thời gian người thứ nhất và người thứ hai làm một mình hoàn thành công việc. Khi đó hệ phương trình biểu diễn mối quan hệ giữa \(x\) và \(y\) là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Trong một ngày, người thứ nhất làm một mình được \(\frac{1}{x}\) (công việc).

Trong một ngày, người thứ hai làm một mình được \(\frac{1}{y}\) (công việc).

Trong một ngày, cả hai người làm được \[\frac{1}{x} + \frac{1}{y}\] (công việc).

Vì hai người cùng làm trong \[6\] ngày thì xong công việc nên trong một ngày, cả hai người hoàn thành được \[\frac{1}{6}\] công việc.

Do đó ta có phương trình \[\frac{1}{x} + \frac{1}{y} = \frac{1}{6}\] (1)

Vì người thứ nhất làm trong \[3\] ngày và người hai làm trong \[3 + 4 = 7\] ngày thì hoàn thành công việc nên ta có phương trình \[\frac{3}{x} + \frac{7}{y} = 1\] (2)

Từ (1), (2), ta có hệ phương trình \[\left\{ \begin{array}{l}\frac{1}{x} + \frac{1}{y} = \frac{1}{6}\\\frac{3}{x} + \frac{7}{y} = 1.\end{array} \right.\]

Vậy ta chọn phương án D.


Câu 11:

Theo kế hoạch, hai tổ sản xuất phải làm \[700\] sản phẩm. Nhưng do tổ một vượt mức \[15\% \] so với kế hoạch và tổ hai vượt mức \[20\% \] nên cả hai tổ đã làm được \[820\] sản phẩm. Gọi \[x,y\] (sản phẩm) lần lượt là số sản phẩm tổ một, tổ hai lần lượt làm theo kế hoạch. Khẳng định nào sau đây là đúng về hệ phương trình biểu diễn mối quan hệ giữa \(x\) và \(y\)?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Theo kế hoạch hai tổ phải sản xuất \[700\] sản phẩm, nên ta có phương trình \[x + y = 700\] (1)

Vì tổ một vượt mức \[15\% \] và tổ hai vượt mức \[20\% \] nên cả hai tổ làm được \[820\] sản phẩm nên ta có phương trình \[\left( {100\% + 15\% } \right)x + \left( {100\% + 20\% } \right)y = 820\] hay \[\frac{{23}}{{20}}x + \frac{6}{5}y = 820\] (2)

Từ (1), (2), ta có hệ phương trình \[\left\{ \begin{array}{l}x + y = 700\\\frac{{23}}{{20}}x + \frac{6}{5}y = 820.\end{array} \right.\]

Vậy ta chọn phương án C.


Câu 12:

Bạn Bình mua một quyển từ điển và một món đồ chơi với tổng số tiền theo giá niêm yết là \[750\] nghìn đồng. Vì Bình mua đúng dịp cửa hàng có chương trình khuyến mại nên khi thanh toán giá quyển từ điển được giảm \[20\% ,\] giá món đồ chơi được giảm \[10\% .\] Do đó Bình chỉ phải trả \[630\]nghìn đồng. Gọi \[x,y\] lần lượt là giá gốc của quyển từ điển và món đồ chơi. Khẳng định nào sau đây là đúng về hệ phương trình biểu diễn mối quan hệ giữa \(x\) và \(y\)?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Gọi giá gốc của quyển từ điển và món đồ chơi lần lượt là \[x,y\] (nghìn đồng).

Điều kiện: \[0 < x,y < 750.\]

Tổng số tiền của quyển từ điển và món đồ chơi là \[750\] nghìn đồng, nên ta có phương trình \[x + y = 750\] (1)

Do quyển từ điển được giảm \[20\% \] và món đồ chơi được giảm \[10\% \] nên Bình chỉ trả \[630\] nghìn đồng. Khi đó ta có phương trình \[\left( {100\% - 20\% } \right)x + \left( {100\% - 10\% } \right)y = 630\] hay \[\frac{4}{5}x + \frac{9}{{10}}y = 630\] (2)

Từ (1), (2) ta có hệ phương trình \[\left\{ \begin{array}{l}x + y = 750\\\frac{4}{5}x + \frac{9}{{10}}y = 630.\end{array} \right.\]

⦁ Khi nhân hai vế của phương trình thứ hai với 10, ta được hệ phương trình \[\left\{ \begin{array}{l}x + y = 750\\8x + 9y = 6\,\,300.\end{array} \right.\]

⦁ Khi nhân hai vế của phương trình thứ nhất với \(\frac{4}{5}\), ta được hệ phương trình \[\left\{ \begin{array}{l}\frac{4}{5}x + \frac{4}{5}y = 600\\\frac{4}{5}x + \frac{9}{{10}}y = 630.\end{array} \right.\]

Do đó cả A, B, C đều đúng.

Vậy ta chọn phương án D.


Câu 13:

III. Vận dụng

Một phòng học có \[200\] ghế được xếp thành từng dãy, số ghế ở mỗi dãy như nhau. Nếu kê thêm \[2\] dãy và mỗi dãy tăng thêm \[1\] ghế thì kê được \[242\] ghế. Kết luận nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Gọi \[x,y\] lần lượt là số dãy và số ghế trong một dãy \[\left( {x \in {\mathbb{N}^*},\,\,y \in {\mathbb{N}^*}} \right).\]

Vì phòng học có tất cả \[200\] ghế nên ta có \[xy = 200\] (1)

Nếu kê thêm \[2\] dãy và mỗi dãy tăng thêm \[1\] ghế thì kê được \[242\] ghế nên ta có phương trình

\[\left( {x + 2} \right)\left( {y + 1} \right) = 242\] hay \[xy + x + 2y + 2 = 242\]

Tức là, \[xy + x + 2y = 240\] (2)

Thế \[xy = 200\] vào phương trình (2), ta được \[200 + x + 2y = 240\] hay \[x + 2y = 40\] (3)

Từ (1), (3), ta có hệ phương trình \[\left\{ \begin{array}{l}xy = 200\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\left( 1 \right)\\x + 2y = 40\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\left( 3 \right)\end{array} \right.\]

Từ phương trình (3), ta có \[x = 40 - 2y\] (*)

Thế (*) vào phương trình (1), ta được \[\left( {40 - 2y} \right)y = 200\] hay \[2{y^2} - 40y + 200 = 0.\]

Giải phương trình:

\[2{y^2} - 40y + 200 = 0\]

\[{y^2} - 20y + 100 = 0.\]

\[{\left( {y - 10} \right)^2} = 0.\]

\[y - 10 = 0.\]

\[y = 10\] (thỏa mãn điều kiện)

Với \[y = 10\], ta có \[x = 40 - 2y = 40 - 2.10 = 20\] (thỏa mãn điều kiện).

Vậy phòng học ban đầu có \[20\] dãy ghế, mỗi dãy có \[10\] ghế.

Do đó ta chọn phương án D.


Câu 14:

Bác Xuân đến siêu thị mua một máy hút ẩm và một cái quạt cây với tổng số tiền theo giá niêm yết là \[9\] triệu đồng. Tuy nhiên do siêu thị khuyến mại để tri ân khách hàng nên giá của máy hút ẩm và quạt cây đã lần lượt được giảm \[20\% \] và \[10\% \] so với giá niêm yết. Do đó bác Xuân đã được giảm \[1,6\] triệu đồng khi mua hai sản phẩm trên. Hỏi theo giá niêm yết, nếu bác Xuân mua hai máy hút ẩm và ba cái quạt cây thì bác Xuân phải trả cho siêu thị bao nhiêu tiền?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Gọi \[x\] (triệu đồng) là giá niêm yết của máy hút ẩm và \[y\] (triệu đồng) là giá niêm yết của quạt cây \[\left( {0 < x < 9,\,\,0 < y < 9} \right).\]

Tổng số tiền của máy hút ẩm và quạt cây là \[9\] triệu đồng nên ta có phương trình \[x + y = 9\] (1)

Khi máy hút ẩm được giảm \[20\% \] so với giá niêm yết và quạt cây được giảm \[10\% \] so với giá niêm yết thì số tiền được giảm giá là 1,6 triệu đồng nên ta có phương trình:

\[20\% .x + 10\% .y = 1,6\] hay \[\frac{1}{5}x + \frac{1}{{10}}y = 1,6\] (2)

Từ (1), (2), ta có hệ phương trình \[\left\{ \begin{array}{l}x + y = 9\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\left( 1 \right)\\\frac{1}{5}x + \frac{1}{{10}}y = 1,6\,\,\,\,\,\,\,\,\left( 2 \right)\end{array} \right.\]

Từ phương trình (1), ta có \[x = 9 - y\] (*)

Thế (*) vào phương trình (2), ta được \[\frac{1}{5}\left( {9 - y} \right) + \frac{1}{{10}}y = 1,6\].

Giải phương trình:

\[\frac{1}{5}\left( {9 - y} \right) + \frac{1}{{10}}y = 1,6\]

\[\frac{9}{5} - \frac{1}{5}y + \frac{1}{{10}}y = 1,6\].

\[ - \frac{1}{{10}}y = - \frac{1}{5}\]

\[y = 2\] (thỏa mãn điều kiện).

Thế \[y = 2\] vào phương trình (*), ta được \[x = 9 - y = 9 - 2 = 7\] (thỏa mãn điều kiện).

Vì vậy giá niêm yết của máy hút ẩm là \[7\] triệu đồng và quạt cây là \[2\] triệu đồng.

Do đó số tiền theo giá niêm yết bác Xuân phải trả cho siêu thị khi mua hai máy hút ẩm và ba cái quạt cây là: \[2.7 + 3.2 = 20\] (triệu đồng).

Vậy ta chọn phương án D.

</>


Câu 15:

Một mảnh đất hình chữ nhật có chu vi \[56{\rm{\;m}}{\rm{.}}\] Nếu tăng chiều rộng thêm \[2{\rm{\;m}}\] và giảm chiều dài đi \[{\rm{1\;m}}\] thì diện tích của mảnh đất tăng thêm \[18{\rm{\;}}{{\rm{m}}^2}.\] Khi đó diện tích mảnh đất đó bằng

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Gọi chiều dài, chiều rộng của mảnh đất hình chữ nhật lần lượt là \[x{\rm{\;(m)}},\,\,y{\rm{\;(m)}}\]\[\left( {x > y > 0,\,\,x > 1} \right).\]

Vì chu vi của mảnh đất là \[56{\rm{\;m}}\] nên ta có phương trình \[2\left( {x + y} \right) = 56\] hay \[x + y = 28\] (1)

Diện tích của mảnh đất ban đầu là \[xy{\rm{\;(}}{{\rm{m}}^2}{\rm{)}}{\rm{.}}\]

Nếu tăng chiều rộng thêm \[2{\rm{\;m}}\] và giảm chiều dài đi \[1{\rm{\;m}}\] thì lúc này, chiều dài mảnh đất là \[x - 1{\rm{\;(m)}}\] và chiều rộng mảnh đất là \[y + 2{\rm{\;(m)}}{\rm{.}}\] Khi đó diện tích mảnh đất tăng thêm \[18{\rm{\;}}{{\rm{m}}^2}\] nên ta có phương trình \[\left( {x - 1} \right)\left( {y + 2} \right) = xy + 18\] hay \[xy + 2x - y - 2 = xy + 18\].

Tức là, \[2x - y = 20\] (2)

Từ (1), (2), ta có hệ phương trình \[\left\{ \begin{array}{l}x + y = 28\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\left( 1 \right)\\2x - y = 20\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\left( 2 \right)\end{array} \right.\]

Từ phương trình (2), ta có \[y = 2x - 20\] (*)

Thế (*) vào phương trình (1), ta được:

\[x + 2x - 20 = 28\] hay \[3x = 48\], tức là, \[x = 16\] (thỏa mãn điều kiện).

Thế \[x = 16\] vào (*), ta được \[y = 2 \cdot 16 - 20 = 12\] (thỏa mãn điều kiện).

Do đó chiều dài và chiều rộng của mảnh đất đó lần lượt là \[16{\rm{\;m}}\] và \[12{\rm{\;m}}\].

Như vậy, diện tích mảnh đất đó bằng \[16 \cdot 12 = 192{\rm{\;(}}{{\rm{m}}^2}{\rm{)}}{\rm{.}}\]

Vậy ta chọn phương án B.


Bắt đầu thi ngay


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương