15 câu trắc nghiệm Toán 9 Chân trời sáng tạo Bài 3. Định lí Viète có đáp án
-
57 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
I. Nhận biết
Nếu phương trình \(a{x^2} + bx + c = 0\,\,\left( {a \ne 0} \right)\) có hai nghiệm \({x_1};\,{x_2}\) thì
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Định lí Viète: Nếu \({x_1};\,{x_2}\) là hai nghiệm của phương trình \(a{x^2} + bx + c = 0\,\,\left( {a \ne 0} \right)\) thì \(\left\{ \begin{array}{l}{x_1} + {x_2} = - \frac{b}{a}\\{x_1}{x_2} = \frac{c}{a}\end{array} \right..\)
Câu 2:
Cho phương trình \(a{x^2} + bx + c = 0\,\,\left( {a \ne 0} \right).\) Nếu \(a + b + c = 0\) thì nghiệm của phương trình là
Đáp án đúng là: B
Xét phương trình \(a{x^2} + bx + c = 0\,\,\left( {a \ne 0} \right).\)
Nếu \(a + b + c = 0\) thì phương trình có một nghiệm là \({x_1} = 1\), còn nghiệm kia là \({x_2} = \frac{c}{a}.\)
Câu 3:
Cho phương trình \(a{x^2} + bx + c = 0\,\,\left( {a \ne 0} \right).\) Nếu \(a - b + c = 0\) thì nghiệm của phương trình là
Đáp án đúng là: C
Xét phương trình \(a{x^2} + bx + c = 0\,\,\left( {a \ne 0} \right).\)
Nếu \(a - b + c = 0\) thì phương trình có một nghiệm là \({x_1} = - 1\), còn nghiệm kia là \({x_2} = - \frac{c}{a}.\)
Câu 4:
Hai số \({x_1};\,{x_2}\) có tổng là \(S\) và tích là \(P\) (điều kiện \({S^2} - 4P \ge 0\)). Khi đó \({x_1};\,{x_2}\) là nghiệm của phương trình nào sau đây?
Đáp án đúng là: B
Nếu hai số có tổng bằng \(S\) và tích bằng \(P\) thì hai số đó là hai nghiệm của phương trình bậc hai
\({x^2} - Sx + P = 0.\)
Điều kiện để có hai số đó là \({S^2} - 4P \ge 0.\)
Câu 5:
Gọi \({x_1},\,x{}_2\) là hai nghiệm của phương trình \({x^2} - 3x + 2 = 0\) khi đó ta có
Đáp án đúng là: A
Theo định lí Viète, ta có: \[{x_1} + {x_2} = 3;\,\,\,{x_1}{x_2} = 2.\]
Câu 6:
II. Thông hiểu
Nghiệm của phương trình \({x^2} - 3x + 2 = 0\) là
Đáp án đúng là: A
Phương trình \({x^2} - 3x + 2 = 0\) có \(a = 1\,;\,\,b = - 3\,;\,\,c = 2\).
Ta có \(a + b + c = 1 + \left( { - 3} \right) + 2 = 0\) nên phương trình đã cho có hai nghiệm: \({x_1} = 1;\,\,{x_2} = 2.\)
Câu 7:
Phương trình \(\sqrt 2 {x^2} + x - \sqrt 2 + 1 = 0\) có nghiệm là bao nhiêu?
Đáp án đúng là: A
Phương trình \(\sqrt 2 {x^2} + x - \sqrt 2 + 1 = 0\) có \(a = \sqrt 2 \,;\,\,b = 1\,;\,\,c = - \sqrt 2 + 1\).
Ta có \(a - b + c = \sqrt 2 - 1 + \left( { - \sqrt 2 + 1} \right) = 0\) nên phương trình có hai nghiệm: \({x_1} = - 1;\,\,{x_2} = \frac{{\sqrt 2 - 1}}{{\sqrt 2 }}.\)
Câu 8:
Hai số có \(S = {x_1} + {x_2} = - 6;\,\,P = {x_1}{x_2} = - 8\) là nghiệm của phương trình nào?
Đáp án đúng là: A
Xét điều kiện để có hai số đó là \[{\left( { - 6} \right)^2} - 4 \cdot \left( { - 8} \right) = 78 > 0\] (thỏa mãn).
Vậy hai số có \(S = {x_1} + {x_2} = - 6;\,\,P = {x_1}{x_2} = - 8\) là nghiệm của phương trình \({x^2} + 6x - 8 = 0.\)
Câu 9:
Phương trình nào đưới đây có hai nghiệm \(3 + \sqrt 2 \) và \(3 - \sqrt 2 ?\)
Đáp án đúng là: B
Tổng của hai nghiệm là \(3 + \sqrt 2 + 3 - \sqrt 2 = 6\) và tích của hai nghiệm là \(\left( {3 + \sqrt 2 } \right)\left( {3 - \sqrt 2 } \right) = 9 - 2 = 7.\)
Do đó \(3 + \sqrt 2 \) và \(3 - \sqrt 2 \) là nghiệm của phương trình \({x^2} - 6x + 7 = 0.\)
Câu 10:
Phương trình bậc hai nào sau đây có hai nghiệm là \(3\) và \( - 5\)?
Đáp án đúng là:
Tổng của hai nghiệm là \(3 + \left( { - 5} \right) = - 2\) và tích của hai nghiệm là \(3\left( { - 5} \right) = - 15.\)
Khi đó \(3\) và \( - 5\) là nghiệm của phương trình \({x^2} + 2x - 15 = 0\).
Câu 11:
Gọi \({x_1};\,{x_2}\) là nghiệm của phương trình \({x^2} - 5mx - 2 = 0.\) Giá trị của biểu thức \(A = x_1^2 + x_2^2\) bằng bao nhiêu?
Đáp án đúng là: B
Phương trình \({x^2} - 5x + 2 = 0\) có \(\Delta = {\left( { - 5m} \right)^2} + 4 \cdot 1 \cdot 2 = 25{m^2} + 8 > 0\) nên phương trình có hai nghiệm \({x_1};\,{x_2}.\)
Theo định lí Viète, ta có \(\left\{ \begin{array}{l}{x_1} + {x_2} = - \frac{b}{a}\\{x_1}{x_2} = \frac{c}{a}\end{array} \right.\) suy ra \(\left\{ \begin{array}{l}{x_1} + {x_2} = 5m\\{x_1}{x_2} = - 2\end{array} \right.\).
Ta có: \(A = x_1^2 + x_2^2 = {\left( {{x_1} + {x_2}} \right)^2} - 2{x_1}{x_2} = {\left( {5m} \right)^2} - 2 \cdot \left( { - 2} \right) = 25{m^2} + 4.\)
Câu 12:
Gọi\({x_1};\,{x_2}\) là nghiệm của phương trình \( - 2{x^2} - ax - 1 = 0.\) Giá trị của biểu thức \(N = \frac{1}{{{x_1} + 3}} + \frac{1}{{{x_2} + 3}}\) bằng
Đáp án đúng là: A
Phương trình \( - 2{x^2} - 6x - 1 = 0\) có \(\Delta = {\left( { - 6} \right)^2} - 4.\left( { - 2} \right).\left( { - 1} \right) = 28 > 0\) nên phương trình có hai nghiệm \({x_1};\,{x_2}\)
Theo định lí Viète ta có \(\left\{ \begin{array}{l}{x_1} + {x_2} = - \frac{b}{a}\\{x_1}{x_2} = \frac{c}{a}\end{array} \right.\) suy ra \(\left\{ \begin{array}{l}{x_1} + {x_2} = - 3\\{x_1}{x_2} = \frac{1}{2}\end{array} \right.\)
Ta có \(N = \frac{1}{{{x_1} + 3}} + \frac{1}{{{x_2} + 3}} = \frac{{{x_1} + {x_2} + 6}}{{{x_1}{x_2} + 3\left( {{x_1} + {x_2}} \right) + 9}} = \frac{{ - 3 + 6}}{{\frac{1}{2} + 3.\left( { - 3} \right) + 9}} = 6.\)
Câu 13:
III. Vận dụng
Để phương trình \({x^2} + 2x + m = 0\) có hai nghiệm \({x_1};\,\,{x_2}\) thỏa mãn \(3x{}_1 + 2{x_2} = 1\) thì giá trị \(m\) là bao nhiêu?
Đáp án đúng là: C
Phương trình \({x^2} + 2x + m = 0\) có \(a = 1 \ne 0\) và \(\Delta = 4 - 4.1.m = 4 - 4m.\)
Để phương tình có hai nghiệm phân biệt thì \(\Delta > 0\) hay \(4 - 4m > 0\) hay \(m < 1.\)
Theo định lí Viète, ta có\(\left\{ \begin{array}{l}{x_1} + {x_2} = - 2\,\,\,\left( 1 \right)\\{x_1}.{x_2} = m\,\,\,\,\,\,\,\,\left( 2 \right)\end{array} \right.\)
Theo đề bài ta có \(3x{}_1 + 2{x_2} = 1\,\,\,\,\left( 3 \right)\)
Từ \(\left( 1 \right)\) và \(\left( 3 \right)\) ta có hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}{x_1} + {x_2} = - 2\\3x{}_1 + 2{x_2} = 1\end{array} \right.\) suy ra \(\left\{ \begin{array}{l}{x_1} = 5\\{x_2} = - 7\end{array} \right.\).
Thay \({x_1} = 5\) và \({x_2} = - 7\) vào phương trình \(\left( 2 \right)\) ta được \(m = 5.\left( { - 7} \right) = - 35\).
Vậy \(m = - 35\) thì phương trình \({x^2} + 2x + m = 0\) có hai nghiệm \({x_1};\,\,{x_2}\) thỏa mãn \(3x{}_1 + 2{x_2} = 1.\)
Câu 14:
Giá trị của \(m\) để phương trình \({x^2} - 5x + m + 4 = 0\) có hai nghiệm phân biệt \({x_1};\,\,{x_2}\) thỏa mãn \(x_1^2 + x_2^2 = 23\) là
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Phương trình \({x^2} - 5x + m + 4 = 0\)có \(a = 1 \ne 0\) và \(\Delta = 25 - 4\left( {m + 4} \right) = 9 - 4m.\)
Để phương tình có hai nghiệm phân biệt thì \(\Delta > 0\) hay \(9 - 4m > 0\) hay \(m < \frac{9}{4}.\)
Theo định lí Viète ta có\(\left\{ \begin{array}{l}{x_1} + {x_2} = - 5\\{x_1}.{x_2} = m + 4\end{array} \right.\).
Xét \(x_1^2 + x_2^2 = 23\)
\({\left( {{x_1} + {x_2}} \right)^2} - 2{x_1}{x_2} = 23\)
\(25 - 2m - 8 = 23\)
\(m = - 3.\)(thỏa mãn)
Vậy \(m = - 3\) thì phương trình đã cho có hai nghiệm phân biệt \({x_1};\,\,{x_2}\) thỏa mãn \(x_1^2 + x_2^2 = 23.\)
Câu 15:
Tập hợp các giá trị của tham số \(m\) để phương trình \({x^2} - 2x + m - 1 = 0\) có hai nghiệm phân biệt \({x_1},\,\,{x_2}\) thỏa mãn \(\left| {{x_1}{x_2}} \right| = 1\) là
Đáp án đúng là: A
Phương trình \({x^2} - 2x + m - 1 = 0\) có hai nghiệm phân biệt khi \(\Delta ' = 2 - m > 0\) hay \(m < 2.\)
Ta có \(\left| {{x_1}{x_2}} \right| = 1\)
\(\left| {m - 1} \right| = 1\)
\(m = 0\) hoặc \(m = 2.\)
Vậy \(m = 0\) thỏa mãn.