IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 9 Toán 15 câu trắc nghiệm Toán 9 Cánh diều Bài 1. Hình trụ có đáp án

15 câu trắc nghiệm Toán 9 Cánh diều Bài 1. Hình trụ có đáp án

15 câu trắc nghiệm Toán 9 Cánh diều Bài 1. Hình trụ có đáp án

  • 48 lượt thi

  • 15 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

I. Nhận biết

Hình chữ nhật có chiều dài \[8{\rm{\;cm}},\] chiều rộng \[6{\rm{\;cm}}.\] Quay hình chữ nhật đó một vòng quanh chiều dài của nó ta được một hình trụ có chiều cao \[h\] và bán kính đáy \[r.\]

Kết luận nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Hình chữ nhật có chiều dài  8 c m ,  chiều rộng  6 c m .  Quay hình chữ nhật đó một vòng quanh chiều dài của nó ta được một hình trụ có chiều cao  h  và bán kính đáy  r . (ảnh 1)

Ta có chiều cao của hình trụ là chiều dài của hình chữ nhật. Suy ra

\[h = 8{\rm{\;cm}}.\]

Lại có bán kính của hình trụ là chiều rộng của hình chữ nhật. Suy ra \[r = 6{\rm{\;cm}}.\]

Vậy ta chọn phương án D.


Câu 2:

Một ống nước có dạng hình trụ (như hình vẽ).

Kết luận nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Quan sát hình vẽ, ta thấy:

⦁ Chiều cao của hình trụ bằng \[100{\rm{\;cm}}.\]

⦁ Đường kính đáy của hình trụ bằng \[20{\rm{\;cm}}.\]

Suy ra bán kính đáy của hình trụ bằng \[20:2 = 10\,\,\left( {{\rm{cm}}} \right).\]

Vậy ta chọn phương án C.


Câu 3:

Gọi \[h,\,\,r\] lần lượt là chiều cao và bán kính đáy của hình trụ \[\left( T \right).\] Thể tích \[V\] của hình trụ \[\left( T \right)\] có công thức là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Thể tích \[V\] của hình trụ \[\left( T \right)\] có công thức là: \[V = \pi {r^2}h.\]

Do đó ta chọn phương án C.


Câu 4:

Gọi \[l,h,r\] lần lượt là độ dài đường sinh, chiều cao và bán kính đáy của hình trụ \[\left( T \right).\] Diện tích xung quanh \[{S_{xq}}\] của hình trụ \[\left( T \right)\] có công thức là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Ta có chiều cao của hình trụ bằng độ dài đường sinh của hình trụ. Suy ra \[h = l.\]

Diện tích xung quanh \[{S_{xq}}\] của hình trụ \[\left( T \right)\] có công thức là: \[{S_{xq}} = 2\pi rh = 2\pi rl.\]

Do đó ta chọn phương án A.


Câu 5:

Gọi \[l,h,r\] lần lượt là độ dài đường sinh, chiều cao và bán kính đáy của hình trụ \[\left( T \right).\] Diện tích toàn phần \[{S_{tp}}\] của hình trụ \[\left( T \right)\] có công thức là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Diện tích toàn phần \[{S_{tp}}\] của hình trụ \[\left( T \right)\] có công thức là: \[{S_{tp}} = 2\pi rh + 2\pi {r^2}.\]

Do đó ta chọn phương án B.


Câu 6:

II. Thông hiểu

Một hình trụ có đường kính đáy \[2{\rm{\;dm}},\] đường sinh \[14{\rm{\;dm}}.\] Thể tích của hình trụ đó bằng

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Bán kính của hình trụ đó là: \[r = 2:2 = 1{\rm{\;(dm)}}{\rm{.}}\]

Vì chiều cao của hình trụ bằng đường sinh của hình trụ nên ta có \[h = l = 14{\rm{\;(dm)}}{\rm{.}}\]

Thể tích của hình trụ đó là: \[V = \pi {r^2}h = \pi \cdot {1^2} \cdot 14 = 14\pi {\rm{\;(d}}{{\rm{m}}^3}{\rm{)}}{\rm{.}}\]

Vậy ta chọn phương án A.


Câu 7:

Cho hình chữ nhật có chiều dài \[3{\rm{\;cm}},\] chiều rộng \[2{\rm{\;cm}}.\] Quay hình chữ nhật đó một vòng quanh chiều dài của nó ta được một hình trụ có diện tích xung quanh bằng

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Ta mô tả như hình vẽ sau với \[AB = 3{\rm{\;cm}},BC = 2{\rm{\;cm}}.\]

Cho hình chữ nhật có chiều dài  3 c m ,  chiều rộng  2 c m .  Quay hình chữ nhật đó một vòng quanh chiều dài của nó ta được một hình trụ có diện tích xung quanh bằng (ảnh 1)

Diện tích xung quanh của hình trụ tạo thành là:

\[{S_{xq}} = 2\pi rh = 2\pi \cdot BC \cdot AB = 2\pi \cdot 2 \cdot 3 = 12\pi {\rm{\;(c}}{{\rm{m}}^2}{\rm{)}}{\rm{.}}\]

Vậy ta chọn phương án C.


Câu 8:

Cho hình chữ nhật \[MNPQ\] có \[MN = 16{\rm{\;cm}},NP = 12{\rm{\;cm}}.\] Khi quay hình chữ nhật đã cho một vòng quanh cạnh \[MN\] ta được một hình trụ có diện tích toàn phần (lấy \[\pi \approx 3,14)\] khoảng

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Cho hình chữ nhật  M N P Q  có  M N = 16 c m , N P = 12 c m .  Khi quay hình chữ nhật đã cho một vòng quanh cạnh  M N  ta được một hình trụ có diện tích toàn phần (lấy  π ≈ 3 , 14 )  khoảng (ảnh 1)

Diện tích toàn phần của hình trụ tạo thành là:

\[{S_{tp}} = 2\pi rh + 2\pi {r^2} = 2\pi \cdot NP \cdot MN + 2\pi \cdot N{P^2} = 2\pi \cdot 12 \cdot 16 + 2\pi \cdot {12^2} = 672\pi \approx 2\,\,110,08{\rm{\;(c}}{{\rm{m}}^2}).\]

Vậy ta chọn phương án C.


Câu 9:

Cho hình chữ nhật có chiều dài \[10{\rm{\;cm}},\] chiều rộng \[7{\rm{\;cm}}.\] Quay hình chữ nhật đó một vòng quanh chiều dài của nó ta được một hình trụ có thể tích bằng

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Cho hình chữ nhật có chiều dài  10 c m ,  chiều rộng  7 c m .  Quay hình chữ nhật đó một vòng quanh chiều dài của nó ta được một hình trụ có thể tích bằng (ảnh 1)

Theo đề, ta có \[AB = 10{\rm{\;cm}},BC = 7{\rm{\;cm}}.\]

Thể tích của hình trụ đó là:

\[V = \pi {r^2}h = \pi \cdot B{C^2} \cdot AB = \pi \cdot {7^2} \cdot 10 = 490\pi {\rm{\;(c}}{{\rm{m}}^3}{\rm{)}}{\rm{.}}\]

Vậy thể tích của hình trụ đó bằng \[490\pi {\rm{\;c}}{{\rm{m}}^3}.\]

Do đó ta chọn phương án B.


Câu 10:

Cho hình trụ có bán kính đáy \[r = 8{\rm{\;cm}}\] và diện tích toàn phần \[564\pi {\rm{\;c}}{{\rm{m}}^2}.\] Chiều cao của hình trụ bằng

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Gọi chiều cao của hình trụ là \(h{\rm{\;(cm)}}{\rm{.}}\)

Công thức tính diện tích toàn phần của hình trụ là \[{S_{tp}} = 2\pi r\left( {h + r} \right)\]

Suy ra: \[2\pi \cdot 8\left( {h + 8} \right) = 564\pi \]

Nên \[h + 8 = 35,25\]

Do đó \[h = 27,25{\rm{\;(cm)}}{\rm{.}}\]

Vậy ta chọn phương án A.


Câu 11:

Cho hình trụ có chiều cao \[h = 12{\rm{\;cm}}\] và diện tích xung quanh \[{S_{xq}} = 64\pi {\rm{\;c}}{{\rm{m}}^2}.\] Bán kính đáy của hình trụ là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Gọi \(r{\rm{\;(cm)}}\) là bán kính của hình trụ.

Công thức tính diện tích xung quanh của hình trụ là: \({S_{xq}} = 2\pi rh.\)

Suy ra \[r = \frac{{{S_{xq}}}}{{2\pi h}} = \frac{{64\pi }}{{2\pi \cdot 12}} = \frac{{8\pi }}{3}{\rm{\;(cm)}}{\rm{.}}\]

Vậy ta chọn phương án D.


Câu 12:

Nếu tăng bán kính đáy của hình trụ lên 4 lần và giữ nguyên chiều cao thì thể tích mới của hình trụ

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Gọi \[r,h,V\] lần lượt là bán kính đáy, chiều cao, thể tích của hình trụ cũ.

\[r',h',V'\] lần lượt là bán kính đáy, chiều cao, thể tích của hình trụ mới.

Vì tăng bán kính đáy của hình trụ cũ lên 4 lần nên ta có \[r' = 4r.\]

Vì giữ nguyên chiều cao của hình trụ cũ nên ta có \[h' = h.\]

Ta có: \[V' = \pi {r'^2}h' = \pi \cdot {\left( {4r} \right)^2}h = 16\pi {r^2}h = 16V.\]

Do đó thể tích của hình trụ mới của hình trụ gấp 16 lần thể tích của hình trụ cũ.

Vậy ta chọn phương án D.


Câu 13:

III. Vận dụng

Một hộp sữa ông Thọ có dạng hình trụ (đã bỏ nắp) có chiều cao \[h = 12{\rm{\;cm}}\] và đường kính đáy \[d = 8{\rm{\;cm}}.\] Diện tích toàn phần của hộp sữa là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Bán kính đáy của hộp sữa là: \[r = \frac{d}{2} = \frac{8}{2} = 4{\rm{\;(cm)}}{\rm{.}}\]

Diện tích toàn phần của hộp sữa là:

\[{S_{tp}} = 2\pi r\left( {h + r} \right) = 2\pi \cdot 4\left( {12 + 4} \right) = 128\pi {\rm{\;(c}}{{\rm{m}}^2}{\rm{)}}{\rm{.}}\]

Vậy ta chọn phương án D.


Câu 14:

Cho hình trụ nằm bên trong hình lập phương có cạnh bằng \[x\] (hình vẽ).

Cho hình trụ nằm bên trong hình lập phương có cạnh bằng x (hình vẽ).Tỉ số thể tích của hình trụ và hình lập phương đã cho là (ảnh 1)

Tỉ số thể tích của hình trụ và hình lập phương đã cho là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Quan sát hình vẽ, ta thấy:

⦁ Chiều cao của hình trụ bằng cạnh của hình lập phương. Tức là, \[h = x.\]

⦁ Đường kính đáy của hình trụ bằng cạnh của hình lập phương. Tức là, \[2r = x.\] Suy ra \[r = \frac{x}{2}.\]

Thể tích của hình trụ là: \[V = \pi {r^2}h = \pi \cdot {\left( {\frac{x}{2}} \right)^2} \cdot x = \frac{{\pi {x^3}}}{4}.\]

Thể tích của hình lập phương là: \[V' = {x^3}.\]

Do đó tỉ số thể tích của hình trụ và hình lập phương đã cho là: \[\frac{V}{{V'}} = \frac{{\frac{{\pi {x^3}}}{4}}}{{{x^3}}} = \frac{\pi }{4}.\]

Vậy ta chọn phương án B.


Câu 15:

Một hình trụ \[\left( T \right)\] được tạo ra khi quay hình chữ nhật \[ABCD\] một vòng quanh cạnh \[AB.\] Biết \[AC = 2a\sqrt 2 \] và \[\widehat {ACB} = 45^\circ .\] Thể tích \[V\] của hình trụ \[\left( T \right)\] là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Một hình trụ  ( T )  được tạo ra khi quay hình chữ nhật  A B C D  một vòng quanh cạnh  A B .  Biết  A C = 2 a √ 2  và  ˆ A C B = 45 ∘ .  Thể tích  V  của hình trụ  ( T )  là (ảnh 1)

Vì \[ABCD\] là hình chữ nhật nên \[AB \bot BC.\]

Vì tam giác \[ABC\] vuông tại \[B\] nên:

⦁ \[AB = AC \cdot \sin \widehat {ACB} = 2a\sqrt 2 \cdot \sin 45^\circ = 2a.\]

⦁ \[BC = AC \cdot \cos \widehat {ACB} = 2a\sqrt 2 \cdot \cos 45^\circ = 2a.\]

Thể tích \[V\] của hình trụ \[\left( T \right)\] là:

\[V = \pi {r^2}h = \pi \cdot B{C^2} \cdot AB = \pi \cdot {\left( {2a} \right)^2} \cdot 2a = 8\pi {a^3}.\]

Vậy ta chọn phương án B.


Bắt đầu thi ngay