15 câu trắc nghiệm Toán 9 Chân trời sáng tạo Bài 1. Hình trụ có đáp án
-
31 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
I. Nhận biết
Hình chữ nhật có chiều dài \[8{\rm{\;cm}},\] chiều rộng \[6{\rm{\;cm}}.\] Quay hình chữ nhật đó một vòng quanh chiều dài của nó ta được một hình trụ có chiều cao \[h\] và bán kính đáy \[r.\]
Kết luận nào sau đây là đúng?
Đáp án đúng là: D
Ta có chiều cao của hình trụ là chiều dài của hình chữ nhật. Suy ra
\[h = 8{\rm{\;cm}}.\]
Lại có bán kính của hình trụ là chiều rộng của hình chữ nhật. Suy ra \[r = 6{\rm{\;cm}}.\]
Vậy ta chọn phương án D.
Câu 2:
Một ống nước có dạng hình trụ (như hình vẽ).
Kết luận nào sau đây là đúng?
Đáp án đúng là: C
Quan sát hình vẽ, ta thấy:
⦁ Chiều cao của hình trụ bằng \[100{\rm{\;cm}}.\]
⦁ Đường kính đáy của hình trụ bằng \[20{\rm{\;cm}}.\]
Suy ra bán kính đáy của hình trụ bằng \[20:2 = 10\,\,\left( {{\rm{cm}}} \right).\]
Vậy ta chọn phương án C.
Câu 3:
Gọi \[h,\,\,r\] lần lượt là chiều cao và bán kính đáy của hình trụ \[\left( T \right).\] Thể tích \[V\] của hình trụ \[\left( T \right)\] có công thức là
Đáp án đúng là: C
Thể tích \[V\] của hình trụ \[\left( T \right)\] có công thức là: \[V = \pi {r^2}h.\]
Do đó ta chọn phương án C.
Câu 4:
Gọi \[l,h,r\] lần lượt là độ dài đường sinh, chiều cao và bán kính đáy của hình trụ \[\left( T \right).\] Diện tích xung quanh \[{S_{xq}}\] của hình trụ \[\left( T \right)\] có công thức là
Đáp án đúng là: A
Ta có chiều cao của hình trụ bằng độ dài đường sinh của hình trụ. Suy ra \[h = l.\]
Diện tích xung quanh \[{S_{xq}}\] của hình trụ \[\left( T \right)\] có công thức là: \[{S_{xq}} = 2\pi rh = 2\pi rl.\]
Do đó ta chọn phương án A.
Câu 5:
Gọi \[l,h,r\] lần lượt là độ dài đường sinh, chiều cao và bán kính đáy của hình trụ \[\left( T \right).\] Diện tích toàn phần \[{S_{tp}}\] của hình trụ \[\left( T \right)\] có công thức là
Đáp án đúng là: B
Diện tích toàn phần \[{S_{tp}}\] của hình trụ \[\left( T \right)\] có công thức là: \[{S_{tp}} = 2\pi rh + 2\pi {r^2}.\]
Do đó ta chọn phương án B.
Câu 6:
II. Thông hiểu
Một hình trụ có đường kính đáy \[2{\rm{\;dm}},\] đường sinh \[14{\rm{\;dm}}.\] Thể tích của hình trụ đó bằng
Đáp án đúng là: A
Bán kính của hình trụ đó là: \[r = 2:2 = 1{\rm{\;(dm)}}{\rm{.}}\]
Vì chiều cao của hình trụ bằng đường sinh của hình trụ nên ta có \[h = l = 14{\rm{\;(dm)}}{\rm{.}}\]
Thể tích của hình trụ đó là: \[V = \pi {r^2}h = \pi \cdot {1^2} \cdot 14 = 14\pi {\rm{\;(d}}{{\rm{m}}^3}{\rm{)}}{\rm{.}}\]
Vậy ta chọn phương án A.
Câu 7:
Cho hình chữ nhật có chiều dài \[3{\rm{\;cm}},\] chiều rộng \[2{\rm{\;cm}}.\] Quay hình chữ nhật đó một vòng quanh chiều dài của nó ta được một hình trụ có diện tích xung quanh bằng
Đáp án đúng là: C
Ta mô tả như hình vẽ sau với \[AB = 3{\rm{\;cm}},BC = 2{\rm{\;cm}}.\]
Diện tích xung quanh của hình trụ tạo thành là:
\[{S_{xq}} = 2\pi rh = 2\pi \cdot BC \cdot AB = 2\pi \cdot 2 \cdot 3 = 12\pi {\rm{\;(c}}{{\rm{m}}^2}{\rm{)}}{\rm{.}}\]
Vậy ta chọn phương án C.
Câu 8:
Cho hình chữ nhật \[MNPQ\] có \[MN = 16{\rm{\;cm}},NP = 12{\rm{\;cm}}.\] Khi quay hình chữ nhật đã cho một vòng quanh cạnh \[MN\] ta được một hình trụ có diện tích toàn phần (lấy \[\pi \approx 3,14)\] khoảng
Đáp án đúng là: C
Diện tích toàn phần của hình trụ tạo thành là:
\[{S_{tp}} = 2\pi rh + 2\pi {r^2} = 2\pi \cdot NP \cdot MN + 2\pi \cdot N{P^2} = 2\pi \cdot 12 \cdot 16 + 2\pi \cdot {12^2} = 672\pi \approx 2\,\,110,08{\rm{\;(c}}{{\rm{m}}^2}).\]
Vậy ta chọn phương án C.
Câu 9:
Cho hình chữ nhật có chiều dài \[10{\rm{\;cm}},\] chiều rộng \[7{\rm{\;cm}}.\] Quay hình chữ nhật đó một vòng quanh chiều dài của nó ta được một hình trụ có thể tích bằng
Đáp án đúng là: B
Theo đề, ta có \[AB = 10{\rm{\;cm}},BC = 7{\rm{\;cm}}.\]
Thể tích của hình trụ đó là:
\[V = \pi {r^2}h = \pi \cdot B{C^2} \cdot AB = \pi \cdot {7^2} \cdot 10 = 490\pi {\rm{\;(c}}{{\rm{m}}^3}{\rm{)}}{\rm{.}}\]
Vậy thể tích của hình trụ đó bằng \[490\pi {\rm{\;c}}{{\rm{m}}^3}.\]
Do đó ta chọn phương án B.
Câu 10:
Cho hình trụ có bán kính đáy \[r = 8{\rm{\;cm}}\] và diện tích toàn phần \[564\pi {\rm{\;c}}{{\rm{m}}^2}.\] Chiều cao của hình trụ bằng
Đáp án đúng là: A
Gọi chiều cao của hình trụ là \(h{\rm{\;(cm)}}{\rm{.}}\)
Công thức tính diện tích toàn phần của hình trụ là \[{S_{tp}} = 2\pi r\left( {h + r} \right)\]
Suy ra: \[2\pi \cdot 8\left( {h + 8} \right) = 564\pi \]
Nên \[h + 8 = 35,25\]
Do đó \[h = 27,25{\rm{\;(cm)}}{\rm{.}}\]
Vậy ta chọn phương án A.
Câu 11:
Cho hình trụ có chiều cao \[h = 12{\rm{\;cm}}\] và diện tích xung quanh \[{S_{xq}} = 64\pi {\rm{\;c}}{{\rm{m}}^2}.\] Bán kính đáy của hình trụ là
Đáp án đúng là: D
Gọi \(r{\rm{\;(cm)}}\) là bán kính của hình trụ.
Công thức tính diện tích xung quanh của hình trụ là: \({S_{xq}} = 2\pi rh.\)
Suy ra \[r = \frac{{{S_{xq}}}}{{2\pi h}} = \frac{{64\pi }}{{2\pi \cdot 12}} = \frac{{8\pi }}{3}{\rm{\;(cm)}}{\rm{.}}\]
Vậy ta chọn phương án D.
Câu 12:
Nếu tăng bán kính đáy của hình trụ lên 4 lần và giữ nguyên chiều cao thì thể tích mới của hình trụ
Đáp án đúng là: D
Gọi \[r,h,V\] lần lượt là bán kính đáy, chiều cao, thể tích của hình trụ cũ.
\[r',h',V'\] lần lượt là bán kính đáy, chiều cao, thể tích của hình trụ mới.
Vì tăng bán kính đáy của hình trụ cũ lên 4 lần nên ta có \[r' = 4r.\]
Vì giữ nguyên chiều cao của hình trụ cũ nên ta có \[h' = h.\]
Ta có: \[V' = \pi {r'^2}h' = \pi \cdot {\left( {4r} \right)^2}h = 16\pi {r^2}h = 16V.\]
Do đó thể tích của hình trụ mới của hình trụ gấp 16 lần thể tích của hình trụ cũ.
Vậy ta chọn phương án D.
Câu 13:
III. Vận dụng
Một hộp sữa ông Thọ có dạng hình trụ (đã bỏ nắp) có chiều cao \[h = 12{\rm{\;cm}}\] và đường kính đáy \[d = 8{\rm{\;cm}}.\] Diện tích toàn phần của hộp sữa là
Đáp án đúng là: D
Bán kính đáy của hộp sữa là: \[r = \frac{d}{2} = \frac{8}{2} = 4{\rm{\;(cm)}}{\rm{.}}\]
Diện tích toàn phần của hộp sữa là:
\[{S_{tp}} = 2\pi r\left( {h + r} \right) = 2\pi \cdot 4\left( {12 + 4} \right) = 128\pi {\rm{\;(c}}{{\rm{m}}^2}{\rm{)}}{\rm{.}}\]
Vậy ta chọn phương án D.
Câu 14:
Cho hình trụ nằm bên trong hình lập phương có cạnh bằng \[x\] (hình vẽ).
Tỉ số thể tích của hình trụ và hình lập phương đã cho là
Đáp án đúng là: B
Quan sát hình vẽ, ta thấy:
⦁ Chiều cao của hình trụ bằng cạnh của hình lập phương. Tức là, \[h = x.\]
⦁ Đường kính đáy của hình trụ bằng cạnh của hình lập phương. Tức là, \[2r = x.\] Suy ra \[r = \frac{x}{2}.\]
Thể tích của hình trụ là: \[V = \pi {r^2}h = \pi \cdot {\left( {\frac{x}{2}} \right)^2} \cdot x = \frac{{\pi {x^3}}}{4}.\]
Thể tích của hình lập phương là: \[V' = {x^3}.\]
Do đó tỉ số thể tích của hình trụ và hình lập phương đã cho là: \[\frac{V}{{V'}} = \frac{{\frac{{\pi {x^3}}}{4}}}{{{x^3}}} = \frac{\pi }{4}.\]
Vậy ta chọn phương án B.
Câu 15:
Một hình trụ \[\left( T \right)\] được tạo ra khi quay hình chữ nhật \[ABCD\] một vòng quanh cạnh \[AB.\] Biết \[AC = 2a\sqrt 2 \] và \[\widehat {ACB} = 45^\circ .\] Thể tích \[V\] của hình trụ \[\left( T \right)\] là
Đáp án đúng là: B
Vì \[ABCD\] là hình chữ nhật nên \[AB \bot BC.\]
Vì tam giác \[ABC\] vuông tại \[B\] nên:
⦁ \[AB = AC \cdot \sin \widehat {ACB} = 2a\sqrt 2 \cdot \sin 45^\circ = 2a.\]
⦁ \[BC = AC \cdot \cos \widehat {ACB} = 2a\sqrt 2 \cdot \cos 45^\circ = 2a.\]
Thể tích \[V\] của hình trụ \[\left( T \right)\] là:
\[V = \pi {r^2}h = \pi \cdot B{C^2} \cdot AB = \pi \cdot {\left( {2a} \right)^2} \cdot 2a = 8\pi {a^3}.\]
Vậy ta chọn phương án B.