IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 9 Toán 15 câu trắc nghiệm Toán 9 Chân trời sáng tạo Bài 1. Tỉ số lượng giác của góc nhọn có đáp án

15 câu trắc nghiệm Toán 9 Chân trời sáng tạo Bài 1. Tỉ số lượng giác của góc nhọn có đáp án

15 câu trắc nghiệm Toán 9 Chân trời sáng tạo Bài 1. Tỉ số lượng giác của góc nhọn có đáp án

  • 67 lượt thi

  • 15 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Căn bậc hai của một số \(a\) không âm là một số \(x\) sao cho

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Căn bậc hai của một số \(a\) không âm là một số \(x\) sao cho \(a = {x^2}\).


Câu 2:

Số nào sau đây là căn bậc hai của 9?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Do \({3^2} = 9\) nên 3 là căn bậc hai của 9.


Câu 3:

Điều kiện xác định của biểu thức \(\frac{{x + 3}}{{\sqrt {2 - x} }}\) là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Để biểu thức \(\frac{{x + 3}}{{\sqrt {2 - x} }}\) xác định thì \(2 - x > 0\) hay \(x < 2\).


Câu 4:

Giá trị của biểu thức \(\sqrt[3]{{27.28}}\) bằng

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

\(\sqrt[3]{{27.28}} = \sqrt[3]{{{3^3}.28}} = \sqrt[3]{{{3^3}}}.\sqrt[3]{{28}} = 3\sqrt[3]{{28}}\).


Câu 5:

Trục căn thức ở mẫu của biểu thức \[\frac{{\sqrt {16} }}{{\sqrt 5 }}\] ta được

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Ta có \[\frac{{\sqrt {16} }}{{\sqrt 5 }} = \frac{4}{{\sqrt 5 }} = \frac{{4.\sqrt 5 }}{{\sqrt 5 .\sqrt 5 }} = \frac{{4\sqrt 5 }}{5}\].


Câu 6:

Giá trị của \[x\] thì căn thức \[\frac{3}{{\sqrt { - {x^2} - 2021} }}\] có nghĩa là

Xem đáp án

Đáp án đúng là:

Biểu thức \[\frac{3}{{\sqrt { - {x^2} - 2021} }}\] có nghĩa khi \( - {x^2} - 2021 > 0\).

Do \({x^2} \ge 0\) với mọi \(x\) nên \( - {x^2} \le 0\) với mọi \(x\), do đó \( - {x^2} - 2021 < 0\) với mọi \(x \in \mathbb{R}.\)

Vậy không có giá trị của \[x\] để biểu thức có nghĩa.


Câu 7:

Với \(m = 2\), giá trị của biểu thức \(\sqrt {\frac{m}{{75}}} \cdot \sqrt {\frac{{121}}{{16m}}} \cdot \sqrt {\frac{3}{{64}}} \) bằng

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Ta có \(\sqrt {\frac{m}{{75}}} \cdot \sqrt {\frac{{121}}{{16m}}} \cdot \sqrt {\frac{3}{{64}}} \)

\( = \sqrt {\frac{m}{{75}}.\frac{{121}}{{16m}}.\frac{3}{{64}}} \)

\( = \sqrt {\frac{{121}}{{25.16.64}}} \)

\( = \frac{{\sqrt {121} }}{{\sqrt {25} .\sqrt {16.} \sqrt {64} }}\)

\( = \frac{{11}}{{5.4.8}}\)\( = \frac{{11}}{{160}}\).


Câu 8:

Một hình lập phương có thể tích bằng \[729{\rm{ c}}{{\rm{m}}^{\rm{3}}}\]. Độ dài cạnh của hình lập phương đó là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Gọi độ dài cạnh hình lập phương là \(a\) cm.

Thể tích hình lập phương là \({a^3} = 729\)

Do đó \(a = \sqrt[3]{{729}} = \sqrt[3]{{{9^3}}} = 9\,\,\left( {{\rm{cm}}} \right){\rm{.}}\)

Vậy độ dài cạnh hình lập phương đó là \[9{\rm{ cm}}.\]


Câu 9:

Rút gọn biểu thức \(\left( {\frac{3}{{\sqrt {1 + a} }} + \sqrt {1 - a} } \right):\left( {\frac{3}{{\sqrt {1 - {a^2}} }} + 1} \right)\) với \( - 1 < a < 1\) ta được

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Với \( - 1 < a < 1\), ta có

\(\left( {\frac{3}{{\sqrt {1 + a} }} + \sqrt {1 - a} } \right):\left( {\frac{3}{{\sqrt {1 - {a^2}} }} + 1} \right)\)

\( = \frac{{3 + \left( {\sqrt {1 + a} } \right)\left( {\sqrt {1 - a} } \right)}}{{\sqrt {1 + a} }}:\frac{{3 + \sqrt {1 - {a^2}} }}{{\sqrt {1 - {a^2}} }}\)

\( = \frac{{3 + \sqrt {1 - {a^2}} }}{{\sqrt {1 + a} }} \cdot \frac{{\sqrt {1 - {a^2}} }}{{3 + \sqrt {1 - {a^2}} }}\)

\( = \frac{{\sqrt {1 - {a^2}} }}{{\sqrt {1 + a} }}\)\( = \frac{{\left( {\sqrt {1 + a} } \right)\left( {\sqrt {1 - a} } \right)}}{{\sqrt {1 + a} }}\)\( = \sqrt {1 - a} \).


Câu 10:

Giá trị biểu thức \(\sqrt[3]{{64}} \cdot \sqrt[3]{{125}} - \sqrt[3]{{216}}\) bằng

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Ta có \(\sqrt[3]{{64}} \cdot \sqrt[3]{{125}} - \sqrt[3]{{216}} = \sqrt[3]{{{4^3}}} \cdot \sqrt[3]{{{5^3}}} - \sqrt[3]{{{6^3}}} = 4 \cdot 5 - 6 = 14\).


Câu 11:

Giá trị biểu thức \(\frac{{\sqrt {10} - \sqrt {15} }}{{\sqrt 8 - \sqrt {12} }}\) là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Ta có \(\frac{{\sqrt {10} - \sqrt {15} }}{{\sqrt 8 - \sqrt {12} }} = \frac{{\sqrt {5 \cdot 2} - \sqrt {5 \cdot 3} }}{{\sqrt {4 \cdot 2} - \sqrt {4 \cdot 3} }}\)

\( = \frac{{\sqrt 5 .\sqrt 2 - \sqrt 5 \cdot \sqrt 3 }}{{\sqrt 4 .\sqrt 2 - \sqrt 4 \cdot \sqrt 3 }}\)

\( = \frac{{\sqrt 5 \left( {\sqrt 2 - \sqrt 3 } \right)}}{{\sqrt 4 \left( {\sqrt 2 - \sqrt 3 } \right)}} = \frac{{\sqrt 5 }}{{\sqrt 4 }} = \frac{{\sqrt 5 }}{2}\).


Câu 12:

Rút gọn biểu thức \(\frac{x}{y}:\sqrt {\frac{{{x^2}}}{{{y^4}}}} \) với \(x > 0,y \ne 0\) ta được

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Ta có \[\frac{x}{y}:\sqrt {\frac{{{x^2}}}{{{y^4}}}} = \frac{x}{y}.\sqrt {\frac{{{y^4}}}{{{x^2}}}} = \frac{x}{y}.\frac{{\sqrt {{y^4}} }}{{\sqrt {{x^2}} }}\]

\[ = \frac{x}{y}.\frac{{\sqrt {{{\left( {{y^2}} \right)}^2}} }}{{\sqrt {{x^2}} }} = \frac{x}{y}.\frac{{{y^2}}}{{\left| x \right|}} = \frac{x}{y}.\frac{{{y^2}}}{x} = y\].


Câu 13:

Hệ quả của hiện tượng nóng lên toàn cầu là băng của một số sông băng đang tan chảy. Mười hai năm sau khi băng biến mất, những loài thực vật nhỏ bé, được gọi là địa y, bắt đầu mọc trên đá. Mỗi nhóm địa y phát triển ở dạng (gần như) một hình tròn. Đường kính \[d\,\,\left( {{\rm{mm}}} \right)\] của hình tròn này có thể được tính gần đúng bằng công thức: \(d = 7\sqrt {t - 12} \) với \[t\] là số năm tính từ khi băng biến mất \[\left( {t \ge 12} \right).\] Đường kính của hình tròn do địa y tạo nên sau khi băng biến mất 13 năm và 16 năm lần lượt là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Với \[t = 13\] năm, đường kính của hình tròn do địa y tạo nên là:

\(d = 7\sqrt {13 - 12} = 7\sqrt 1 = 7\) (mm)

Với \[t = 16\] năm, đường kính của hình tròn do địa y tạo nên là:

\(d = 7\sqrt {16 - 12} = 7\sqrt 4 = 7\sqrt {{2^2}} = 7.2 = 14\) (mm).

Vậy đường kính của hình tròn do địa y tạo nên sau khi băng biến mất 13 năm và 16 năm lần lượt là \[7{\rm{ mm}}\] và \[14{\rm{ mm}}\].


Câu 14:

Từ một tấm thép hình vuông, người thợ cắt ra hai mảnh hình chữ nhật có diện tích lần lượt là \[24{\rm{ c}}{{\rm{m}}^{\rm{2}}}\] và \[40{\rm{ c}}{{\rm{m}}^{\rm{2}}}\] như hình vẽ. Diện tích phần còn lại của tấm thép là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Cạnh của hình vuông có diện tích \[24{\rm{ c}}{{\rm{m}}^{\rm{2}}}\] là:

\(\sqrt {24} = \sqrt {4.6} = \sqrt 4 .\sqrt 6 = 2\sqrt 6 \,\,\left( {{\rm{cm}}} \right)\)

Cạnh của hình vuông có diện tích \[40{\rm{ c}}{{\rm{m}}^{\rm{2}}}\] là:

\(\sqrt {40} = \sqrt {4.10} = \sqrt 4 .\sqrt {10} = 2\sqrt {10} \,\,\left( {{\rm{cm}}} \right)\)

Hai hình chữ nhật còn lại có chiều dài bằng nhau (đều bằng cạnh của hình vuông có diện tích \[24{\rm{ c}}{{\rm{m}}^{\rm{2}}})\] và có chiều rộng bằng nhau (đều bằng cạnh của hình vuông có diện tích \[24{\rm{ c}}{{\rm{m}}^{\rm{2}}}).\]

Diện tích phần còn lại của tấm thép (bằng tổng diện tích hai hình chữ nhật trong hình vẽ) là:

\(2 \cdot 2\sqrt 6 \cdot 2\sqrt {10} = 8\sqrt {6 \cdot 10} = 8\sqrt {60} = 8\sqrt {4.15} = 8\sqrt 4 \cdot \sqrt {15} = 8 \cdot 2 \cdot \sqrt {15} = 16\sqrt {15} \,\,\left( {{\rm{c}}{{\rm{m}}^{\rm{2}}}} \right)\)

Vậy diện tích phần còn lại của tấm thép là \(16\sqrt {15} \,\,{\rm{c}}{{\rm{m}}^{\rm{2}}}{\rm{.}}\)


Câu 15:

Chiều cao ngang vai của một con voi đực ở Châu Phi là \[h\,\,\left( {{\rm{cm}}} \right)\] có thể được tính xấp xỉ bằng công thức: \(h = 62,5\sqrt[3]{t} + 75,8\) với \[t\] là tuổi của con voi tính theo năm. Một con voi đực 8 tuổi ở Châu Phi sẽ có chiều cao ngang vai xấp xỉ là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Theo bài, \[t = 8\] thay vào biểu thức \(h = 62,5\sqrt[3]{t} + 75,8\), ta được:

\[h = 62,5\sqrt[3]{t} + 75,8 = 62,5\sqrt[3]{8} + 75,8 = 62,5\sqrt[3]{{{2^3}}} + 75,8 = 62,5.2 + 75,8 = 200,8\] (cm).

Vậy một con voi đực 8 tuổi ở Châu Phi sẽ có chiều cao ngang vai xấp xỉ là \[200,8{\rm{ cm}}.\]


Bắt đầu thi ngay