IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 9 Toán 15 câu trắc nghiệm Toán 9 Chân trời sáng tạo Bài 2. Tiếp tuyến của đường tròn có đáp án

15 câu trắc nghiệm Toán 9 Chân trời sáng tạo Bài 2. Tiếp tuyến của đường tròn có đáp án

15 câu trắc nghiệm Toán 9 Chân trời sáng tạo Bài 2. Tiếp tuyến của đường tròn có đáp án

  • 37 lượt thi

  • 15 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

I. Nhận biết

Đường thẳng và đường tròn có nhiều nhất bao nhiêu điểm chung?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Đường thẳng và đường tròn có nhiều nhất 2 điểm chung.

Vậy ta chọn phương án B.


Câu 2:

Cho đường tròn \[\left( O \right)\] và đường thẳng \[a.\] Kẻ \[OH \bot a\] tại điểm \[H,\] biết \[OH > R.\] Khi đó, đường thẳng \[a\] và đường tròn \[\left( O \right)\] có vị trí tương đối là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Cho đường tròn  ( O )  và đường thẳng  a .  Kẻ  O H ⊥ a  tại điểm  H ,  biết  O H > R .  Khi đó, đường thẳng  a  và đường tròn  ( O )  có vị trí tương đối là (ảnh 1)

Vì \[OH > R\] nên đường thẳng \[a\] và đường tròn \[\left( O \right)\] không cắt nhau.

Vậy ta chọn phương án C.


Câu 3:

Cho đường tròn \[\left( O \right)\] và đường thẳng \[a.\] Kẻ \[OH \bot a\] tại điểm \[H,\] biết \[OH < R.\] Khi đó, đường thẳng \[a\] và đường tròn \[\left( O \right)\]

</>

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Cho đường tròn  ( O )  và đường thẳng  a .  Kẻ  O H ⊥ a  tại điểm  H ,  biết  O H < R .  Khi đó, đường thẳng  a  và đường tròn  ( O ) (ảnh 1)

Vì \[OH < R\] nên đường thẳng \[a\] và đường tròn \[\left( O \right)\] cắt nhau.

Vậy ta chọn phương án B.


Câu 4:

Cho đường tròn \[\left( O \right)\] và điểm \[A\] nằm trên đường tròn \[\left( O \right).\] Nếu đường thẳng \[d \bot OA\] tại \[A\] thì

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Cho đường tròn  ( O )  và điểm  A  nằm trên đường tròn  ( O ) .  Nếu đường thẳng  d ⊥ O A  tại  A  thì (ảnh 1)

Vì đường thẳng \[d\] đi qua điểm \[A\] nằm trên đường tròn \[\left( O \right)\] và vuông góc với bán kính \[OA\] của đường tròn \[\left( O \right)\] nên đường thẳng \[d\] là một tiếp tuyến của đường tròn \[\left( O \right).\]

Tức là, \[d\] là tiếp tuyến của \[\left( O \right),\] với \[A\] là tiếp điểm.

Vậy ta chọn phương án A.


Câu 5:

Cho hai tiếp tuyến của đường tròn cắt nhau tại một điểm. Khẳng định nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Hai tiếp tuyến đường tròn cắt nhau tại một điểm thì:

⦁ Khoảng cách từ điểm đó đến hai tiếp điểm bằng nhau

⦁ Tia nối từ điểm đó tới tâm là tia phân giác của góc tạo bởi hai tiếp tuyến

⦁ Tia nối từ tâm tới điểm đó là tia phân giác của góc tạo bởi hai bán kính.

Vậy phương án A là khẳng định đúng, ta chọn phương án A.


Câu 6:

II. Thông hiểu

Cho \[a\] và \[b\] là hai đường thẳng song song và cách nhau một khoảng bằng \[3{\rm{\;cm}}.\] Lấy điểm \[I\] trên \[a\] và vẽ đường tròn \[\left( {I;3,5{\rm{\;cm}}} \right).\] Khi đó đường tròn \[\left( I \right)\] với đường thẳng \[b\]

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Cho  a  và  b  là hai đường thẳng song song và cách nhau một khoảng bằng  3 c m .  Lấy điểm  I  trên  a  và vẽ đường tròn  ( I ; 3 , 5 c m ) .  Khi đó đường tròn  ( I )  với đường thẳng  b (ảnh 1)

Kẻ \[IH \bot b\] tại \[H.\]

Vì \[a\] và \[b\] là hai đường thẳng song song và cách nhau một khoảng bằng \[3{\rm{\;cm}}\] và \[I \in a\] nên khoảng cách từ tâm \[I\] đến đường thẳng \[b\] là \[IH = 3{\rm{\;(cm)}}{\rm{.}}\]

Do \[IH = 3{\rm{\;cm}} < R = 3,5{\rm{\;cm}}\] nên đường tròn \[\left( I \right)\] với đường thẳng \[b\] cắt nhau.

Vậy ta chọn phương án A.


Câu 7:

Cho \[a\] và \[b\] là hai đường thẳng song song và cách nhau một khoảng bằng \[2,5{\rm{\;cm}}.\] Lấy điểm \[I\] trên \[a\] và vẽ đường tròn \[\left( {I;2,5{\rm{\;cm}}} \right).\] Khi đó đường tròn \[\left( I \right)\] với đường thẳng \[b\]

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Cho  a  và  b  là hai đường thẳng song song và cách nhau một khoảng bằng  2 , 5 c m .  Lấy điểm  I  trên  a  và vẽ đường tròn  ( I ; 2 , 5 c m ) .  Khi đó đường tròn  ( I )  với đường thẳng  b (ảnh 1)

Kẻ \[IH \bot b\] tại \[H.\]

Vì \[a\] và \[b\] là hai đường thẳng song song và cách nhau một khoảng bằng \[2,5{\rm{\;cm}}\] và \[I \in a\] nên khoảng cách từ tâm \[I\] đến đường thẳng \[b\] là \[IH = 2,5{\rm{\;(cm)}}{\rm{.}}\]

Do \[IH = R = 2,5{\rm{\;(cm)}}\] nên đường tròn \[\left( I \right)\] với đường thẳng \[b\] tiếp xúc nhau tại tiếp điểm \[H.\]

Vậy ta chọn phương án B.


Câu 8:

Cho bảng sau với \[R\] là bán kính của đường tròn, \[d\] là khoảng cách từ tâm đến đường thẳng:

\[R\]

\[d\]

Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn

5 cm

4 cm

(1)

8 cm

(2)

Tiếp xúc nhau

Điền vào các vị trí (1), (2) trong bảng trên là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

⦁ Vì \[4{\rm{\;cm}} < 5{\rm{\;cm}}\] nên \[d < R.\] Suy ra đường thẳng cắt đường tròn.

⦁ Vì đường thẳng tiếp xúc với đường tròn nên \[d = R.\] Suy ra \[d = 8{\rm{\;cm}}.\]

Do đó ở vị trí (1) ta điền “Cắt nhau”; ở vị trí (2) ta điền “8 cm”.

Vậy ta chọn phương án A.


Câu 9:

Cho đường thẳng \[d\] và một điểm \[I\] cách \[d\] một khoảng bằng 10 cm. Vẽ đường tròn \[\left( I \right)\] đường kính 18 cm. Khi đó đường thẳng \[d\] và đường tròn \[\left( I \right)\] là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Cho đường thẳng  d  và một điểm  I  cách  d  một khoảng bằng 10 cm. Vẽ đường tròn  ( I )  đường kính 18 cm. Khi đó đường thẳng  d  và đường tròn  ( I )  là (ảnh 1)

Kẻ \[IH \bot d\] tại \[H.\] Suy ra \[IH = 10{\rm{\;(cm)}}{\rm{.}}\]

Bán kính của đường tròn \[\left( I \right)\] là: \[R = \frac{{18}}{2} = 9{\rm{\;(cm)}}{\rm{.}}\]

Vì \[10{\rm{\;cm}} > 9{\rm{\;cm}}\] nên \[IH > R.\]

Do đó đường thẳng \[d\] và đường tròn \[\left( I \right)\] không giao nhau.

Vậy ta chọn phương án C.


Câu 10:

Hai tiếp tuyến tại \[B\] và \[C\] của đường tròn \[\left( {O;R} \right)\] cắt nhau tại \[A.\] Khẳng định nào sau đây là sai?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Hai tiếp tuyến tại  B  và  C  của đường tròn  ( O ; R )  cắt nhau tại  A .  Khẳng định nào sau đây là sai? (ảnh 1)

Gọi \[H\] là giao điểm của \[BC\] và \[OA.\]

Xét đường tròn \[\left( O \right)\] có hai tiếp tuyến tại \[B\] và \[C\] cắt nhau tại \[A\] nên áp dụng tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau, ta được \[AB = AC.\] Do đó điểm \[A\] nằm trên đường trung trực của đoạn \[BC\] (1)

Đường tròn \[\left( O \right)\] có \[OB = OC = R\] nên điểm \[O\] nằm trên đường trung trực của đoạn \[BC\] (2)

Từ (1), (2), ta thu được \[OA\] là đường trung trực của đoạn \[BC.\]

Suy ra \[OA \bot BC\] tại \[H\] là trung điểm của \[BC.\]

Do đó ta chưa kết luận được \[H\] có là trung điểm của \[OA\] hay không.

Vì vậy phương án A, B, C đúng và phương án D sai.

Vậy ta chọn phương án D.


Câu 11:

Cho điểm \[M\] nằm ngoài đường tròn \[\left( I \right)\] và \[ME,MF\] là hai tiếp tuyến của đường tròn này tại \[E,F.\] Cho biết \[\widehat {EMF} = 60^\circ .\] Tam giác \[EMF\] là tam giác gì?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Cho điểm  M  nằm ngoài đường tròn  ( I )  và  M E , M F  là hai tiếp tuyến của đường tròn này tại  E , F .  Cho biết  ˆ E M F = 60 ∘ .  Tam giác  E M F  là tam giác gì? (ảnh 1)

Vì \[ME,MF\] là hai tiếp tuyến của đường tròn \[\left( I \right)\] nên áp dụng tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau, ta được \[ME = MF.\] Do đó tam giác \[EMF\] cân tại \[M.\]

Mà \[\widehat {EMF} = 60^\circ \] nên tam giác \[EMF\] đều.

Vậy ta chọn phương án C.


Câu 12:

Cho đường tròn \[\left( O \right)\] đường kính \[AD.\] Vẽ tiếp tuyến \[AC\] tại \[A\] của đường tròn, từ \[C\] trên tiếp tuyến đó vẽ tiếp tuyến thứ hai \[CM\] của đường tròn \[\left( O \right)\] (\[M\] là tiếp điểm và \[M\] khác \[A\]) cắt \[AD\] tại \[B.\] Giả sử \[AC = 6{\rm{\;cm}},AB = 8{\rm{\;cm}}.\] Độ dài \[BM\] bằng

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Cho đường tròn  ( O )  đường kính  A D .  Vẽ tiếp tuyến  A C  tại  A  của đường tròn, từ  C  trên tiếp tuyến đó vẽ tiếp tuyến thứ hai  C M  của đường tròn  ( O )  ( M  là tiếp điểm và  M  khác  A ) cắt  A D  tại  B .  Giả sử  A C = 6 c m , A B = 8 c m .  Độ dài  B M  bằng (ảnh 1)

Vì \[AC\] là tiếp tuyến của đường tròn \[\left( O \right)\] nên \[AC \bot AO\] tại \[A.\]

Áp dụng định lí Pythagore cho tam giác \[ABC\] vuông tại \[A,\] ta được:

\[B{C^2} = A{B^2} + A{C^2} = {8^2} + {6^2} = 100.\] Suy ra \[BC = 10{\rm{\;(cm)}}{\rm{.}}\]

Vì \[AC,\,\,CM\] là hai tiếp tuyến của đường tròn \[\left( O \right)\] nên áp dụng tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau, ta được \[CM = CA = 6{\rm{\;(cm)}}{\rm{.}}\]

Ta có \[BM = BC - CM = 10 - 6 = 4{\rm{\;(cm)}}{\rm{.}}\]

Vậy ta chọn phương án D.


Câu 13:

III. Vận dụng

Cho đường tròn \[\left( {O;R} \right)\] và dây \[AB = 1,2R.\] Vẽ đường thẳng tiếp xúc với \[\left( {O;R} \right)\] và song song với \[AB,\] cắt các tia \[OA,OB\] lần lượt tại \[E\] và \[F.\] Diện tích tam giác \[OEF\] theo \[R\] là

Xem đáp án

Đáp án: A

Giải thích:

Đáp án đúng là: A

Cho đường tròn  ( O ; R )  và dây  A B = 1 , 2 R .  Vẽ đường thẳng tiếp xúc với  ( O ; R )  và song song với  A B ,  cắt các tia  O A , O B  lần lượt tại  E  và  F .  Diện tích tam giác  O E F  theo  R  là (ảnh 1)

Giả sử đường thẳng \[EF\] tiếp xúc với đường tròn \[\left( O \right)\] tại \[H.\] Khi đó \[OH \bot EF.\]

Gọi \[I\] là giao điểm của \[OH\] và \[AB.\]

Vì \[EF\,{\rm{//}}\,AB\] nên \[OH \bot AB.\]

Vì tam giác \[OAB\] cân tại \[O\] (do \[OA = OB = R\]) nên \[OI\] vừa là đường cao, vừa là đường trung tuyến của tam giác. Do đó \[I\] là trung điểm \[AB.\]

Vì vậy \[IA = IB = \frac{{AB}}{2} = \frac{{1,2R}}{2} = 0,6R.\]

Áp dụng định lí Pythagore cho tam giác \[OAI\] vuông tại \[I,\] ta được: \[O{A^2} = O{I^2} + A{I^2}.\]

Suy ra \[O{I^2} = O{A^2} - A{I^2} = {R^2} - {\left( {0,6R} \right)^2} = 0,64{R^2}.\]

Do đó \[OI = 0,8R.\]

Vì \[AI\,{\rm{//}}\,EH\] nên áp dụng định lí Thales, ta có \[\frac{{AI}}{{EH}} = \frac{{OI}}{{OH}}.\]

Suy ra \[\frac{{0,6R}}{{EH}} = \frac{{0,8R}}{R}.\]

Do đó \[EH = 0,75R.\]

Vì \[AB\,{\rm{//}}\,EF\] nên \[\widehat {OAB} = \widehat {OEF}\] (cặp góc đồng vị).

Chứng minh tương tự, ta được \[\widehat {OBA} = \widehat {OFE}.\]

Mà \[\widehat {OBA} = \widehat {OAB}\] (do tam giác \[OAB\] cân tại \[O\]).

Do đó \[\widehat {OEF} = \widehat {OFE}.\] Vì vậy tam giác \[OEF\] cân tại \[O.\]

Tam giác \[OEF\] cân tại \[O\] có \[OH\] là đường cao nên \[OH\] cũng là đường trung tuyến của tam giác.

Do đó \[H\] là trung điểm \[EF.\]

Vì vậy \[EF = 2EH = 2 \cdot 0,75R = 1,5R.\]

Diện tích tam giác \[OEF\] là: \[{S_{OEF}} = \frac{1}{2} \cdot OH \cdot EF = \frac{1}{2} \cdot R \cdot 1,5R = 0,75{R^2}.\]

Vậy ta chọn phương án A.


Câu 14:

Cho đường tròn \[\left( O \right),\] từ một điểm \[M\] ở ngoài \[\left( O \right),\] vẽ hai tiếp tuyến \[MA\] và \[MB\] sao cho \[\widehat {AMB}\] bằng \[120^\circ .\] Biết chu vi tam giác \[MAB\] là \[6\left( {3 + 2\sqrt 3 } \right){\rm{\;cm}}.\] Khi đó độ dài dây \[AB\] bằng

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Cho đường tròn  ( O ) ,  từ một điểm  M  ở ngoài  ( O ) ,  vẽ hai tiếp tuyến  M A  và  M B  sao cho  ˆ A M B  bằng  120 ∘ .  Biết chu vi tam giác  M A B  là  6 ( 3 + 2 √ 3 ) c m .  Khi đó độ dài dây  A B  bằng (ảnh 1)

Ta có \[MA,MB\] là hai tiếp tuyến của \[\left( O \right)\] cắt nhau tại \(M\) nên \[MA = MB\] và \[MO,\,\,OM\] lần lượt là tia phân giác của \[\widehat {AMB},\,\,\widehat {AOB}.\]

Khi đó \[\widehat {AMO} = \widehat {OMB} = \frac{{\widehat {AMB}}}{2} = \frac{{120^\circ }}{2} = 60^\circ .\]

Ta có \[MA\] là tiếp tuyến của \[\left( O \right)\] nên \[MA \bot OA\] tại \[A.\]

Vì tam giác \[OAM\] vuông tại \[A\] nên \[AM = AO \cdot \cot \widehat {AMO} = R \cdot \cot 60^\circ = \frac{{R\sqrt 3 }}{3}.\]

Suy ra \[MB = MA = \frac{{R\sqrt 3 }}{3}.\]

Vì tam giác \[OAM\] vuông tại \[A\] nên \[\widehat {AMO} + \widehat {AOM} = 90^\circ .\]

Suy ra \[\widehat {AOM} = 90^\circ - \widehat {AMO} = 90^\circ - 60^\circ = 30^\circ .\]

Ta có \[OM\] là tia phân giác của \[\widehat {AOB}\] nên \[\widehat {AOB} = 2\widehat {AOM} = 2 \cdot 30^\circ = 60^\circ .\]

Xét tam giác \[OAB\] có \[OA = OB = R\] và \[\widehat {AOB} = 60^\circ \] nên tam giác \[OAB\] là tam giác đều.

Khi đó \[AB = OA = OB = R.\]

Ta có chu vi tam giác \[MAB\] là \(MA + MB + AB\)

Theo bài chu vi tam giác \[MAB\] bằng \[6\left( {3 + 2\sqrt 3 } \right){\rm{\;cm,}}\] suy ra:

\[\frac{{R\sqrt 3 }}{3} + \frac{{R\sqrt 3 }}{3} + R = 6\left( {3 + 2\sqrt 3 } \right)\,\]

\[R \cdot \left( {\frac{{2\sqrt 3 + 3}}{3}} \right) = 6\left( {3 + 2\sqrt 3 } \right)\]

\[R = 18{\rm{\;(cm)}}{\rm{.}}\]

Vì vậy \[AB = R = 18{\rm{\;(cm)}}{\rm{.}}\] Vậy ta chọn phương án C.


Câu 15:

Một thủy thủ đang ở trên cột buồm của một con tàu, cách mặt nước biển \[10{\rm{\;m}}.\] Biết bán kính Trái Đất là khoảng \[6\,\,400{\rm{\;km}}.\] Tầm nhìn xa tối đa (làm tròn kết quả đến hàng phần nghìn của km) của thủy thủ đó bằng khoảng

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Một thủy thủ đang ở trên cột buồm của một con tàu, cách mặt nước biển  10 m .  Biết bán kính Trái Đất là khoảng  6 400 k m .  Tầm nhìn xa tối đa (làm tròn kết quả đến hàng phần nghìn của km) của thủy thủ đó bằng khoảng (ảnh 1)

Đổi: \[10{\rm{\;m}} = 0,01{\rm{\;km}}.\]

Gọi \[O\] là tâm Trái Đất và \[R\] là bán kính Trái Đất. Suy ra \[R = 6400{\rm{\;km}}.\]

Ta có điểm \[B\] biểu diễn vị trí con tàu và điểm \[A\] biểu diễn vị trí của thủy thủ.

Suy ra \[h = AB = 10{\rm{\;(m)}}{\rm{.}}\]

Lại có điểm \[A\] biểu diễn vị trí của thủy thủ và điểm \[C\] biểu diễn điểm xa nhất mà thủy thủ nhìn thấy. Khi đó độ dài đoạn \[AC\] gọi là tầm nhìn xa tối đa từ điểm \[A.\]

Vì \[AC\] là tiếp tuyến của đường tròn \[\left( {O;R} \right)\] tại \[C\] nên \[AC \bot OC\] tại \[C.\]

Áp dụng định lí Pythagore cho tam giác \[AOC\] vuông tại \[C,\] ta được: \[O{A^2} = A{C^2} + O{C^2}.\]

Suy ra \[A{C^2} = O{A^2} - O{C^2} = {\left( {OB + AB} \right)^2} - O{C^2}\]

\[A{C^2} = {\left( {R + h} \right)^2} - {R^2} = {\left( {6\,\,400 + 0,01} \right)^2} - 6\,\,{400^2} = 128,0001.\]

Khi đó \[AC \approx 11,314{\rm{\;(km)}}{\rm{.}}\]

Do đó tầm nhìn xa tối đa của thủy thủ đó bằng khoảng \[11,314{\rm{\;km}}.\]

Vậy ta chọn phương án D.


Bắt đầu thi ngay