15 câu trắc nghiệm Toán 9 KNTT Bài 21: Giải bài toán bằng cách lập phương trình có đáp án
15 câu trắc nghiệm Toán 9 KNTT Bài 21: Giải bài toán bằng cách lập phương trình có đáp án
-
52 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Cho bài toán sau, hãy sử dụng để trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4
Một mảnh đất hình chữ nhật có độ dài đường chéo là \(26\) m, chiều dài hơn chiều rộng \(14\) m. Nếu gọi chiều rộng của mảnh đất là \(x\) (m) với \(x > 0.\) Hãy trả lời các câu hỏi sau để tính được diện tích của mảnh đất.
Chiều dài của mảnh đất hình chữ nhật tính theo \(x\) là
Đáp án đúng là: A
Gọi chiều rộng của mảnh đất là \(x\) (m) với \(x > 0.\)
Vì chiều dài hơn chiều rộng \(14\) m nên ta có chiều dài là \(x + 14\) (m).
Câu 2:
Nếu gọi mảnh đất hình chữ nhật với các đỉnh là \(A,\,\,B,\,\,C,\,\,D,\) thì biểu thức nào sau đây biểu diễn độ dài đường chéo của hình chữ nhật?
Đáp án đúng là: B
Áp dụng định lý Pythagore trong tam giác vuông \(ABD\) vuông tại \(A\) ta có:
\(B{D^2} = A{D^2} + A{B^2}.\)
Câu 3:
Dựa vào biểu thức biểu diễn độ dài đường chéo ở Câu 2, hãy lập phương trình cho bài toán
Đáp án đúng là: C
Dựa vào biểu thức biểu diễn độ dài đường chéo ở Câu 2, ta lập được phương trình cho bài toán
\({x^2} + {\left( {x + 14} \right)^2} = {26^2}.\)
Câu 4:
II. Thông hiểu
Hai vòi nước cùng chảy vào bể thì 6 giờ đầy bể. Nếu mỗi vòi chảy một mình cho đây bể thì vòi thứ hai cần nhiều hơn vòi thứ nhất 3 giờ. Nếu gọi thời gian vòi thứ nhất chảy một mình đầy bể là \(x\) (giờ) với \(x > 6.\) Phương trình của bài toán này là
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Gọi thời gian vòi thứ nhất chảy một mình đầy bể là \(x\) (giờ) với \(x > 6.\)
Vì nều mỗi vòi chảy một mình cho đây bể thì vòi thứ hai cần nhiều hơn vòi thứ nhất 3 giờ nên thời gian vòi thứ hai chảy một mình đầy bể là \(x - 3\) (giờ)
Trong \(1\) giờ, vòi thứ nhất chảy được \(\frac{1}{x}\) (bể)
Trong \(1\) giờ, vòi thứ nhất chảy được \(\frac{1}{{x - 3}}\) (bể)
Trong \(1\) giờ, cả hai vòi chảy được \(\frac{1}{6}\) (bể)
Phương trình của bài toán là: \(\frac{1}{x} + \frac{1}{{x + 3}} = \frac{1}{6}.\)
Câu 5:
Một đội xe cần phải chuyên chở \(150\) tấn hàng. Hôm làm việc có \(5\) xe được điều đi làm việc khác nên mỗi xe còn lại phải chở thêm \(5\) tấn. Nếu gọi số xe ban đầu là \(x\). Phương trình của bài toán này là
Đáp án đúng là: B
Gọi số xe ban đầu là \(x\) (xe) \(\left( {x > 0,\,\,x \in {\mathbb{N}^*}} \right)\).
Trong thực tế, số xe là \(x - 5\) (xe)
Trong dự định, số hàng mỗi xe chở là \(\frac{{150}}{x}\) (tấn)
Trong thực tế, mỗi xe chờ được số tấn hàng là \(\frac{{150}}{{x - 5}}\) (tấn)
Vì trong thực tế, mỗi xe còn lại phải chở thêm \(5\) tấn nên ta có phương trình: \(\frac{{150}}{{x - 5}} - \frac{{150}}{x} = 5.\)
Câu 6:
Một phòng họp có \(360\) ghế ngồi được xếp thành từng dãy và số ghế của từng dãy đều như nhau. Nếu tăng số dãy thêm \(1\) và số ghế của mỗi dãy tăng thêm \(1\) thì trong phòng có \(400\) ghế. Nếu gọi số dãy ghế là \(x\) (dãy) với \(x \in {\mathbb{N}^*}.\) Biết số dãy ghế ít hơn, lập phương trình của bài toán là
Đáp án đúng là: B
Gọi số dãy ghế là \(x\) (dãy) với \(x \in {\mathbb{N}^*}.\)
Số dãy ghế lúc sau là \(x - 1\) (dãy)
Số ghế mỗi dãy lúc đầu là \(\frac{{360}}{x}\) (ghế)
Số ghế mỗi dãy lúc sau là \(\frac{{360}}{x} + 1\) (ghế)
Phương trình của bài toán là \(\left( {x - 1} \right)\left( {\frac{{360}}{x} + 1} \right) = 400\).
Câu 7:
Tìm hai số tự nhiên liên tiếp có tổng các bình phương của nó là \(85.\)
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Gọi số bé là \(x\)\(\left( {x \in \mathbb{N}} \right)\).
Số tự nhiên liền kề sau là \(x + 1.\)
Vì tổng các bình phương của nó là \(85\) nên ta có phương trình
\({x^2} + {\left( {x + 1} \right)^2} = 85\)
\({x^2} + {x^2} + 2x + 1 = 85\)
\(2{x^2} + 2x - 84 = 0\)
\({x^2} + x - 42 = 0\)
Ta có: \(\Delta = {1^2} - 4.1.\left( { - 42} \right) = 169 > 0\)
Phương trình có hai nghiệm \({x_1} = \frac{{ - 1 + 13}}{2} = 6\) (thỏa mãn điều kiện) và \({x_1} = \frac{{ - 1 - 13}}{2} = - 7\)(loại).
Vậy hai số cần tìm là \(6\)và \(7.\)
Câu 8:
Khoảng cách giữa hai bến sông A và B là \(48\)km. Một ca nô đi từ bến A đến bến B, rồi quay lại bến A. Thời gian cả đi và về là \(5\) giờ (không tính thời gian nghỉ). Gọi vận tốc của canô trong nước yên lặng là \(x\) (km/h) với \(x > 4\). Biết rằng vận tốc của dòng nước là \(4\)km/h, phương trình cần tìm của bài toán này là
Đáp án đúng là: D
Gọi vận tốc của ca nô trong nước yên lặng là \(x\) (km/h) với \(x > 4\).
Vận tốc ca nô khi nước xuôi dòng là \(x + 4\) (km/h)
Thời gian canô chạy khi nước xuôi dòng là \(\frac{{48}}{{x + 4}}\) (h)
Vận tốc canô khi nước ngược dòng là \(x - 4\) (km/h)
Thời gian canô chạy khi nước xuôi dòng là \(\frac{{48}}{{x - 4}}\) (h)
Theo giả thiết ta có phương trình \(\frac{{48}}{{x + 4}} + \frac{{48}}{{x - 4}} = 5\).
Câu 9:
Một khu vườn hình chữ nhật có chiều dài lớn hơn chiều rộng \(3\) m và diện tích bằng \(270\,\,{{\rm{m}}^{\rm{2}}}.\) Gọi chiều rộng của khu vườn là \(x\) (m) với \(x > 0.\) Phương trình của bài toán này là
Đáp án đúng là: A
Gọi chiều rộng của khu vườn là \(x\) (m) với \(x > 0.\)
Chiều dài của khu vườn là \(x + 3\) (m)
Do diện tích khu vườn là \(270\,\,{{\rm{m}}^{\rm{2}}}\) nên ta có phương trình \(x\left( {x + 3} \right) = 270\).
Câu 10:
Hưởng ứng phong trào thi đua “Xây dựng học thân thiện, học sinh tích cực”, lớp 9A trường THCS Hoa Hồng dự định trồng \(300\)cây xanh. Đến ngày lao động, có \(5\) bạn được Liên Đội triệu tập tham gia chiến dịch an toàn giao thông nên mỗi bạn còn lại phải trồng thêm \(2\) cây mới đảm bảo kế hoạch đặt ra. Gọi số học sinh lớp 9A là \(x\)học sinh. Phương trình của bài toán này là gì?
Đáp án đúng là: B
Gọi \(x\) là số học sinh lớp 9A \(\left( {x > 5,\,\,x \in \mathbb{Z}} \right)\)
Số cây mỗi bạn dự định trồng là: \(\frac{{300}}{x}\) (cây)
Sau khi 5 bạn tham gia chiến dịch an toàn giao thông thì lớp còn lại: \(x - 5\) (học sinh).
Do đó mỗi bạn còn lại phải trồng: \(\frac{{300}}{{x - 5}}\) (cây)
Theo đề ra ta có phương trình \(\frac{{300}}{x} + 2 = \frac{{300}}{{x - 5}}\).
Câu 11:
Giải phương trình ở Câu 3, và kết luận về độ dài của chiều dài và rộng của mảnh đất hình chữ nhật.
Đáp án đúng là: D
Ta có \({x^2} + {\left( {x + 14} \right)^2} = {26^2}.\)
\({x^2} + {x^2} + 28x + 196 = 676\)
\(2{x^2} + 28x - 480 = 0\)
\({x^2} + 14x - 240 = 0\)
Ta có: \(\Delta ' = {7^2} - 1.\left( { - 240} \right) = 289\)
Phương trình có hai nghiệm phân biệt \({x_1} = \frac{{ - 7 - \sqrt {289} }}{1} = - 24\) (không thỏa mãn điều kiện); \({x_2} = \frac{{ - 7 + \sqrt {289} }}{1} = 10\) (thỏa mãn điều kiện);
Vậy chiều rộng của mảnh đất hình chữ nhật là \(10\) m và chiều dài của mảnh đất hình chữ nhật là \(10 + 14 = 24\,\,\left( {\rm{m}} \right).\)
Câu 12:
Bác An đi xe máy từ nhà đến nơi làm việc cách nhau \(60\)km với vận tốc dự định trước. Sau khi đi được \(\frac{1}{3}\) quãng đưỡng, do điều kiện thời tiết không thuận lợi nên trên quãng đường còn lại bác An phải đi với vận tốc ít hơn so với vận tốc dự định ban đầu \(10\) km/h. Vận tốc dự định của bác An khi đi từ nhà đến nơi làm việc là bao nhiêu? Biết bác An đến nơi làm việc muộn hơn dự định \(20\) phút.
Đáp án đúng là: C
Đổi \(20\) phút = \(\frac{1}{3}\) (giờ).
Gọi vận tốc dự định của bác An đi từ nhà đến nơi làm việc là \(x\)(km/h) \(\left( {x > 10} \right)\)
Thời gian bác An dự định đi từ nhà đến nơi làm việc là \(\frac{{60}}{x}\) (giờ).
Thời gian bác An đi trong \(\frac{1}{3}\) quãng đường đầu là \(\frac{{20}}{x}\) (giờ).
Thời gian bác An đi \(\frac{2}{3}\) quãng đường còn lại là \(\frac{{40}}{{x - 10}}\) (giờ).
Theo bài ra ta có phương trình:
\(\frac{{20}}{x} + \frac{{40}}{{x - 10}} = \frac{{60}}{x} + \frac{1}{3}\)
\(\frac{{40}}{{x - 10}} = \frac{{40}}{x} + \frac{1}{3}\)
\(40x \cdot 3 = 40 \cdot 3 \cdot \left( {x - 10} \right) + x\left( {x - 10} \right)\)
\(120x = 120x - 1200 + {x^2} - 10x\)
\({x^2} - 10x - 1200 = 0\)
Ta có \(\Delta ' = {\left( { - 5} \right)^2} - 1 \cdot \left( { - 1\,\,200} \right) = 1\,\,225\)
Suy ra phương trình có hai nghiệm phân biệt:
\({x_1} = \frac{{5 + \sqrt {1225} }}{1} = 40\) (thỏa mãn điều kiện); \({x_1} = \frac{{5 - \sqrt {1225} }}{1} = - 30\) (không thỏa mãn điều kiện)
Vậy vận tốc dự định của bác An khi đi từ nhà đến nơi làm việc là \(40\) km/h.
Câu 13:
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Các bước giải một bài toán bằng cách lập phương trình:
Bước 1. Lập phương trình:
− Chọn ẩn số và đặt điều kiện thích hợp cho ẩn số.
− Biểu diễn các đại lượng chưa biết theo ẩn và các đại lượng đã biết.
− Lập phương trình biểu thị mối quan hệ giữa các đại lượng.
Bước 2. Giải phương trình
Bước 3. Trả lời: Kiểm tra xem trong các nghiệm của phương trình, nghiệm nào thỏa mãn điều kiện của ẩn, nghiệm nào không, rồi kết luận.
Vậy có 3 bước giải một bài toán bằng cách lập phương trình.
Câu 14:
Hai đội công nhân làm chung một công việc thì hoàn thành sau \(12\) giờ, nếu làm riêng thì thời gian hoàn thành công việc của đội thứ hai ít hơn đội thứ nhất là \(7\)giờ. Hỏi nếu cần làm riêng thì thời gian để đội thứ nhất hoàn thành công việc là bao nhiêu?
Đáp án đúng là: D
Gọi thời gian đội thứ nhất làm một mình hoàn thành công việc là \(x\) (giờ) \(x > 12\)
Thời gian đội hai làm một mình xong công việc là \(x - 7\) (giờ)
Trong \(1\) giờ, đội một thứ nhất làm được \[\frac{1}{x}\] (công việc)
Đội thứ hai làm được \[\frac{1}{{x - 7}}\](công việc)
Cả hai đội làm được \[\frac{1}{{12}}\] (công việc)
Ta có phương trình: \(\frac{1}{x} + \frac{1}{{x - 7}} = \frac{1}{{12}}\)
\(12\left( {x - 7} \right) + 12x = x\left( {x - 7} \right)\)
\({x^2} - 31x + 84 = 0\)
Ta có \(\Delta = {\left( { - 31} \right)^2} - 4.1.\left( {84} \right) = 625\)
Suy ra phương trình có hai nghiệm phân biệt:
\({x_1} = \frac{{31 + \sqrt {625} }}{{2.1}} = 28\) (thỏa mãn điều kiện); \({x_1} = \frac{{31 - \sqrt {625} }}{{2.1}} = 3\) (không thỏa mãn điều kiện)
Vậy thời gian đội thứ nhất làm một mình hoàn thành công việc là \(28\) (giờ)
Câu 15:
Một đoàn xe vận tải nhận chuyên chở \(24\) tấn hàng. Khi sắp khởi hành thì đoàn xe được điều thêm \(6\)chiếc xe nữa nên mỗi xe lúc đó phải chởi ít hơn \(2\) tấn hàng so với dự định. Tính số xe thực tế tham gia vận chuyển (biết khối lượng hàng mỗi xe chở là như nhau).
Đáp án đúng là: B
Gọi số chiếc xe theo dự định của đoàn xe là \(x\) (chiếc) \(\left( {x \in {\mathbb{N}^*}} \right)\)
Số chiếc xe thực tế chuyên chở là \(x + 6\) (chiếc)
Theo dự định mỗi xe phải chở số tấn hàng là \(\frac{{24}}{x}\) (tấn)
Thực tế mỗi xe phải chở số tấn hàng là \(\frac{{24}}{{x + 6}}\) (tấn)
Do thực tế mỗi xe chở ít hơn dự định là \(2\) tấn nên ta có phương trình:
\(\frac{{24}}{x} - \frac{{24}}{{x + 6}} = 2\)
\(24\left( {x + 6} \right) - 24x = 2\left( {{x^2} + 6x} \right)\)
\({x^2} + 6x - 72 = 0\)
Ta có: \(\Delta ' = {3^2} - 1.\left( { - 72} \right) = 81\)
Suy ra phương trình có hai nghiệm phân biệt:
\({x_1} = \frac{{ - 3 - \sqrt {81} }}{1} = - 12\) (loại); \({x_1} = \frac{{ - 3 + \sqrt {81} }}{1} = 6\) (thỏa mãn điều kiện)
Vậy thực tế đoàn xe có \(6 + 6 = 12\) (chiếc xe).