Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 9 Toán Ôn thi Cấp tốc 789+ vào 10 môn Toán khu vực TP Hồ Chí Minh 2024 - 2025 (Đề 13)

Ôn thi Cấp tốc 789+ vào 10 môn Toán khu vực TP Hồ Chí Minh 2024 - 2025 (Đề 13)

Ôn thi Cấp tốc 789+ vào 10 môn Toán khu vực TP Hồ Chí Minh 2024 - 2025 (Đề 13)

  • 35 lượt thi

  • 7 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Cho parabol \(\left( P \right):y =  - {x^2}\) và đường thẳng \(\left( d \right):y =  - 3x + 2\).

1) Vẽ \(\left( P \right)\) và \(\left( d \right)\) trên cùng hệ trục tọa độ.       

2) Tìm tọa độ giao điểm của \(\left( P \right)\) và \(\left( d \right)\) bằng phép tính.
Xem đáp án

a) Vẽ \(\left( P \right)\) và \(\left( d \right)\) trên cùng hệ trục tọa độ.

* Vẽ \(\left( P \right)\): Ta có bảng giá trị sau:

\(x\)

\( - 2\)

\( - 1\)

0

1

2

\(y = - {x^2}\)

\( - 4\)

\( - 1\)

0

\( - 1\)

\( - 4\)

Do đó, đồ thị hàm số là đường cong đi qua các điểm \(O\left( {0\,;\,\,0} \right);\,\,A\left( { - 2\,;\,\, - 4} \right);\,\,\)\(B\left( { - 1\,;\,\, - 1} \right);\)

 \(C\left( {1\,;\,\, - 1} \right);\) \(\,D\left( {2\,;\,\, - 4} \right).\)

* Vẽ \(\left( d \right)\): Ta có bảng giá trị:

\(x\)

0

1

\(y = - 3x + 2\)

2

\( - 1\)

Do đó, đồ thị hàm số là đường thẳng đi qua các điểm \(E\left( {0\,;\,\,2} \right);\,\,C\left( {1\,;\,\, - 1} \right).\)
Ta vẽ được đồ thị hàm số \(y =  - {x^2}\) và \(y =  - 3x + 2\) như sau:
Cho parabol y = -x^2 và đường thẳng d:y =  - 3x + 2. 1) Vẽ P và d trên cùng hệ trục tọa độ.	 2) Tìm tọa độ giao điểm của P và d bằng phép tính. (ảnh 1)

b) Phương trình hoành độ giao điểm của \(\left( P \right)\)\(\left( d \right)\)

\( - {x^2} = 3x + 2\)

\( - {x^2} + 3x - 2 = 0\)

\(x = 1\) hoặc \(x = 2\)

– Với \(x = 1\) thì \(y = - 1\);                    

– Với \(x = 2\) thì \(y = - 4\).

Vậy tọa độ giao điểm của \(\left( P \right)\)\(\left( d \right)\)\(\left( {1\,;\,\, - 1} \right)\)\(\left( {2\,;\, - 4} \right)\).


Câu 2:

Cho phương trình \(3{x^2} - 4x - 2 = 0\) có hai nghiệm là \({x_1},{x_2}\).

Không giải phương trình, hãy tính giá trị của biểu thức \(A = {x_1}x_2^2 + {x_2}\left( {x_1^2 + 2} \right) + 2{x_1}\).

Xem đáp án

Phương trình có hai nghiệm là \({x_1},\,\,{x_2}\) nên áp dụng định lí Viète, ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{x_1} + {x_2} =  - \frac{b}{a} = \frac{4}{3}\\{x_1}{x_2} = \frac{c}{a} = \frac{{ - 2}}{3}\end{array} \right.\,\,\left( 1 \right)\)

Ta có \[A = {x_1}x_2^2 + {x_2}\left( {x_1^2 + 2} \right) + 2{x_1} = {x_1}x_2^2 + {x_2}x_1^2 + 2{x_2} + 2{x_1}\]

\[ = {x_1}{x_2}\left( {{x_1} + {x_2}} \right) + 2\left( {{x_1} + {x_2}} \right) = \left( {{x_1}{x_2} + 2} \right)\left( {{x_1} + {x_2}} \right).\]

Thay \(\left( 1 \right)\) vào biểu thức \(A,\) ta có \[A = \left( {\frac{{ - 2}}{3} + 2} \right) \cdot \frac{4}{3} = \frac{{16}}{9}.\] Vậy \[A = \frac{{16}}{9}.\]


Câu 3:

Một khu vườn hình chữ nhật có chiều dài là \[30{\rm{ m}}\] và chiều rộng là \[20{\rm{ m}}.\] Bác Năm làm một lối đi cho khu vườn như hình vẽ (phần tô đậm).

Một khu vườn hình chữ nhật có chiều dài là 30m và chiều rộng là 20m Bác Năm làm một lối đi cho khu vườn như hình vẽ (phần tô đậm). (ảnh 1)

1) Hãy viết biểu thức (thu gọn) theo \(x\) và \(y\) biểu thị diện tích phần còn lại của khu vườn.

2) Tính diện tích phần còn lại của khu vườn khi \(x = 2,4\,\,{\rm{m}}\) và \(y = 1,8\,\,{\rm{m}}{\rm{.}}\)
Xem đáp án

a) Gọi các phần còn lại lần lượt là \(A\) và \(B\) (như hình vẽ).

Biểu thức biểu thị cạnh còn thiếu của \(A\) là: \(20 - y.\)

Biểu thức biểu thị diện tích phần \(A\) là:

\({S_A} = 15\left( {20 - y} \right) = 300 - 15y.\)

Một khu vườn hình chữ nhật có chiều dài là 30m và chiều rộng là 20m Bác Năm làm một lối đi cho khu vườn như hình vẽ (phần tô đậm). (ảnh 2)

Biểu thức biểu thị cạnh còn thiếu của \(B\) là: \(30 - 15 - x = 15 - x.\)

Biểu thức biểu thị diện tích phần \(B\) là: \({S_B} = 20\left( {15 - x} \right) = 300 - 20x.\)

Vậy biểu thức là \(15\left( {20 - y} \right) + 20\left( {15 - x} \right) = 600 - 20x - 15y\).

b) Thay \(x = 2,4\) và \(y = 1,8\) vào \(S,\) ta được:

\(S = 600 - 20 \cdot 2,4 - 15 \cdot 1,8 = 525\,\,\left( {{{\rm{m}}^{\rm{2}}}} \right)\).

Vậy diện tích phần còn lại của khu vườn là \(525\,\,{{\rm{m}}^{\rm{2}}}.\)


Câu 5:

Anh Huy là một nghệ nhân và anh đang thiết kế một mô hình Trái đất dạng hình cầu có thể tích \(4,2\,\,{\rm{d}}{{\rm{m}}^3}\).

Anh Huy là một nghệ nhân và anh đang thiết kế một mô hình Trái đất dạng hình cầu có thể tích .  1) Tìm bán kính của mô hình Trái đất mà anh Huy thiết kế (kết quả làm tròn đến hàng đơn vị). (ảnh 1)

1) Tìm bán kính của mô hình Trái đất mà anh Huy thiết kế (kết quả làm tròn đến hàng đơn vị).

2) Anh Huy dự định làm một cái hộp bằng giấy (bao gồm cả nắp hộp) để đựng mô hình Trái đất (như hình vẽ trên). Anh đang phân vân nên làm hộp hình lập phương hay hộp hình trụ thì tốn ít giấy hơn. Hãy cho biết anh Huy nên chọn phương án nào? Biết các mặt hộp đều tiếp xúc với mô hình Trái đất và lượng giấy phát sinh là không đáng kể.

Cho biết công thức thể tích khối cầu là \(V = \frac{4}{3}\pi {R^3}\) với \(R\) là bán kính khối cầu. Diện tích toàn phần hình trụ là \(S = 2\pi Rh + 2\pi {R^2}\) với \(R\) là bán kính đáy hình trụ, \(h\) là chiều cao hình trụ.

 
Xem đáp án

a) Ta có: \(V = \frac{4}{3}\pi {R^3}\) nên \[R = \sqrt[3]{{\frac{{3V}}{{4\pi }}}} = \sqrt[3]{{\frac{{3 \cdot 4,2}}{{4\pi }}}} \approx 1\,\,\left( {{\rm{dm}}} \right).\]

Vậy bán kính của mô hình Trái đất mà anh Huy thiết kế khoảng \[1\,\,{\rm{dm}}.\]

b) Vì các mặt hộp đều tiếp xúc với mô hình Trái đất nên bán kính của hình trụ sẽ bằng bán kính hình cầu \(R = 1\) và chiều cao \(h = 2R = 2\,\,{\rm{dm}}{\rm{.}}\)

Diện tích các mặt của hình trụ là: \(S = 2\pi Rh + 2\pi {R^2} = 2\pi  \cdot 1 \cdot 2 + 2\pi  \cdot {1^2} = 6\pi \,\,\left( {{\rm{d}}{{\rm{m}}^{\rm{2}}}} \right).\)

Ta có hình lập phương có cạnh bằng \(2R = 2\,\,{\rm{dm}}\,{\rm{.}}\)

Diện tích các mặt của hình lập phương là: \(S' = 6 \cdot {2^2} = 24\,\,\left( {{\rm{d}}{{\rm{m}}^{\rm{2}}}} \right).\)

Ta thấy \(24\,\,{\rm{d}}{{\rm{m}}^{\rm{2}}} > 6\pi \,\,{\rm{d}}{{\rm{m}}^{\rm{2}}}\), do đó nếu làm hộp hình trụ sẽ tốn ít giấy hơn.

Vậy anh Huy nên chọn phương án làm hộp hình trụ.

 

Câu 6:

Lúc 7 giờ sáng một xe máy xuất phát từ Thành phố Hồ Chí Minh đi về hướng Biên Hòa với tốc độ trung bình \(40{\rm{\;km}}/\)giờ. Sau đó 15 phút, một ô tô xuất phát từ Biên Hòa đi về hướng Thành phố Hồ Chí Minh với tốc độ trung bình \(60{\rm{\;km}}/\)giờ. Biết rằng Thành phố Hồ Chí Minh cách Biên Hòa \[40{\rm{ km}}.\]

⦁ Gọi \(f\left( t \right) = at + b,\,\,\left( {t \ge 0} \right)\) là hàm số biểu diễn khoảng cách của xe máy so với Thành phố Hồ Chí Minh sau khi đi được \(t\) giờ kể từ lúc 7 giờ 15 phút.

⦁ Gọi \(g\left( t \right) = ct + d,\,\,\left( {0 \le t \le \frac{2}{3}} \right)\) là hàm số biểu diễn khoảng cách của ô tô so với Thành phố Hồ Chí Minh sau khi đi được \(t\) giờ kể từ lúc 7 giờ 15 phút.

a) Tìm các hệ số \(a,\,\,b,\,\,c,\,\,d.\)

b) Hỏi hai xe gặp nhau lúc mấy giờ và nơi gặp nhau cách Thành phố Hồ Chí Minh bao nhiêu ki-lô-mét?

Lúc 7 giờ sáng một xe máy xuất phát từ Thành phố Hồ Chí Minh đi về hướng Biên Hòa với tốc độ trung bình 40km/giờ. Sau đó 15 phút, một ô tô xuất phát từ Biên Hòa (ảnh 1)
Xem đáp án

a) Đổi 15 phút \( = \frac{1}{4}\) giờ.

Khoảng cách của xe máy so với Thành phố Hồ Chí Minh sau khi đi được \(t\) giờ kể từ lúc 7 giờ 15 phút là: \[f\left( t \right) = 40 \cdot \left( {t + \frac{1}{4}} \right) = 40t + 10,\,\,\left( {t \ge 0} \right).\]

Khoảng cách của ô tô so với Thành phố Hồ Chí Minh sau khi đi được \(t\) giờ kể từ lúc 7 giờ 15 phút là: \[g\left( t \right) = 40 - 60t,\,\,\left( {0 \le t \le \frac{2}{3}} \right).\]

Vậy \(a = 40\,;\,\,b = 10\,;\,\,c =  - 60\,;\,\,d = 40.\)

b) Hai xe gặp nhau khi và chỉ khi \(40t + 10 = 40 - 60t\) hay \(100t = 30\) nên \(t = \frac{3}{{10}}\) (giờ).

Đổi \(\frac{3}{{10}}\) giờ \[ = 18\] phút.

Thời điểm hai xe gặp nhau là: 7 giờ 15 phút + 18 phút = 7 giờ 33 phút.

Vị trí gặp cách Thành phố Hồ Chí Minh là: \[40 - 60 \cdot \frac{3}{{10}} = 22\,\,\left( {{\rm{km}}} \right).\]

Vậy hai xe gặp nhau lúc 7 giờ 33 phút và cách Thành phố Hồ Chí Minh 22 km.


Câu 7:

Hai thùng chứa nước hình trụ đều được gắn một vòi chảy ở đáy thùng. Ban đầu chiều cao mực nước ở thùng thứ nhất hơn thùng thứ hai \(0,2\,\,{\rm{m}}\,{\rm{,}}\) để vệ sinh hai thùng này bạn Hân cần mở vòi cho nước chảy hết ra ngoài. Bạn Hân bắt đầu mở vòi cho thùng thứ nhất chảy từ 8 giờ sáng và sau đó 3 phút bắt đầu mở vòi cho thùng thứ hai chảy. Khi quan sát quá trình chảy của hai thùng, Hân thấy rằng:

⦁ Tại thời điểm 8 giờ 04 phút thì chiều cao mực nước hai thùng bằng nhau.

⦁ Tại thời điểm 8 giờ 08 phút thì thùng thứ hai vừa chảy hết nước và chiều cao mực nước còn lại ở thùng thứ nhất là \(0,4{\rm{\;m}}\).

Tìm chiều cao mực nước ban đầu ở mỗi thùng. Biết rằng tốc độ chảy ở mỗi vòi là không đổi.

Xem đáp án

Gọi \(x\,;\,\,x - 0,2\,\,\left( {\rm{m}} \right)\) lần lượt là chiều cao mực nước ban đầu ở thùng thứ nhất và thùng thứ hai \(\left( {x > 0,2} \right)\).

Thùng thứ hai chảy trong 5 phút thì hết nước nên trong 1 phút thùng thứ hai chảy được \(\frac{1}{5}\) thùng.

– Lúc 8 giờ 8 phút, vòi thứ nhất chảy được 1 phút nên chảy được \(\frac{1}{5}\) thùng.

– Lúc 8 giờ 4 phút, vòi thứ hai chảy được 1 phút nên chảy được \(\frac{1}{5}\) thùng.

Khi đó, chiều cao còn lại là \(\frac{4}{5}\) thùng.

Chiều cao thùng thứ hai còn lại là \(\frac{4}{5}\left( {x - 0,2} \right)\), chính là chiều cao của thùng thứ nhất.

Thùng thứ nhất chảy được: \(\frac{1}{5}x + \frac{4}{{25}}.\)

Mỗi phút thùng thứ nhất chảy được \(\left( {\frac{1}{5}x + \frac{4}{{25}}} \right):4 = \frac{1}{{20}}x + \frac{4}{{25}}.\)

– Lúc 8 giờ 8 phút, thùng thứ nhất chảy được 8 phút.

Khi đó, thùng thứ nhất chảy được: \(\frac{8}{{20}}x + \frac{8}{{25}}\,\,\left( {\rm{m}} \right){\rm{.}}\)

Theo đề bài, ta có phương trình \(\frac{3}{5}x - \frac{8}{{25}} = 0,4\) hay \(15x - 8 = 10\). Do đó \(x = 1,2\,\,\left( {{\rm{TM}}} \right){\rm{.}}\)

Vậy chiều cao mực nước ban đầu của thùng thứ nhất là \(1,2{\rm{\;m}}\); thùng thứ hai là \[1{\rm{ m}}.\]\({\rm{\;}}\)


Bắt đầu thi ngay


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương