15 câu trắc nghiệm Toán 9 Chân trời sáng tạo Bài tập cuối chương 1 có đáp án
15 câu trắc nghiệm Toán 9 Chân trời sáng tạo Bài tập cuối chương 1 có đáp án
-
20 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
I. Nhận biết
Cho các phương trình \(4x - 5y = 1\,;\,\,\,x + y - z = 3\,;\,\,\,3{x^2} - x - 2 = 0\,;\,\,\,0x + 6y = 8.\)
Trong các phương trình trên, có bao nhiêu phương trình bậc nhất hai ẩn?
Đáp án đúng là: B
Phương trình bậc nhất hai ẩn \(x,\,y\) là hệ thức dạng: \[{\rm{ax}} + by = c,\]trong đó \(a,\,b,\,c\) là các số đã biết (gọi là hệ số), \(a\)và \(b\)không đồng thời bằng \(0\) nên phương trình \(4x - 5y = 1\) và \(0x + 6y = 8\) là phương trình bậc nhất hai ẩn.
Câu 2:
Tất cả các nghiệm của phương trình \(2x + 0y = 1\) được biểu diễn bởi đường thẳng
Đáp án đúng là: B
\(2x + 0y = 1\) suy ra \(x = \frac{1}{2}.\)
Câu 3:
Hệ phương trình nào sau đây là hệ phương trình bậc nhất hai ẩn?
Đáp án đúng là: C
Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn \(x,\,y\) có dạng: \(\left( I \right)\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{ax + by = c\,\left( 1 \right)}\\{a'x + b'y = c'}\end{array}} \right..\)
Trong đó, \(a,\,\,b,\,\,c,\,\,a',\,\,b',\,\,c'\) là các số đã biết (gọi là hệ số), \(a\) và \(b\) không đồng thời bằng \(0,\)\(a'\) và \(b'\) không đồng thời bằng \(0.\)
Câu 4:
Cho hệ phương trình sau \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x + 2y = 3\,\,\,\,\,\,\left( 1 \right)}\\{x - 2y = - 1\,\,\,\left( 2 \right)}\end{array}} \right.\) . Chọn khẳng định đúng.
Đáp án đúng là: C
Lấy \(\left( 1 \right) + \left( 2 \right)\) ta được phương trình một ẩn là \(2x = 2.\)
Câu 5:
Phương trình \[\left( {4x + 1} \right)\left( {2 - 5x} \right) = 0\] là
Đáp án đúng là: A
Ta có \[\left( {4x + 1} \right)\left( {2 - 5x} \right) = 0\] nên
\(4x + 1 = 0\) hoặc \(2 - 5x = 0.\)
\(4x = - 1\) hoặc \( - 5x = - 2\)
\(x = \frac{{ - 1}}{4}\) hoặc \(x = \frac{2}{5}.\)
Vậy phương trình đã cho có nghiệm \(x = \frac{{ - 1}}{4}\) hoặc \(x = \frac{2}{5}.\)
Câu 6:
II. Thông hiểu
Phương trình \[\frac{2}{{x - 2}} - \frac{3}{{x - 3}} = \frac{{3x - 20}}{{\left( {x - 3} \right)\left( {x - 2} \right)}}\] có nghiệm là
Đáp án đúng là: C
Điều kiện xác định \(x \ne 2;\,x \ne 3.\)
Ta có:
\[\frac{2}{{x - 2}} - \frac{3}{{x - 3}} = \frac{{3x - 20}}{{\left( {x - 3} \right)\left( {x - 2} \right)}}\]
\[2\left( {x - 3} \right) - 3\left( {x - 2} \right) = 3x - 20\]
\[2x - 6 - 3x + 6 = 3x - 20\]
\[ - 4x = - 20.\]
\(x = 5\)(thỏa mãn điều kiện xác định)
Vậy phương trình đã cho có nghiệm duy nhất \(x = 5.\)
Câu 7:
Các nghiệm của phương trình \(5x + 0y = 2\) được biểu diễn bởi
Đáp án đúng là: C
Ta có: \(5x + 0y = 2\) suy ra \(5x = 2\) suy ra \(x = \frac{2}{5}.\)
Nên các nghiệm của phương trình \(5x + 0y = 2\) được biểu diễn bởi đường thẳng \(x = \frac{2}{5}.\)
Câu 8:
Giá trị nào của \({x_0}\) để cặp số \(\left( {{x_0}; - 1} \right)\) là nghiệm của phương trình \(5x + y = 4?\)
Đáp án đúng là: B
Do \(\left( {{x_0}; - 1} \right)\) là nghiệm của phương trình \(5x + y = 4.\)
Nên \(5{x_0} + \left( { - 1} \right) = 4\) suy ra \(5{x_0} = 5\) suy ra \({x_0} = 1.\)
Câu 9:
Hệ phương trình \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{\frac{1}{{x - 2}} + \frac{1}{{2y - 1}} = 2}\\{\frac{2}{{x - 2}} - \frac{3}{{2y - 1}} = 1}\end{array}} \right.\) có nghiệm là
Đáp án đúng là: C
Điều kiện: \(x \ne 2;\,y \ne \frac{1}{2}\)
Đặt \(a = \frac{1}{{x - 2}};\,b = \frac{1}{{2y - 1}}\left( {a \ne 0,\,b \ne 0} \right)\)
Hệ phương trình trở thành: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{a + b = 2}\\{2a - 3b = 1}\end{array}} \right.\)
Nhân hai vế phương trình thứ nhất với \(3,\) ta được hệ phương trình mới: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{3a + 3b = 6}\\{2a - 3b = 1}\end{array}} \right.\)
Cộng hai vế của hai phương trình ta được:
\(\begin{array}{l}\left( {3a + 3b} \right) + \left( {2a - 3b} \right) = 6 + 1\\5a = 7\\a = \frac{7}{5}\end{array}\)
Thế \(a = \frac{7}{5}\) vào phương trình thứ nhất ta được:
\(\begin{array}{l}\frac{7}{5} + b = 2\\b = \frac{3}{5}.\end{array}\)
Ta có \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{a = \frac{7}{5}}\\{b = \frac{3}{5}}\end{array}} \right.\) suy ra \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{\frac{1}{{x - 2}} = \frac{7}{5}}\\{\frac{1}{{2y - 1}} = \frac{3}{5}}\end{array}} \right.\) suy ra \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x - 2 = \frac{5}{7}}\\{2y - 1 = \frac{5}{3}}\end{array}} \right.\)suy ra \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x = \frac{{19}}{7}}\\{y = \frac{4}{3}}\end{array}} \right.\)(thỏa mãn)
Vậy hệ phương trình đã cho có một nghiệm duy nhất là \(\left( {\frac{{19}}{7};\frac{4}{3}} \right).\)
Câu 10:
Độ cao \(h\)(mét) của một quả bóng gôn sau khi được đánh \(t\) giây được cho bởi công thức \(h\left( t \right) = t\left( {20 - t} \right).\) Tính thời gian bay của quả bóng từ khi được đánh đến khi chạm đất?
Đáp án đúng là: C
Quả bóng chạm đất khi \(h\left( t \right) = 0,\) do đó ta giải phương trình: \(t\left( {20 - 5t} \right) = 0.\)
Suy ra \(t = 0\) hoặc \(20 - 5t = 0.\)
Suy ra \(t = 0\) hoặc \(t = 20.\)
Vậy thời gian bay của quả bóng từ khi được đánh đến khi chạm đất là \(20 - 0 = 20\)giây.
Câu 11:
Hai tổ sản xuất cùng may một loại áo. Nếu tổ thứ nhất may trong \(3\) ngày, tổ thứ hai may trong \(5\) ngày thì cả hai tổ may được \(1310\) chiếc áo. Biết rằng trong một ngày tổ thứ nhất may được nhiều hơn tổ thứ hai là \(10\) chiếc áo. Hỏi mỗi tổ trong \(1\) ngày may được bao nhiêu chiếc áo?
Gọi lần lượt số áo tổ thứ nhất, tổ thứ hai may trong \(1\) ngày là \(x,\,y\)(áo). Điều kiện: \(x,\,y \in {\mathbb{N}^*}.\)
Khi đó, ta có hệ phương trình là
Đáp án đúng là: B
Gọi lần lượt số áo tổ thứ nhất, tổ thứ hai may trong \(1\) ngày là \(x,\,y\)(áo). Điều kiện: \(x,\,y \in {\mathbb{N}^*}.\)
Trong \(3\) ngày, tổ thứ nhất may được \(3x\) (chiếc áo).
Trong 5 ngày, tổ thứ hai may được \(5y\) (chiếc áo).
Khi đó cả hai tổ thứ hai may được \(1310\) chiếc áo nên ta có phương trình \(3x + 5y = 1310\,\,\,\left( 1 \right)\)
Vì một ngày tổ thứ nhất may được nhiều hơn tổ thứ hai là \(10\) chiếc áo nên ta có phương trình \(x - y = 10\,\,\,\left( 2 \right)\)
Từ \(\left( 1 \right)\) và \(\left( 2 \right)\) ta có hệ phương trình \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{3x + 5y = 1310}\\{x - y = 10}\end{array}} \right..\)
Câu 12:
Hệ phương trình \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{3\sqrt x + 2\sqrt y = 16}\\{2\sqrt x - 3\sqrt y = - 11}\end{array}} \right.\) có nghiệm là
Đáp án đúng là:
Điều kiện \(x \ge 0,\,y \ge 0\). Đặt \(a = \sqrt x ,\,b = \sqrt y \,\,\left( {a,\,b \ge 0} \right)\)
Hệ phương trình trở thành \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{3a + 2b = 16}\\{2a - 3b = - 11}\end{array}} \right.\).
Nhân hai vế phương trình thứ nhất với \(3,\) phương trình thứ hai với \(2,\) ta được: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{9a + 6b = 48}\\{4a - 6b = - 22}\end{array}} \right..\)
Cộng hai vế của hai phương trình ta được: \(\left( {9a + 6b} \right) + \left( {4a - 6b} \right) = 48 - 22\)
\(13a = 26\)
\(a = 2\)
Thế \(a = 2\) vào phương trình thứ nhất ta được: \(3.2 + 2b = 16\) hay \(b = 5\)
Ta có \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{a = 2}\\{b = 5}\end{array}} \right.\) suy ra \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{\sqrt x = 2}\\{\sqrt y = 25}\end{array}} \right.\) suy ra \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x = 4}\\{y = 25}\end{array}} \right.\) (thỏa mãn)
Vậy hệ phương trình đã cho có một nghiệm duy nhất \(\left( {4;25} \right).\)
Câu 13:
III. Vận dụng
Một chiếc thuyền xuôi dòng và ngược dòng trên khúc sông dài \(40\,{\rm{km}}\) hết \(4\)giờ \(30\) phút. Biết thời gian thuyền xuôi dòng \(5\,\,{\rm{km}}\) bằng thời gian thuyền ngược dòng \(4\,\,{\rm{km}}.\)Tính vận tốc dòng nước ?
Đáp án đúng là: D
Gọi vận tốc thật của thuyền \[x\,\left( {{\rm{km/h}}} \right)\]\(\left( {x > 0} \right).\)
vận tốc dòng nước \(y\,\left( {{\rm{km/h}}} \right)\)\(\left( {y > 0} \right).\)
Vận tốc của thuyền khi xuôi dòng là \(x + y\,\left( {{\rm{km/h}}} \right).\)
Vận tốc của thuyền khi ngược dòng là \(x - y\,\left( {{\rm{km/h}}} \right).\)
Thời gian của thuyền khi xuôi dòng là \(\frac{{40}}{{x + y}}\) (giờ).
Thời gian của thuyền khi xuôi dòng là \(\frac{{40}}{{x - y}}\) (giờ).
Đổi: \(4\)giờ \(30\) phút \( = \frac{9}{2}\) giờ.
Vì chiếc thuyền xuôi dòng và ngược dòng trên khúc sông dài \(40\,{\rm{km}}\) hết \(4\)giờ \(30\) phút nên ta có phương trình \(\frac{{40}}{{x + y}} + \frac{{40}}{{x - y}} = \frac{9}{2}\,\,\,\left( 1 \right)\)
Vì thời gian thuyền xuôi dòng \(5\,\,{\rm{km}}\) bằng thời gian thuyền ngược dòng \(4\,\,{\rm{km}}\) nên ta có phương trình
\(\)\(\frac{5}{{x + y}} = \frac{4}{{x - y}}\,\,\,\left( 2 \right)\)
Từ \(\left( 1 \right)\) và \(\left( 2 \right)\), ta có hệ phương trình
\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{\frac{{40}}{{x + y}} + \frac{{40}}{{x - y}} = \frac{9}{2}}\\{\frac{5}{{x + y}} = \frac{4}{{x - y}}}\end{array}} \right.\) suy ra \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{\frac{1}{{x + y}} = \frac{1}{{20}}}\\{\frac{1}{{x - y}} = \frac{1}{{16}}}\end{array}} \right.\) suy ra \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x + y = 20}\\{x - y = 16}\end{array}} \right.\) suy ra \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x = 18}\\{y = 2}\end{array}} \right.\)(thỏa mãn)
Vậy vận tốc của dòng nước là \(2\,{\rm{km/h}}.\)
Câu 14:
Đáp án đúng là: D
Gọi vận tốc thật của thuyền \[x\,\left( {{\rm{km/h}}} \right)\]\(\left( {x > 0} \right).\)
vận tốc dòng nước \(y\,\left( {{\rm{km/h}}} \right)\)\(\left( {y > 0} \right).\)
Vận tốc của thuyền khi xuôi dòng là \(x + y\,\left( {{\rm{km/h}}} \right).\)
Vận tốc của thuyền khi ngược dòng là \(x - y\,\left( {{\rm{km/h}}} \right).\)
Thời gian của thuyền khi xuôi dòng là \(\frac{{40}}{{x + y}}\) (giờ).
Thời gian của thuyền khi xuôi dòng là \(\frac{{40}}{{x - y}}\) (giờ).
Đổi: \(4\)giờ \(30\) phút \( = \frac{9}{2}\) giờ.
Vì chiếc thuyền xuôi dòng và ngược dòng trên khúc sông dài \(40\,{\rm{km}}\) hết \(4\)giờ \(30\) phút nên ta có phương trình \(\frac{{40}}{{x + y}} + \frac{{40}}{{x - y}} = \frac{9}{2}\,\,\,\left( 1 \right)\)
Vì thời gian thuyền xuôi dòng \(5\,\,{\rm{km}}\) bằng thời gian thuyền ngược dòng \(4\,\,{\rm{km}}\) nên ta có phương trình
\(\)\(\frac{5}{{x + y}} = \frac{4}{{x - y}}\,\,\,\left( 2 \right)\)
Từ \(\left( 1 \right)\) và \(\left( 2 \right)\), ta có hệ phương trình
\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{\frac{{40}}{{x + y}} + \frac{{40}}{{x - y}} = \frac{9}{2}}\\{\frac{5}{{x + y}} = \frac{4}{{x - y}}}\end{array}} \right.\) suy ra \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{\frac{1}{{x + y}} = \frac{1}{{20}}}\\{\frac{1}{{x - y}} = \frac{1}{{16}}}\end{array}} \right.\) suy ra \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x + y = 20}\\{x - y = 16}\end{array}} \right.\) suy ra \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x = 18}\\{y = 2}\end{array}} \right.\)(thỏa mãn)
Vậy vận tốc của dòng nước là \(2\,{\rm{km/h}}.\)
Câu 15:
Đáp án đúng là: D
Gọi \(x;\,y\) lần lượt là hệ số của \({\rm{Fe}}\) và \({{\rm{O}}_{\rm{2}}}\) thỏa mãn cân bằng phương trình hóa học \(\left( {x,\,y \in \mathbb{Z}} \right).\)
\[x{\rm{FeO}} + y{{\rm{O}}_{\rm{2}}} \to {\rm{F}}{{\rm{e}}_{\rm{3}}}{{\rm{O}}_{\rm{4}}}\]
Theo định luật bảo toàn nguyên tố đối với \({\rm{Fe}}\) và \({\rm{O}}\) ta có:
\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x = 3}\\{x + 2y = 4}\end{array}} \right.\) suy ra \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x = 3}\\{y = \frac{1}{2}}\end{array}} \right..\)
Ta có: \(3{\rm{FeO}} + \frac{1}{2}{{\rm{O}}_{\rm{2}}} \to {\rm{F}}{{\rm{e}}_{\rm{3}}}{{\rm{O}}_{\rm{4}}}\)
Do các hệ số của phương trình hóa học phải là số nguyên nên nhân hai vế phương trình hóa học trên với \(2\) ta được: \(6{\rm{FeO}} + {{\rm{O}}_{\rm{2}}} \to 2{\rm{F}}{{\rm{e}}_{\rm{3}}}{{\rm{O}}_{\rm{4}}}\)
Vậy \(x + y = 6 + 1 = 7.\)