Trắc nghiệm Toán 9 Kết nối tri thức Bài 11. Tỉ số lượng giác của góc nhọn có đáp án
Trắc nghiệm Toán 9 Kết nối tri thức Bài 11. Tỉ số lượng giác của góc nhọn có đáp án
-
50 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đáp án đúng là: A
Theo định nghĩa tỉ số lượng giác trong tam giác vuông, ta có tam giác \[MNP\] vuông tại \[M\] nên \[\cos \alpha = \frac{{MP}}{{NP}}.\]
Vậy ta chọn phương án A.
Câu 2:
Cho góc nhọn \[\alpha .\] Khẳng định nào sau đây đúng?
Đáp án đúng là: A
Theo định nghĩa tỉ số lượng giác trong tam giác vuông, ta có các tỉ số lượng giác của góc nhọn \[\alpha \] luôn dương và \[\sin \alpha < 1\,;\,\,\cos \alpha < 1.\]
Do đó \[0 < \sin \alpha < 1\,;\,\,0 < \cos \alpha < 1.\]
Vậy ta chọn phương án A.
Câu 3:
Cho \[\beta \] là góc nhọn bất kì. Khẳng định nào sau đây đúng?
Đáp án đúng là: C
Theo định nghĩa tỉ số lượng giác trong tam giác vuông, ta có \[\cot \beta = \frac{1}{{\tan \beta }}.\]
Vậy ta chọn phương án C.
Câu 4:
Cho tam giác vuông có góc nhọn \[\alpha .\] Khẳng định nào sau đây sai?
Đáp án đúng là: C
Phương án A, B, D đúng.
Phương án C sai. Sửa lại: Tỉ số giữa cạnh kề và cạnh đối được gọi là côtang của góc \[\alpha ,\] kí hiệu \[\cot \alpha .\]
Vậy ta chọn phương án C.
Câu 5:
Cho \[\alpha ,\beta \] là hai góc phụ nhau. Kết luận nào sau đây đúng?
Đáp án đúng là: C
Vì \[\alpha ,\beta \] là hai góc phụ nhau nên \[\beta = 90^\circ - \alpha .\]
Theo định lí tỉ số lượng giác của hai góc phụ nhau, ta có:
\[\sin \alpha = \cos \left( {90^\circ - \alpha } \right) = \cos \beta ;\]
\[\tan \alpha = \cot \left( {90^\circ - \alpha } \right) = \cot \beta .\]
Vậy ta chọn phương án C.
Câu 6:
II. Thông hiểu
Cho tam giác \[ABC\] vuông tại \[A.\] Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng?
Đáp án đúng là: C
Cách 1. Do tam giác \[ABC\] vuông tại \[A\] nên
⦁ \[\sin B = \frac{{AC}}{{BC}}\] và \[\tan C = \frac{{AB}}{{AC}}.\] Suy ra \[\sin B \ne \tan C.\] Do đó phương án A sai.
⦁ \[\tan B = \frac{{AC}}{{AB}}\] và \[\cos C = \frac{{AC}}{{BC}}.\] Suy ra \[\tan B \ne \cos C.\] Do đó phương án B sai.
⦁ \[\sin C = \frac{{AB}}{{BC}}\] và \[\cos B = \frac{{AB}}{{BC}}.\] Suy ra \[\sin C = \cos B.\] Do đó phương án C đúng.
⦁ \[\cos B = \frac{{AB}}{{BC}}\] và \[\cos C = \frac{{AC}}{{BC}}.\]
Suy ra \[\frac{{\cos C}}{{\cos B}} = \frac{{AC}}{{BC}}:\frac{{AB}}{{BC}} = \frac{{AC}}{{BC}} \cdot \frac{{BC}}{{AB}} = \frac{{AC}}{{AB}} \ne \frac{{AB}}{{AC}}.\] Do đó phương án D sai.
Vậy ta chọn phương án C.
Cách 2. Vì tam giác \[ABC\] vuông tại \[A\] nên \(\widehat {B\,} + \widehat {C\,} = 90^\circ ,\) do đó hai góc \(B\) và \(C\) là hai góc phụ nhau.
Do đó \[\sin B = \cos C;\,\,\cos B = \sin C;\,\,\tan B = \cot C;\,\,\cot B = \tan C.\]
Vậy ta chọn phương án C.
Câu 7:
Cho tam giác \[ABC\] vuông tại \[C\] có \[AC = 1{\rm{\;cm}},\,\,BC = 2{\rm{\;cm}}.\] Tỉ số lượng giác \[\sin B,\,\,\cos B\] là
Đáp án đúng là: A
Áp dụng định lí Pythagore cho tam giác \[ABC\] vuông tại \[C\], ta được:
\[A{B^2} = A{C^2} + B{C^2} = {1^2} + {2^2} = 5.\] Suy ra \[AB = \sqrt 5 {\rm{\;(cm)}}{\rm{.}}\]
Vì tam giác \[ABC\] vuông tại \[C\] nên \[\sin B = \frac{{AC}}{{AB}} = \frac{1}{{\sqrt 5 }} = \frac{{\sqrt 5 }}{5};\,\,\cos B = \frac{{BC}}{{AB}} = \frac{2}{{\sqrt 5 }} = \frac{{2\sqrt 5 }}{5}.\]
Vậy ta chọn phương án A.
Câu 8:
Cho tam giác \[ABC\] vuông tại \[C\] có \[AC = 1,2{\rm{\;cm}},\,\,AB = 1,5{\rm{\;cm}}.\] Tỉ số lượng giác \[\tan B\] là
Đáp án đúng là: B
Áp dụng định lí Pythagore cho tam giác \[ABC\] vuông tại \[C\], ta được:
\[B{C^2} = A{B^2} - A{C^2} = 1,{5^2} - 1,{2^2} = 0,81.\]
Suy ra \[BC = 0,9{\rm{\;(cm)}}{\rm{.}}\]
Vì tam giác \[ABC\] vuông tại \[C\] nên \[\tan B = \frac{{AC}}{{BC}} = \frac{{1,2}}{{0,9}} = \frac{4}{3}.\]
Vậy ta chọn phương án B.
Câu 9:
Cho tam giác \[DEF\] vuông tại \[D\] có \[DE = \sqrt 2 {\rm{\;cm}},\,\,EF = \sqrt {10} {\rm{\;cm}}.\] Tỉ số lượng giác \[\cot E\] là
Đáp án đúng là: A
Áp dụng định lí Pythagore cho tam giác \[DEF\] vuông tại \[D\], ta được:
\[D{F^2} = E{F^2} - D{E^2} = {\left( {\sqrt {10} } \right)^2} - {\left( {\sqrt 2 } \right)^2} = 8.\] Suy ra \[DF = 2\sqrt 2 {\rm{\;(cm)}}{\rm{.}}\]
Vì tam giác \[DEF\] vuông tại \[D\] nên \[\cot E = \frac{{DE}}{{DF}} = \frac{{\sqrt 2 }}{{2\sqrt 2 }} = \frac{1}{2}.\]
Vậy ta chọn phương án A.
Câu 10:
Giá trị của biểu thức \[I = \frac{{\sin 32^\circ }}{{\cos 58^\circ }}\] bằng
Đáp án đúng là: D
⦁ Cách 1: Ta có: \[I = \frac{{\sin 32^\circ }}{{\cos 58^\circ }} = \frac{{\sin \left( {90^\circ - 58^\circ } \right)}}{{\cos 58^\circ }} = \frac{{\cos 58^\circ }}{{\cos 58^\circ }} = 1.\]
⦁ Cách 2: Sử dụng máy tính cầm tay:
Đầu tiên, ta đưa máy tính về chế độ “độ”, sau đó ấn liên tiếp các phím
Màn hình hiện lên kết quả: \[1.\] Nghĩa là, \[I = 1.\]
Vậy ta chọn phương án D.
Câu 11:
Giá trị của biểu thức \[J = \tan 76^\circ - \cot 14^\circ \] bằng
Đáp án đúng là: C
⦁ Cách 1: Ta có: \[J = \tan 76^\circ - \cot 14^\circ = \tan 76^\circ - \cot \left( {90^\circ - 76^\circ } \right) = \tan 76^\circ - \tan 76^\circ = 0.\]
⦁ Cách 2: Sử dụng máy tính cầm tay:
Ta có: \[\cot 14^\circ = \frac{1}{{\tan 14^\circ }}.\]
Đầu tiên, ta đưa máy tính về chế độ “độ”, sau đó ấn liên tiếp các phím
Màn hình hiện lên kết quả: \[0.\] Nghĩa là, \[J = 0.\]
Vậy ta chọn phương án C.
Câu 12:
Số đo góc nhọn \[\alpha \] thỏa mãn \[\sin \alpha = 0,75\] gần nhất với
Đáp án đúng là: B
Đầu tiên, ta đưa máy tính về chế độ “độ”, sau đó ấn liên tiếp các phím
Màn hình hiện lên kết quả \(48^\circ 35'25.36'',\) làm tròn đến độ ta được kết quả \[49^\circ .\]
Vậy ta chọn phương án B.
Câu 13:
III. Vận dụng
Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài \[30{\rm{\;m}},\] chiều rộng \[10\sqrt 3 {\rm{\;m}}.\] Khi đó góc giữa đường chéo và chiều dài của mảnh vườn bằng
Đáp án đúng là: A
Gọi \[MNPQ\] là mảnh vườn hình chữ nhật và \[\alpha \] là góc giữa đường chéo \[NQ\] và chiều dài \[MN\] của mảnh vườn hình chữ nhật.
Vì tam giác \[MNQ\] vuông tại \[M\] nên \[\tan \alpha = \tan \widehat {MNQ} = \frac{{MQ}}{{MN}} = \frac{{10\sqrt 3 }}{{30}} = \frac{{\sqrt 3 }}{3}.\]
Sử dụng máy tính cầm tay, chuyển máy tính về chế độ “độ”, sau đó ấn liên tiếp các phím
Màn hình hiện lên kết quả: \[30.\] Nghĩa là, \[\alpha = 30^\circ .\]
Do đó góc giữa đường chéo và chiều dài của mảnh vườn bằng \[30^\circ .\]
Vậy ta chọn phương án A.
Câu 14:
Một máy bay đang bay ở độ cao \[12\] km, khi hạ cánh xuống mặt đất, đường đi của máy bay tạo với mặt đất một góc nghiêng \[\alpha .\] Nếu đường bay của máy bay dài \[320\] km thì góc nghiêng \[\alpha \] gần nhất với
Đáp án đúng là: A
Ta mô hình hóa bài toán như hình vẽ trên.
Theo bài, máy bay đang ở độ cao \[12\] km nên \[AH = 12\] (km); đường bay từ \[A\] đến \[B\] của máy bay dài \[320\] km nên \[AB = 320\] (km).
Vì tam giác \[AHB\] vuông tại \[H\] nên \[\sin \alpha = \sin \widehat {ABH} = \frac{{AH}}{{AB}} = \frac{{12}}{{320}} = \frac{3}{{80}}.\]
Sử dụng máy tính cầm tay, chuyển máy tính về chế độ “độ”, sau đó ấn liên tiếp các phím
Ấn tiếp phím , ta thấy màn hình hiện lên kết quả: \[2^\circ 8'56.74''.\]
Khi làm tròn đến phút, ta được kết quả \[\alpha = 2^\circ 9'.\]
Vậy ta chọn phương án A.
Câu 15:
Một cột đèn cao \[7\] m có bóng trên mặt đất dài \[4\] m, gần đó có một tòa nhà cao tầng có bóng trên mặt đất dài \[80\] m (hình vẽ).
Em hãy cho biết tòa nhà đó cao bao nhiêu tầng, biết rằng mỗi tầng cao \[2\] m?
Đáp án đúng là: C
Giả sử bóng trên mặt đất của cột đèn và tia nắng mặt trời tạo nên một góc nghiêng \[\alpha .\]
Suy ra cùng lúc đó, bóng trên mặt đất của tòa nhà và tia nắng mặt trời cũng tạo nên một góc nghiêng \[\alpha .\]
Vì tam giác \[ABC\] vuông tại \[B\] nên \[\tan \alpha = \frac{{AB}}{{BC}} = \frac{7}{4}\] (1)
Vì tam giác \[DEF\] vuông tại \[E\] nên \[\tan \alpha = \frac{{DE}}{{EF}} = \frac{{DE}}{{80}}\] (2)
Từ (1), (2), ta thu được \[\frac{{DE}}{{80}} = \frac{7}{4}.\]
Do đó \[DE = \frac{7}{4} \cdot 80 = 140\] (m).
Như vậy, chiều cao của tòa nhà là \[140\] m.
Vậy tòa nhà đó cao \[140:2 = 70\] (tầng).
Do đó ta chọn phương án C.