15 câu trắc nghiệm Toán 9 Kết nối tri thức Bài 27. Góc nội tiếp có đáp án
-
33 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
I. Nhận biết
Góc nội tiếp nhỏ hơn hoặc bằng \(90^\circ \) có số đo
Đáp án đúng là: A
Trong một đường tròn, góc nội tiếp nhỏ hơn hoặc bằng \(90^\circ \) có số đo bằng nửa số đo góc ở tâm cùng chắn một cung.
Câu 2:
Góc nội tiếp chắn nửa đường tròn có số đo bằng
Đáp án đúng là: B
Góc nội tiếp chắn nửa đường tròn có số đo bằng \(90^\circ \).
Câu 3:
Trong các hình dưới đây, hình biểu diễn góc nội tiếp là
Đáp án đúng là: B
Góc nội tiếp là góc có đỉnh nằm ở trên đường tròn, hai cạnh chứa hai dây cùng của đường tròn đó. Góc \(\widehat {BCA}\) trên Hình 2 có đỉnh là điểm \[C\] nằm trên đường tròn, hai cạnh \[AB,{\rm{ }}AC\] là hai dây cung của đường tròn nên là góc nội tiếp.
Câu 4:
Khẳng định nào sau đây là sai?
Đáp án đúng là: D
Trong một đường tròn, hai góc nội tiếp bằng nhau thì có thể cùng chắn một cung hoặc chắn hai cung bằng nhau.
Câu 5:
Cung nằm bên trong góc nội tiếp được gọi là
Đáp án đúng là: D
Cung nằm bên trong góc nội tiếp được gọi là cung bị chắn.
Câu 6:
II. Thông hiểu
Cho đường tròn \[\left( O \right)\] và điểm \[I\] nằm ngoài \[\left( O \right)\]. Từ điểm \[I\] kẻ hai dây cung \[AB\] và \[CD\] \[(A\] nằm giữa \[I\] và \[B\], \[C\] nằm giữa \[I\] và \[D\]). Tích \[IA \cdot IB\] bằng
Đáp án đúng là: D
Xét \[\left( O \right)\] có \[\widehat {ACD}\] là góc nội tiếp chắn cung \[AD\] (chứa điểm \[B\]).
Xét \[\left( O \right)\] có \[\widehat {ABD}\] là góc nội tiếp chắn cung \[AD\] (chứa điểm \[C\]).
Nên \(\widehat {ACD} + \widehat {ADB} = \frac{1}{2} \cdot 360^\circ = 180^\circ \).
Lại có \(\widehat {ACD} + \widehat {ACI} = 180^\circ \) nên \(\widehat {ACI} = \widehat {IBD}\).
Tương tự ta có \(\widehat {IAC} = \widehat {IDB}\).
Xét \(\Delta IAC\) và \(\Delta IDB\) có \(\widehat {ACI} = \widehat {IBD}\); \(\widehat {IAC} = \widehat {IDB}\).
Do đó .
Do đó \(\frac{{IA}}{{ID}} = \frac{{IC}}{{IB}}\) hay \(IA \cdot IB = IC \cdot ID\).
Câu 7:
Cho tam giác \[ABC\] có ba góc nhọn, đường cao \[AH\] và nội tiếp đường tròn tâm \[\left( O \right)\], đường kính \[AM\]. Số đo góc \(\widehat {ABM}\) là
Đáp án đúng là: A
Xét \[\left( O \right)\] có \(\widehat {ABM}\) là góc nội tiếp chắn nửa đường tròn nên \(\widehat {ABM}\; = 90^\circ \).
Câu 8:
Cho \[\left( O \right)\], đường kính \[AB\], điểm \[D\] thuộc đường tròn sao cho \[\widehat {DAB} = 50^\circ \]. Gọi \[E\] là điểm đối xứng với \[A\] qua \[D\]. Số đo góc \[AEB\] bằng
Đáp án đúng là: A
Xét \[\left( O \right)\] có \[\;\widehat {BDA} = 90^\circ \] (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn) nên \[BD \bot \;EA\] mà \[D\] là trung điểm \[EA.\]
Suy ra \[\Delta BEA\] có \[BD\] vừa là đường cao vừa là đường trung tuyến, do đó \[\Delta BAE\] cân tại \[B\].
Vậy \(\widehat {BEA} = \widehat {BAD} = 50^\circ \).
Câu 9:
Cho tam giác \[ABC\] nhọn có ba đỉnh nằm trên đường tròn \[\left( O \right)\]. Hai đường cao \[BD\] và \[CE\] cắt nhau tại \[H\]. Vẽ đường kính \[AF\]. Khẳng định nào sau đây là đúng?
Đáp án đúng là:
Xét \[\left( O \right)\] có \[\widehat {ACF} = 90^\circ \,;\,\,\widehat {ABF} = 90^\circ \] (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn).
Suy ra \[CF \bot \;AC\]; \[BF \bot \;AB\] mà \[BD \bot \;AC\]; \[CE \bot \;AB\], do đó \[BD\,{\rm{//}}\,CF\]; \[CE\,{\rm{//}}\,BF\].
Suy ra \[BHCF\] là hình bình hành hay \[BH = CF\].
Câu 10:
Cho tam giác nhọn \[ABC\] có 3 đỉnh nằm trên đường tròn \[\left( O \right)\], đường kính \[BD\]. Biết \(\widehat {BAC} = 45^\circ \). Số đo của góc \[\widehat {CBD}\] là
Đáp án đúng là: B
Đường tròn \[\left( O \right)\] có \[\widehat {CDB}\] và \[\widehat {CAB}\] là hai góc nội tiếp cùng chắn cung \[CB\] nên \(\widehat {CDB} = \widehat {CAB} = 45^\circ \).
Do \[\widehat {DCB}\] là góc nội tiếp chắn nửa đường tròn \[\left( O \right)\] nên \(\widehat {DCB} = 90^\circ \).
Xét \(\Delta DCB\) có: \(\widehat {CBD} + \widehat {CDB} + \widehat {DCB} = 180^\circ \) (tổng ba góc của một tam giác)
Suy ra \(\widehat {CBD} = 180^\circ - \widehat {CDB} - \widehat {DCB} = 180^\circ - 45^\circ - 90^\circ = 45^\circ \).
Câu 11:
Cho tam giác \[ABC\] nhọn có \(\widehat {BAC} = 60^\circ \). Vẽ đường tròn đường kính \[BC\] tâm \[O\] cắt \[AB\], \[AC\] lần lượt tại \[D\] và \[E\]. Số đo góc \(\widehat {ODE}\) là
Đáp án đúng là: C
Góc \[BDC\] là góc nội tiếp chắn nửa đường tròn \[\left( O \right)\] nên \(\widehat {BDC} = 90^\circ \).
Suy ra \(\widehat {ADC} = 180^\circ - \widehat {BDC} = 180^\circ - 90^\circ = 90^\circ \) hay tam giác \[ADC\] vuông tại \[D\].
Suy ra \(\widehat {ACD} = 90^\circ - \widehat {CAD} = 90^\circ - 60^\circ = 30^\circ \).
Vì \[\widehat {EOD}\] và \[\widehat {ECD}\] là góc ở tâm và góc nội tiếp cùng chắn cung \[ED\] của \[\left( O \right)\] nên:
\(\widehat {EOD} = 2\widehat {ECD} = 2 \cdot 30^\circ = 60^\circ \).
Mà tam giác \[EOD\] cân tại \[O\], suy ra tam giác \[EOD\] là tam giác đều.
Vậy \(\widehat {EDO} = 60^\circ \).
Câu 12:
Cho \[ABC\] nhọn có ba đỉnh nằm trên đường tròn \[\left( O \right)\] đường kính \(BD\). Vẽ tia \[Bx\] sao cho tia \(BC\) nằm giữa hai tia \(Bx,\,\,BD\) và \(\widehat {xBC} = \widehat {A\,}\). Số đo góc \(\widehat {OBx}\) là
Đáp án đúng là: D
Ta có \(\widehat {DCB}\) là góc nội tiếp chắn nửa đường tròn \[\left( O \right)\] nên \(\widehat {DCB} = 90^\circ \).
Suy ra \(\widehat {BAC} + \widehat {CAD} = 90^\circ \).
Mà \(\widehat {xBC} = \widehat {BAC}\) (giả thiết) và \(\widehat {CBD} = \widehat {CAD}\) (hai góc nội tiếp cùng chắn cung \[CD\] của đường tròn tâm \(O)\).
Suy ra \(\widehat {xBC} + \widehat {CBD} = 90^\circ \) hay \(\widehat {DBx} = 90^\circ \).
Vậy \(\widehat {OBx} = 90^\circ \).
Câu 13:
III. Vận dụng
Cho tam giác nhọn \[ABC\] có ba đỉnh nằm trên đường tròn \[\left( O \right)\]. Hai đường cao \[BD\] và \[CE\] cắt nhau tại \[H\]. Vẽ đường kính \[AF\] và gọi\[M\] là trung điểm \[BC\]. Cho các khẳng định sau:
(i) \(OM \bot BC\).
(ii) \(OM\,{\rm{//}}\,AH\).
(iii) \(HM = \frac{{HF}}{2}\).
Có bao nhiêu khẳng định đúng trong các khẳng định trên?
Đáp án đúng là: D
⦁ Xét đường tròn \[\left( O \right)\] có \(\widehat {ABF} = 90^\circ \) và \(\widehat {ACF} = 90^\circ \) (các góc nội tiếp chắn nửa đường tròn).
Suy ra \[BF \bot \;AB\] và \[CF \bot \;AC\].
Mà \[CE \bot \;AB\] và \[BD \bot \;AC\] nên \[CE\,{\rm{//}}\,BF,\] \[BD\,{\rm{//}}\,CF\].
Suy ra \[BHCF\] là hình bình hành, do đó hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
Lại có \[M\] là trung điểm của \[BC\] nên \[M\] cũng là trung điểm của \[HF\] hay \(HM = \frac{{HF}}{2}\).
⦁ Xét \(\Delta AHF\) có \(O,\,\,M\) lần lượt là trung điểm của \(AF,\,\,HF\) nên \[OM\] là đường trung bình của tam giác \[AHF\], do đó \[AH\,{\rm{//}}\,OM\].
⦁ Xét tam giác \[ABC\] có \[BD\] và \[CE\] là hai đường cao cắt nhau tại \[H\] nên \[H\] là trực tâm tam giác \[ABC\]. Suy ra \[AH \bot \;BC\] mà \[AH\,{\rm{//}}\,OM\], do đó \[OM \bot \;BC\].
Vậy cả ba khẳng định đã cho đều đúng, ta chọn phương án D.
Câu 14:
Cho tam giác \[ABC\] có ba đỉnh nằm trên đường tròn \[\left( {O;{\rm{ }}R} \right)\], đường cao \[AH\], biết \[AB = 12{\rm{ cm}}\], \[AC = 15\,\,{\rm{cm}}\], \[AH = 6\,\,{\rm{cm}}\]. Đường kính của đường tròn \[\left( O \right)\] bằng
Đáp án đúng là: D
Kẻ đường kính \[AD\] của đường tròn \(\left( O \right)\).
Xét đường tròn \[\left( O \right)\] có
\(\widehat {ACB} = \widehat {ADB}\) (hai góc nội tiếp cùng chắn cung \[AB\])
\(\widehat {ABD} = 90^\circ \) (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn).
Xét \[\Delta ACH\] và \[\Delta ADB\] có: \(\widehat {AHC} = \widehat {ABD} = 90^\circ ,\) \(\widehat {ACH} = \widehat {ADB}\)
Do đó (g.g).
Suy ra \(\frac{{AC}}{{AD}} = \frac{{AH}}{{AB}}\) nên \(AD = \frac{{AB \cdot AC}}{{AH}} = \frac{{12 \cdot 15}}{6} = 30\,\,({\rm{cm}}).\)
Vậy đường kính của đường tròn là 30 cm.
Câu 15:
Tam giác \[ABC\] có 3 đỉnh nằm trên đường tròn \[\left( O \right)\] có \[AB = 5\,\,{\rm{cm}}\]; \[AC = 3\,\,{\rm{cm}}\]. Vẽ đường cao \[AH\] và đường kính \[AD\]. Khi đó tích \[AH.{\rm{ }}AD\] bằng
Đáp án đúng là: A
Xét \[\left( O \right)\] có \(\widehat {ACB} = \widehat {ADB}\) (hai góc nội tiếp cùng chắn cung \[AB\]); \[\;\widehat {ADB} = 90^\circ \] (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn).
Nên ∆\[ACH\]ᔕ ∆\[ADB\] (g.g), do đó \(\frac{{AC}}{{AD}} = \frac{{AH}}{{AB}}\) hay \[AH.{\rm{ }}AD = AC.{\rm{ }}AB\].
Suy ra \[AH.{\rm{ }}AD = 3.5 = 15\,\,\left( {{\rm{c}}{{\rm{m}}^{\rm{2}}}} \right).\]
Vậy \[AH.{\rm{ }}AD = 3 \cdot 5 = 15\,\,\left( {{\rm{c}}{{\rm{m}}^{\rm{2}}}} \right).\]