Thứ sáu, 18/10/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 9 Toán Đề thi giữa kì 1 môn Toán lớp 9 Cánh diều có đáp án

Đề thi giữa kì 1 môn Toán lớp 9 Cánh diều có đáp án

Đề thi giữa kì 1 môn Toán lớp 9 Cánh diều có đáp án (Đề 2)

  • 100 lượt thi

  • 8 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Điều kiện xác định của phương trình \(\frac{1}{{x - 3}} - 3 = \frac{2}{{\left( {x - 3} \right)\left( {x + 4} \right)}}\) là 
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Điều kiện xác định của phương trình \(\frac{1}{{x - 3}} - 3 = \frac{2}{{\left( {x - 3} \right)\left( {x + 4} \right)}}\) \[x - 3 \ne 0\] và \[x + 4 \ne 0,\] hay \[x \ne 3\] \[x \ne - 4\].


Câu 2:

Nếu \(a,\,\,b,\,\,c\) là ba số mà \(a < b\) và \(ac > bc\) thì \(c\) là 
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Ta có: \(a < b\)\(ac > bc\) nên ta có \(c < 0\), tức \(c\) là số âm.

Vậy ta chọn phương án A.


Câu 3:

Cặp số nào sau đây là nghiệm của hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}x - y = 1\\x + 2y = 7\end{array} \right.?\) 
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Cách 1. Sử dụng MTCT để tìm nghiệm của hệ hai phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}x - y = 1\\x + 2y = 7.\end{array} \right.\)

Với MTCT phù hợp, ta bấm lần lượt các phím:

Cặp số nào sau đây là nghiệm của hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}x - y = 1\\x + 2y = 7\end{array} \right.?\) 	A. \(\left( {2;\,\,3} \right)\).	B. \(\left( {3;\,\,2} \right)\).	C. \(\left( { - 3;\,\,2} \right)\).	D. \(\left( { - 2;\,\,3} \right)\). (ảnh 1)

Trên màn hình cho kết quả \(x = 3,\) ta bấm tiếp phím =  màn hình cho kết quả \(y = 2.\)

Vậy cặp số \(\left( {3;\,\,2} \right)\) là nghiệm của hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}x - y = 1\\x + 2y = 7.\end{array} \right.\)

Cách 2. Thay \(x = 2,\,\,y = 3\) vào hệ phương trình đã cho, ta được: \(\left\{ \begin{array}{l}2 - 3 = - 1 \ne 1\\2 + 2 \cdot 3 = 8 \ne 7\end{array} \right..\)

Tương tự, thay giá trị của \(x\)\(y\) lần lượt của các cặp số ở phương án B, C, D vào hệ phương trình đã cho, ta thấy chỉ có cặp số \(\left( {3;\,\,2} \right)\) là nghiệm của cả hai phương trình trong hệ.

Vậy cặp số \(\left( {3;\,\,2} \right)\) là nghiệm của hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}x - y = 1\\x + 2y = 7.\end{array} \right.\)

Cách 3. Giải hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}x - y = 1\\x + 2y = 7.\end{array} \right.\)

Trừ từng vế phương trình thứ hai cho phương trình thứ nhất của hệ phương trình trên, ta được:

\(3y = 6\) nên \(y = 2.\)

Thay \(y = 2\) vào phương trình \(x - y = 1,\) ta được:

\(x - 2 = 1,\) suy ra \(x = 3.\)

Vậy hệ phương trình đã cho có nghiệm duy nhất là \(\left( {3;\,\,2} \right)\).


Câu 5:

Để giải bất phương trình \( - x - 1 > 5\), phép biến đổi nào sau đây là đúng?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Ta có: \( - x - 1 > 5\)

\( - 5 - 1 > x\)

\(x <  - 5 - 1\).

Vậy ta chọn phương án C.


Câu 6:

Cho tam giác \(ABC\) vuông tại \(A\) có đường cao \(AH\) và \(\widehat B = \alpha .\) Tỉ số \(\frac{{HA}}{{BA}}\) bằng: 
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Cho tam giác \(ABC\) vuông tại \(A\) có đường cao \(AH\) và \(\widehat B = \alpha .\) Tỉ số \(\frac{{HA}}{{BA}}\) bằng: 	A. \(\sin \alpha \).	B. \[\cos \alpha \].	C. \(\tan \alpha \).	D. \(\cot \alpha \). (ảnh 1)

Xét \(\Delta ABH\) vuông tại \[H,\] ta có \(\frac{{AH}}{{AB}} = \sin B\) hay \(\frac{{HA}}{{BA}} = \sin \alpha \).

Vậy ta chọn phương án A.

Câu 7:

Cho góc \(\alpha \) thỏa mãn \(0^\circ < \alpha < 90^\circ \). Biết \(\tan \alpha = \frac{4}{3}\). Giá trị của \(\cot \left( {90^\circ - \alpha } \right)\) bằng 
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Ta có \(\cot \left( {90^\circ - \alpha } \right) = \tan \alpha = \frac{4}{3}.\)


Bắt đầu thi ngay