IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 9 Toán Bài tập Toán 9 Chủ đề 3: Tứ giác nội tiếp có đáp án

Bài tập Toán 9 Chủ đề 3: Tứ giác nội tiếp có đáp án

Dạng 2: Chứng minh các điểm cùng thuộc một đường tròn có đáp án

  • 1083 lượt thi

  • 3 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Cho hình thoi ABCD có góc A bằng   60°, AB = a. Gọi E, F, G, H lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, BC, CD, DA. Chứng minh rằng 6 điểm E, F, G, H, B, D cùng nằm trên một đường tròn. Xác định tâm và tính bán kính của đường tròn đó theo a.

Xem đáp án
Cho hình thoi ABCD có góc A bằng  60 độ  , AB = a. Gọi E, F, G, H lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, BC, CD, DA. (ảnh 1)

Gọi O là giao điểm của AC và BD ta có OB = OD

Do ABCD là hình thoi nên ta có ACBD  .

Ta có BAD^=600  nên BAO^=300  (tính chất đường chéo hình thoi)

Tam giác ABO vuông tại O có  

 OB=ABsinBAO^OB=a.sin300=a2

Xét tam giác vuông ABO có ABO^+BAO^=900  ( hai góc phụ nhau) mà BAO^=300  suy ra ABO^=600  hay  EBO^=600

OE=12AB=EB=EA( tính chất đường trung tuyến trong tam giác vuông và E là trung điểm của AB.

Tam giác EOB là tam giác cân tại E có EBO^=600  nên tam giác EBO là tam giác đều OE=OB

 Chứng minh tương tự với các tam giác vuông BOC, COD và DOA ta có :

 OE=OB=OF=OC=OG=OD=OH

Vậy 6 điểm E, F, G, H, B, D cùng nằm trên một đường tròn tâm O. Bán kính  OB=a2


Câu 2:

Cho tam giác ABC vuông tại A. Trên AC lấy điểm D. Hình chiếu của D lên BC là E, điểm đối xứng của E qua BD là F. Chứng minh 5 điểm A, B, E, D, F cùng nằm trên một đường tròn. Xác định tâm O của đường tròn đó.

Xem đáp án
Cho tam giác ABC vuông tại A. Trên AC lấy điểm D. Hình chiếu của D lên BC là E, điểm đối xứng của E qua BD là F.  (ảnh 1)

Do  DEBCDBE^=900

Vì E và F đối xứng với nhau qua BD nên BD là đường trung trực của đoạn thẳng EF

 BF=BE;DF=DE

ΔBFD=ΔBED (c-c-c) BFD^=BED^=900

Gọi O là trung điểm của BD.

Xét tam giác vuông ABD vuông tại A có AO là trung tuyến nên    AO=12BD=OB=OD   (1)

Tam giác vuông BDE vuông tại E có OE là trung tuyến nên   EO=12BD=OB=OD   (2)

Tam giác vuông BFDvuông tại F có OF là trung tuyến nên FO=12BD=OB=OD  (3)

Từ  (1),(2),(3)OA=OB=OD=OE=OF  . Vậy 5 điểm A, B, E, D, F cùng nằm trên một đường tròn tâm O với O là trung điểm của BC.


Câu 3:

Từ một điểm A ở ngoài đường tròn (O) vẽ các tiếp tuyến AB, AC. Cát tuyến ADE không đi qua tâm O (D nằm giữa A và E). Gọi I là trung điểm của DE.

Chứng minh 5 điểm O,B,A,C,I cùng thuộc một đường tròn.

Xem đáp án
Từ một điểm A ở ngoài đường tròn (O) vẽ các tiếp tuyến AB, AC. Cát tuyến ADE không đi qua tâm O (D nằm giữa A và E).  (ảnh 1)

Do AC và AB là các tiếp tuyến nên  

OCA^=OBA^=900

Do I là trung điểm của ED nên  OIED

(đường kính đi qua trung điểm của dây thì vuông góc với dây cung)

hay  OID^=OIA^=900

Gọi P là trung điểm của OA

Xét tam giác vuông OCA có CP là đường trung tuyến nên  CP=12AO=OP=PA

Xét tam giác vuông OBA có BP là đường trung tuyến nên  BP=12AO=OP=PA

Xét tam giác vuông OIA có IP là đường trung tuyến nên  IP=12AO=OP=PA

Vậy  OP=PA=PC=PI=PB  nên 5 điểm O,B,A,C,I cùng thuộc một đường tròn.


Bắt đầu thi ngay