IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 9 Toán 15 câu trắc nghiệm Toán 9 Cánh diều Ôn tập chương IX có đáp án

15 câu trắc nghiệm Toán 9 Cánh diều Ôn tập chương IX có đáp án

15 câu trắc nghiệm Toán 9 Cánh diều Ôn tập chương IX có đáp án

  • 36 lượt thi

  • 15 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

I. Nhận biết

Đa giác đều trong các hình dưới đây là

Đa giác đều trong các hình dưới đây là (ảnh 1)

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Hình d là đa giác lồi có các góc bằng nhau và các cạnh bằng nhau nên là đa giác đều.


Câu 2:

Phát biểu nào sau đây đúng nhất?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Các phương án A, B, C đều đúng. Vậy ta chọn phương án D.


Câu 3:

Đa giác \[GHIJKLM\] là một hình gồm bao nhiêu đoạn thẳng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Đa giác \[GHIJKLM\] là một hình gồm 7 đoạn thẳng \[GH,\,\,HI,\,\,IJ,\,\,JK,\,\,KL,\,\,LM,\,\,MG.\]

Vậy ta chọn phương án D.


Câu 4:

Phép quay với \[O\] là tâm biến tam giác đều thành chính nó là phép quay thuận chiều một góc

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Phép quay thuận chiều tâm một góc \(0^\circ ;\,\,120^\circ ;\,\,240^\circ ;\,\,360^\circ \) biến tam giác đều thành chính nó.


Câu 5:

Khẳng định nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Phương án A đúng.

Phương án B, C sai. Sửa lại: Ngũ giác đều là đa giác có tất cả các cạnh bằng nhau và tất cả các góc bằng nhau.

Phương án D sai. Sửa lại: Phép quay giữ nguyên mọi điểm là phép quay 0° và phép quay 360°.

Vậy ta chọn phương án A.


Câu 6:

II. Thông hiểu

Ngũ giác \(MNPQRS\) gồm những cạnh nào?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Ngũ giác  M N P Q R S  gồm những cạnh nào? (ảnh 1)

Ngũ giác \(MNPQRS\) gồm \[MN,{\rm{ }}NP,{\rm{ }}PQ,{\rm{ }}QR,{\rm{ }}RS,{\rm{ }}SM.\]


Câu 7:

Phép quay giữ nguyên hình đa giác đều \[{A_1}{A_2}{A_3}...{A_n}\,\,\left( {n \ge 3,{\rm{ }}n \in \mathbb{N}} \right)\] là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Giả sử hình đa giác đều \[{A_1}{A_2}{A_3}...{A_n}\,\,\left( {n \ge 3,{\rm{ }}n \in \mathbb{N}} \right)\] có tâm \[O.\]

Phép quay giữ nguyên hình đa giác đều \[{A_1}{A_2}{A_3}...{A_n}\] là phép quay tâm \[O\] biến mỗi đỉnh của hình đa giác đều thành một đỉnh của hình đa giác đều đó.

Do đó phép quay giữ nguyên hình đa giác đều \[{A_1}{A_2}{A_3}...{A_n}\,\,\left( {n \ge 3,{\rm{ }}n \in \mathbb{N}} \right)\] là phép quay có tâm là tâm của hình đa giác đều biến mỗi đỉnh của hình đa giác đều thành một đỉnh của hình đa giác đều đó.

Vậy ta chọn phương án C.


Câu 8:

Cho tam giác đều \[ABC\], các đường cao \[AD{\rm{ }},{\rm{ }}BE{\rm{ }},{\rm{ }}CF\] cắt nhau tại H . Gọi \[I{\rm{ }},{\rm{ }}K{\rm{ }},{\rm{ }}M\] theo thứ tự là trung điểm của \[HA{\rm{ }},{\rm{ }}HB{\rm{ }},{\rm{ }}HC\]. Khẳng định nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Cho tam giác đều  A B C , các đường cao  A D , B E , C F  cắt nhau tại H . Gọi  I , K , M  theo thứ tự là trung điểm của  H A , H B , H C . Khẳng định nào sau đây là đúng? (ảnh 1)

Xét \[\Delta HDC\] vuông tại D, DM là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền nên \[DM{\rm{ }} = {\rm{ }}HM\].

Ta lại có \(\widehat {{C_1}} = 30^\circ \) nên \(\widehat {{H_1}} = 60^\circ \). Do đó tam giác \[HDM\] là tam giác đều.

Tương tự các tam giác \[HME,{\rm{ }}HEI,{\rm{ }}HIF,{\rm{ }}HFK,{\rm{ }}HKD\] là các tam giác đều.

Lục giác \[DKFIEM\] có các cạnh bằng nhau và các góc bằng nhau (bằng \[120^\circ \]) nên là lục giác đều.


Câu 9:

Cho hình vuông \[ABCD\] tâm \[O.\] Phép quay ngược chiều 180° tâm O biến các điểm \[A,\,\,B,\,\,C,\,\,D\] thành các điểm nào?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Cho hình vuông  A B C D  tâm  O .  Phép quay ngược chiều 180° tâm O biến các điểm  A , B , C , D  thành các điểm nào? (ảnh 1)

Phép quay ngược chiều 180° tâm O biến các điểm \[A,\,\,B,\,\,C,\,\,D\] theo thứ tự thành các điểm \[C,{\rm{ }}D,{\rm{ }}A,{\rm{ }}B.\]


Câu 10:

Cho hình ngũ giác đều \[ABCDE\] tâm \[O\]. Các phép quay tâm \[O\] giữ nguyên hình ngũ giác đều là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Cho hình ngũ giác đều  A B C D E  tâm  O . Các phép quay tâm  O  giữ nguyên hình ngũ giác đều là (ảnh 1)

Ta có:\(\widehat {DOC} = \widehat {COB} = \widehat {BOA} = \widehat {AOE} = \widehat {EOD} = \frac{{360}}{5} = 72^\circ \).

Vậy các phép quay giữ nguyên hình ngũ giác đều là phép quay thuận chiều tâm \[O\] một góc \[72^\circ \,;\,\,144^\circ \,;\,\,216^\circ \,;288^\circ \,;360^\circ \] và phép quay ngược chiều tâm \[O\] một góc \[72^\circ \,;\,\,144^\circ \,;\,216^\circ \,;\,288^\circ \,;\,360^\circ .\]


Câu 11:

Cho đa giác đều 9 cạnh có tâm \[O\] và \[AB,{\rm{ }}BC\] là hai cạnh của đa giác (như hình vẽ).

Cho đa giác đều 9 cạnh có tâm  O  và  A B , B C  là hai cạnh của đa giác (như hình vẽ). (ảnh 1)

Số đo các góc \[\widehat {AOB}\,,\,\,\widehat {ABO}\,,\,\,\widehat {ABC}\] lần lượt là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

a) Đa giác đều đã cho có 9 cạnh nên đa giác đều này có 9 đỉnh.

Chín đỉnh của đa giác đều đã cho chia đường tròn \[\left( O \right)\] thành chín cung bằng nhau, mỗi cung có số đo bằng \[\frac{{360^\circ }}{9} = 40^\circ .\]

Tức là, \[\widehat {AOB} = \widehat {BOC} = 40^\circ .\]

Vì \[OA = OB\] nên tam giác \[AOB\] cân tại \[O.\] Suy ra \[\widehat {OAB} = \widehat {ABO}\,.\]

Tam giác \[AOB\] có: \[\widehat {AOB} + \widehat {OAB} + \widehat {ABO} = 180^\circ \] (tổng ba góc của một tam giác)

Suy ra \[2\widehat {ABO} = 180^\circ - \widehat {AOB} = 180^\circ - 40^\circ = 140^\circ .\]

Do đó \[\widehat {OAB} = \widehat {ABO} = \frac{{140^\circ }}{2} = 70^\circ .\]

Thực hiện tương tự, ta được \[\widehat {OBC} = \widehat {OCB} = 70^\circ .\]

Ta có \[\widehat {ABC} = \widehat {ABO} + \widehat {OBC} = 70^\circ + 70^\circ = 140^\circ .\]

Vậy \[\widehat {AOB} = 40^\circ ;\,\,\widehat {ABO} = 70^\circ ;\,\,\widehat {ABC} = 140^\circ .\]


Câu 12:

Cho bát giác đều \[ABCDEFGH\] có tâm \[O.\] Phép quay thuận chiều \[135^\circ \] tâm \[O\] biến điểm \[D\] của bát giác đều \[ABCDEFGH\] thành điểm nào?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Cho bát giác đều  A B C D E F G H  có tâm  O .  Phép quay thuận chiều  135 ∘  tâm  O  biến điểm  D  của bát giác đều  A B C D E F G H  thành điểm nào? (ảnh 1)

Giả sử \[ABCDEGHK\] là bát giác đều có tâm \[O.\]

Do đó \[AB = BC = CD = DE = EG = GH = HK\] và \[OA = OB = OC = OD = OE = OG = OH = OK.\]

Xét \[\Delta OAB\] và \[\Delta OBC\] có: \[OA = OB,{\rm{ }}OB = OC,{\rm{ }}AB = BC\].

Do đó \[\Delta OAB = \Delta OBC\,\,\left( {{\rm{c}}{\rm{.c}}{\rm{.c}}} \right)\].

Tương tự, ta sẽ chứng minh được:

\[\Delta OAB = \Delta OBC = \Delta COD = \Delta DOE = \Delta EOG = \Delta GOH = \Delta HOK = \Delta KOA.\]

Suy ra các góc tương ứng bằng nhau:

\(\widehat {AOB} = \widehat {BOC} = \widehat {COD} = \widehat {DOE} = \widehat {EOG} = \widehat {GOH} = \widehat {HOK} = \widehat {KOA}.\)

Ta có: \(\widehat {AOB} + \widehat {BOC} + \widehat {COD} + \widehat {DOE} + \widehat {EOG} + \widehat {GOH} + \widehat {HOK} + \widehat {KOA} = 360^\circ \)

Suy ra \(8\widehat {AOB} = 360^\circ ,\) nên \(\widehat {AOB} = 45^\circ .\)

Do đó, \(\widehat {DOE} = \widehat {EOG} = \widehat {GOH} = 45^\circ .\)

Như vậy, ta sẽ có \[\widehat {DOG} = \widehat {DOE} + \widehat {EOF} + \widehat {FOG} = 45^\circ + 45^\circ + 45^\circ = 135^\circ .\]

Vậy quay thuận chiều \[135^\circ \] tâm \[O\] biến điểm \[D\] của bát giác đều \[ABCDEFGH\] thành điểm \[G.\]

Do đó ta chọn phương án A.


Câu 13:

III. Vận dụng

Cho lục giác đều \[ABCDEF\] tâm \[O.\] Gọi \[M,{\rm{ }}N\] lần lượt là trung điểm của \[EF,{\rm{ }}BD.\] Khẳng định nào sau đây là sai?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Cho lục giác đều  A B C D E F  tâm  O .  Gọi  M , N  lần lượt là trung điểm của  E F , B D .  Khẳng định nào sau đây là sai? (ảnh 1)

Xét phương án A:

Tổng 6 góc của lục giác đều \[ABCDEF\]bằng tổng các góc trong hai tứ giác \[ABCD\] và \[AFED.\]

Suy ra tổng 6 góc của lục giác đều \[ABCDEF\] bằng \[2 \cdot 360^\circ = 720^\circ .\]

Do tất cả các góc của lục giác đều bằng nhau nên số đo mỗi góc của lục giác đều bằng \[\frac{{720^\circ }}{6} = 120^\circ \] hay \[\widehat {AFM} = \widehat {BCD} = 120^\circ .\]

Vì \[CB = CD\] (chứng minh trên) nên tam giác \[BCD\] cân tại \[C.\]

Do đó \[CO\] vừa là đường trung tuyến, vừa là đường phân giác của tam giác \[BCD\].

Vì vậy \[\widehat {OCB} = \frac{{\widehat {BCD}}}{2} = \frac{{120^\circ }}{2} = 60^\circ .\]

Ta có \[OB = OC\] (vì \[O\] là tâm của lục giác đều \[ABCDEF\]).

Suy ra tam giác \[OBC\] cân tại \[O\].

Mà \[\widehat {OCB} = 60^\circ \] (chứng minh trên). Do đó tam giác \[OBC\] đều.

Chứng minh tương tự cho các tam giác \[OCD,{\rm{ }}OAB,{\rm{ }}OAF,\,\,ODE,\,\,OEF,\] ta được \[\Delta OCD,{\rm{ }}\Delta OAB,\] \[\Delta OAF,{\rm{ }}\Delta ODE,\,\,\Delta OEF\] là các tam giác đều.

Ta có tam giác \[OBC\] đều nên \[OB = BC = OC,\] mà \[OB = OC = OD\] và \[BC = CD\] nên \[OB = BC = CD = OD.\] Suy ra tứ giác \[OBCD\] là hình thoi.

Do đó hai đường chéo \[OC\] và \[BD\] vuông góc với nhau tại trung điểm \[N\] của mỗi đường.

Vậy N là trung điểm \[OC.\]

Xét phương án B:

Ta có \[\widehat {AOB} = \widehat {BOC} = 60^\circ \] (vì các tam giác \[OAB,{\rm{ }}OBC\] đều).

Suy ra \[\widehat {AOC} = \widehat {AOB} + \widehat {BOC} = 60^\circ + 60^\circ = 120^\circ .\]

Ta có \[EF = OC\] (cùng bằng OF) và \[M,{\rm{ }}N\] lần lượt là trung điểm \[EF,{\rm{ }}OC\] nên \[FM = ON.\]

Xét \[\Delta AFM\] và \[\Delta AON\] có:

\[\widehat {AFM} = \widehat {AON} = 120^\circ \,;\]

\[AF = AO\] (tam giác \[OAF\] đều);

\[FM = ON\] (chứng minh trên).

Do đó \[\Delta AFM = \Delta AON{\rm{ }}\left( {{\rm{c}}{\rm{.g}}{\rm{.c}}} \right){\rm{.}}\]

Xét phương án C:

Từ kết quả câu b), ta được \[AM = AN\] và \[\widehat {FAM} = \widehat {OAN}\,.\]

Suy ra \[\Delta AMN\] cân tại \[A.\]

Ta có \[\widehat {FAO} = 60^\circ \] (do \[\Delta OAF\] đều).

Suy ra \[\widehat {FAM} + \widehat {MAO} = 60^\circ \] nên \[\widehat {OAN} + \widehat {MAO} = 60^\circ \] hay \[\widehat {MAN} = 60^\circ .\]

Xét \[\Delta AMN\] cân tại \[A\] có \[\widehat {MAN} = 60^\circ \] nên \[\Delta AMN\] đều.

Do đó phương án D sai.


Câu 14:

Cho lục giác đều \[ABCDEF\] tâm \(O\) biết \[OA = 4{\rm{ cm}}.\] Độ dài mỗi cạnh của lục giác đều \[ABCDEF\] là bao nhiêu?

Cho lục giác đều  A B C D E F  tâm  O  biết  O A = 4 c m .  Độ dài mỗi cạnh của lục giác đều  A B C D E F  là bao nhiêu? (ảnh 1)

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Tổng 6 góc của lục giác đều \[ABCDEF\] bằng tổng các góc trong hai tứ giác \[ABCD\] và \[ABEF.\]

Suy ra tổng 6 góc của lục giác đều \[ABCDEF\] bằng \[2 \cdot 360^\circ = 720^\circ .\]

Do tất cả các góc của lục giác đều bằng nhau nên số đo mỗi góc của lục giác đều bằng \[\frac{{720^\circ }}{6} = 120^\circ .\]

Ta có \[AF = AB\] (vì \[ABCDEF\] là lục giác đều) và \[OB = OF\] (vì \[O\] là tâm của lục giác đều \[ABCDEF).\]

Suy ra \[AO\] là đường trung trực của đoạn BF.

Vì \[AF = AB\] (chứng minh trên) nên tam giác \[ABF\] cân tại \[A.\]

Do đó \[AO\] vừa là đường trung trực, vừa là đường phân giác của tam giác \[ABF.\]

Vì vậy \[\widehat {OAB} = \frac{{\widehat {BAF}}}{2} = \frac{{120^\circ }}{2} = 60^\circ .\]

Ta có \[OB = OA = 4{\rm{ cm}}\] (vì \[O\] là tâm của lục giác đều \[ABCDEF).\]

Suy ra tam giác \[OAB\] cân tại O, mà \[\widehat {OAB} = 60^\circ \] (chứng minh trên).

Do đó tam giác \[OAB\] đều, suy ra \[AB = OB = OA = 4{\rm{ cm}}.\]

Vì vậy \[BC = CD = DE = EF = FA = AB = 4{\rm{ cm}}\] (vì \[ABCDEF\] là lục giác đều).

Vậy số đo mỗi cạnh của lục giác đều \[ABCDEF\] đều bằng nhau và bằng \[4{\rm{ cm}}.\]


Câu 15:

Cho ngũ giác đều \[MNPQR\] có tâm \[O.\] Phép quay nào với tâm \[O\] biến ngũ giác đều \[MNPQR\] thành chính nó?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Cho ngũ giác đều  M N P Q R  có tâm  O .  Phép quay nào với tâm  O  biến ngũ giác đều  M N P Q R  thành chính nó? (ảnh 1)

Các phép quay giữ nguyên ngũ giác đều \[MNPQR\] là:

⦁ Năm phép quay thuận chiều \[\alpha ^\circ \] tâm \[O\] với \[\alpha ^\circ \] lần lượt nhận các giá trị:

\[\alpha _1^o = \frac{{360^\circ }}{5} = 72^\circ ;\,\,\alpha _2^o = \frac{{2 \cdot 360^\circ }}{5} = 144^\circ ;\,\,\alpha _3^o = \frac{{3 \cdot 360^\circ }}{5} = 216^\circ ;\]

\[\alpha _4^o = \frac{{4 \cdot 360^\circ }}{5} = 288^\circ ;\,\,\alpha _5^o = \frac{{5 \cdot 360^\circ }}{5} = 360^\circ .\]

⦁ Ba phép quay ngược chiều \[\alpha ^\circ \] tâm \[O\] với \[\alpha ^\circ \] lần lượt nhận các giá trị:

\[\alpha _1^o = \frac{{360^\circ }}{5} = 72^\circ ;\,\,\alpha _2^o = \frac{{2 \cdot 360^\circ }}{5} = 144^\circ ;\,\,\alpha _3^o = \frac{{3 \cdot 360^\circ }}{5} = 216^\circ ;\]

\[\alpha _4^o = \frac{{4 \cdot 360^\circ }}{5} = 288^\circ ;\,\,\alpha _5^o = \frac{{5 \cdot 360^\circ }}{5} = 360^\circ .\]

Do đó ta chọn phương án B.


Bắt đầu thi ngay