IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 9 Toán Trắc nghiệm Chuyên đề toán 9 Chuyên đề 5: Các bài toán thực tế giải bằng cách lập phương trình và hệ phương trình có đáp án

Trắc nghiệm Chuyên đề toán 9 Chuyên đề 5: Các bài toán thực tế giải bằng cách lập phương trình và hệ phương trình có đáp án

Dạng 5: Bài toán về lãi suất ngân hàng có đáp án

  • 1310 lượt thi

  • 3 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Bác Nam muốn gửi số tiền tiết kiệm là 50 000 000 đồng vào ngân hàng VCB với lãi suất kép là 0,58%/tháng. Hỏi sau 8 tháng số tiền cả gốc lẫn lãi của bác Nam là bao nhiêu? Biết rằng lãi suất hàng tháng không thay đổi.

Xem đáp án

Phân tích đề bài

Số tiền gốc là 50 000 000 đồng \[ \Rightarrow A = 50000000.\]

Lãi suất: 0,58%/tháng \[ \Rightarrow r = 0,58\% .\]

Số kì hạn tính lãi \[n = 8.\]

Thay vào công thức tính lãi suất kép \[T = A{\left( {1 + r} \right)^n},\] ta tính được số tiền cả gốc lẫn lãi sau 8 tháng.

Giải chi tiết

Sau 8 tháng số tiền cả gốc lẫn lãi của bác Nam là:

\[T = 50000000{\left( {1 + 0,58\% } \right)^8} = 52367646\] (đồng).


Câu 2:

Bà An muốn sờ hữu khoản tiền 200 (triệu đồng) vào ngày 30/04/2020 ở một tài khoản với lãi suất kép một năm là 7,8%. Hỏi bà An cần đầu tư bao nhiêu tiền trên tài khoản này vào ngày 30/04/2014 để đạt được mục tiêu đề ra? Biết rằng lãi suất hàng năm không thay đổi.

Xem đáp án

Phân tích đề bài

Số tiền cả gốc lẫn lãi cần thu được là 200 (triệu đồng) \[ \Rightarrow T = 200.\]

Lãi suất: 7,8%/năm \[ \Rightarrow r = 7,8\% .\]

Số kì hạn tính lãi: 6 năm \[ \Rightarrow n = 6.\]

Ta cần tìm số tiền gốc ban đầu. Từ công thức lãi kép \[T = A{\left( {1 + r} \right)^n}\] suy ra \[A = \frac{T}{{{{\left( {1 + r} \right)}^n}}}\]

Giải chi tiết

Gọi A là số tiền gốc ban đầu, số tiền này sẽ được đầu tư trong 6 năm. Do đó số tiền cả gốc lẫn lãi thu được sau 6 năm là:

\[200 = A{\left( {1 + 7,8\% } \right)^6} \Rightarrow A = \frac{{200}}{{{{\left( {1 + 7,8\% } \right)}^6}}} = 127,44\] (triệu đồng).

Vậy bà An cần đầu tư 127,44 (triệu đồng) vào ngày 30/04/2014 để thu được 200 (triệu đồng) sau 6 năm.


Câu 3:

Một người gửi 10 triệu đồng vào ngân hàng trong thời gian 10 năm với lãi suất 5% một năm. Hỏi rằng người đó nhận được số tiền nhiều hơn hay ít hơn bao nhiêu nếu ngân hàng trả lãi suất kép \(\frac{5}{{12}}\% \) một  tháng.

Xem đáp án

Phân tích đề bài

Từ giả thiết xác định được \[A = 10\] triệu đồng, \[n = 10\] năm.

+ Với \[{r_1} = 5\% ,\] tính số tiền cả gốc lẫn lãi \({T_1}\)

+ Với \[{r_2} = \frac{5}{{12}}\% ,\] tính số tiền cả gốc lẫn lãi \({T_2}\)

+ So sánh \({T_1}\)\({T_2}\) sau đó rút ra kết luận.

Giải chi tiết

Gọi A là số tiền gửi tiết kiệm ban đầu, r là lãi suất, sau n tháng số tiền cả gốc lẫn lãi là: \[T = A{\left( {1 + r} \right)^n}\]

Số tiền cả gốc lẫn lãi sau 10 năm với lãi suất 5% một năm là:

\[10{\left( {1 + 5\% } \right)^{10}} = 16,289\] (triệu đồng).

Số tiền cả gốc lẫn lãi sau 10 năm (120 tháng) với lãi suất \(\frac{5}{{12}}\% \) một tháng là:

\[10{\left( {1 + \frac{5}{{12}}\% } \right)^{120}} = 16,47\] (triệu đồng).

Vậy người đó nhận được ít hơn số tiền gửi theo lãi suất \(\frac{5}{{12}}\% \) một tháng là:

\[16,47 - 16,289 = 0,181\] (triệu đồng) \[ = 181000\] (đồng).


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương