- Đề số 1
- Đề số 2
- Đề số 3
- Đề số 4
- Đề số 5
- Đề số 6
- Đề số 7
- Đề số 8
- Đề số 9
- Đề số 10
- Đề số 11
- Đề số 12
- Đề số 13
- Đề số 14
- Đề số 15
- Đề số 16
- Đề số 17
- Đề số 18
- Đề số 19
- Đề số 20
- Đề số 21
- Đề số 22
- Đề số 23
- Đề số 24
- Đề số 25
- Đề số 26
- Đề số 27
- Đề số 28
- Đề số 29
- Đề số 30
- Đề số 31
- Đề số 32
- Đề số 33
- Đề số 34
- Đề số 35
- Đề số 36
- Đề số 37
- Đề số 38
- Đề số 39
- Đề số 40
- Đề số 41
- Đề số 42
- Đề số 43
- Đề số 44
- Đề số 45
- Đề số 46
- Đề số 47
- Đề số 48
- Đề số 49
- Đề số 50
- Đề số 51
- Đề số 52
- Đề số 53
- Đề số 54
- Đề số 55
- Đề số 56
- Đề số 57
- Đề số 58
- Đề số 59
- Đề số 60
- Đề số 61
- Đề số 62
- Đề số 63
- Đề số 64
- Đề số 65
- Đề số 66
- Đề số 67
- Đề số 68
- Đề số 69
- Đề số 70
- Đề số 71
- Đề số 72
- Đề số 73
- Đề số 74
- Đề số 75
- Đề số 76
- Đề số 77
- Đề số 78
- Đề số 79
- Đề số 80
- Đề số 81
- Đề số 82
- Đề số 83
- Đề số 84
- Đề số 85
Trắc nghiệm tổng hợp môn Toán 2023 có đáp án (Phần 28)
-
11331 lượt thi
-
53 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Cho ngũ giác ABCDE. Gọi M, N, P, Q lần lượt là trung điểm các cạnh AB, BC, CD, DE. Gọi I, J lần lượt là trung điểm MP, NQ. Chứng minh IJ // AE và \(IJ = \frac{1}{4}AE\).
Ta có:
Hay \(\overrightarrow {{\rm{IJ}}} = \frac{1}{4}\overrightarrow {A{\rm{E}}} \)
Suy ra IJ // AE và IJ = \(\frac{1}{4}\)AE
Vậy IJ // AE và IJ = \(\frac{1}{4}\)AE.
Câu 2:
Cho \(P = \left( {\frac{{2{\rm{x}} + 1}}{{x\sqrt x - 1}} - \frac{{\sqrt x }}{{x + \sqrt x + 1}}} \right)\left( {\frac{{1 + \sqrt {{x^3}} }}{{1 + \sqrt x }} - \sqrt x } \right)\)
a) Rút gọn biểu thức P.
b) Tìm x để P = 3.
a) Điều kiện xác định \[x \ge 0,x \ne 1\]
Ta có :
\(P = \left( {\frac{{2{\rm{x}} + 1}}{{x\sqrt x - 1}} - \frac{{\sqrt x }}{{x + \sqrt x + 1}}} \right)\left( {\frac{{1 + \sqrt {{x^3}} }}{{1 + \sqrt x }} - \sqrt x } \right)\)
Vậy với \[x \ge 0,x \ne 1\] thì \(P = \sqrt x - 1\).
b) Với \[x \ge 0,x \ne 1\] để P = 3 thì \(\sqrt x - 1 = 3\)
\( \Leftrightarrow \sqrt x = 4 \Leftrightarrow x = 16\) (thỏa mãn)
Vậy x = 16 thì P = 3.
Câu 3:
Cho biểu thức: \(P = \frac{{2x + 2}}{{\sqrt x }} + \frac{{x\sqrt x - 1}}{{x - \sqrt x }} - \frac{{x\sqrt x + 1}}{{x + \sqrt x }}\).
a) Xác định tập xác định của biểu thức.
b) Rút gọn biểu thức.
a) Biểu thức P xác định khi
b) Ta có :
Câu 4:
Cho tam giác ABC vuông tại đỉnh A, đường cao AH, từ H kẻ HM vuông góc AC và trên HM lấy điểm E sao cho MH = EM. Kẻ HN vuông góc AB và trên HN lấy điểm D sao cho NH = DN.
a) Chứng minh D, A, E thẳng hàng.
b) Chứng minh MN song song DE.
c) Chứng minh BD song song CE.
d) Chứng minh AD = AE = AH, suy ra tam giác DHE vuông.
a) Xét tam giác AHE có AM vừa là đường cao vừa là trung tuyến
Do đó tam giác AHE cân tại A
Suy ra AH = AE, AH là tia phân giác của \(\widehat {HA{\rm{E}}}\)
Suy ra \(\widehat {HAM} = \widehat {MAE} = \frac{1}{2}\widehat {HA{\rm{E}}}\)
Xét tam giác AHD có AN vừa là đường cao vừa là trung tuyến
Do đó tam giác AHD cân tại A
Suy ra AH = AD, AN là tia phân giác của \(\widehat {HA{\rm{D}}}\)
Suy ra \(\widehat {HAN} = \widehat {NAD} = \frac{1}{2}\widehat {HAD}\)
Ta có:
\(\widehat {DA{\rm{E}}} = \widehat {DAN} + \widehat {NAH} + \widehat {HAM} + \widehat {MA{\rm{E}}} = 2\widehat {NAH} + 2\widehat {HAM} = 2\widehat {BAC} = 2.90^\circ = 180^\circ \)
Suy ra D, A, E thẳng hàng
b) Xét tam giác EDH có M là trung điểm của EH, N là trung điểm của DH
Suy ra MN là đường trung bình
Do đó MN // DE
c) Xét △AHB và △ADB có
AB là cạnh chung
\(\widehat {HAB} = \widehat {BAD}\)(chứng minh câu a)
AH = AD (chứng minh câu a)
Do đó △AHB = △ADB (c.g.c)
Suy ra \(\widehat {AHB} = \widehat {ADB}\) (hai góc tương ứng)
Mà \(\widehat {AHB} = 90^\circ \) nên \(\widehat {ADB} = 90^\circ \)
Hay AD ⊥ BD (1)
Xét △AHC và △AEC có
AC là cạnh chung
\(\widehat {HAC} = \widehat {EAC}\)(chứng minh câu a)
AH = AE (chứng minh câu a)
Do đó △AHC = △AEC (c.g.c)
Suy ra \(\widehat {AHC} = \widehat {AEC}\) (hai góc tương ứng)
Mà \(\widehat {AHC} = 90^\circ \) nên \(\widehat {AEC} = 90^\circ \)
Hay AE ⊥ EC (2)
Từ (1) và (2) suy ra EC // BD
d) Ta có AD = AH, AE = AH (chứng minh câu a)
Suy ra AD = AE = AH
Xét tứ giác AMHN có
\(\widehat {ANH} = \widehat {AMH} = \widehat {MAN} = 90^\circ \)
Suy ra AMHN là hình chữ nhật
Do đó \(\widehat {MHN} = 90^\circ \)
Hay tam giác DEH vuông tại H
Vậy AD = AE = AH và DHE vuông tại H.
Câu 5:
Hai tam giác vuông ABC (vuông tại đỉnh A) và A’B’C’ (vuông tại đỉnh A’) có tương ứng một cạnh góc vuông và một góc nhọn kề với cạnh ấy bằng nhau: AB = A’B’, \(\widehat B = \widehat {B'}\) (Hình 4.46). Dựa vào trường hợp bằng nhau góc – cạnh – góc của hai tam giác, hãy giải thích vì sao hai tam giác vuông ABC và A’B’C’ bằng nhau.
Tam giác ABC vuông tại A (theo giả thiết) nên \(\widehat {\rm{A}} = 90^\circ \)
Tam giác A'B'C' vuông tại A' (theo giả thiết) nên \(\widehat {{\rm{A'}}} = 90^\circ \)
Do đó \(\widehat {\rm{A}} = \widehat {{\rm{A'}}} = 90^\circ \)
Xét tam giác ABC và tam giác A'B'C' có:
\(\widehat {\rm{A}} = \widehat {{\rm{A'}}}\) (chứng minh trên);
AB = A'B' (theo giả thiết);
\(\widehat B = \widehat {B'}\) (theo giả thiết).
Vậy DABC = DA’B’C’ (g.c.g).
Câu 6:
Cho tam giác ABC. Gọi M là điểm được xác định: \(4\overrightarrow {BM} - 3\overrightarrow {BC} = \overrightarrow 0 \). Khi đó vectơ \(\overrightarrow {AM} \) bằng:
Đáp án đúng là D
Ta có: \(4\overrightarrow {BM} - 3\overrightarrow {BC} = \overrightarrow 0 \)
Vậy ta chọn đáp án D.
Câu 7:
Cho tam giác đều ABC cạnh a.
a) Tính độ dài các vectơ \(\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {CA} + \overrightarrow {BC} ,\overrightarrow {AB} - \overrightarrow {AC} \).
b) Xác định điểm M sao cho \(\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AC} = \overrightarrow {AM} \).
a) Ta có \(\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {CA} + \overrightarrow {BC} = \overrightarrow {AB} + \overrightarrow {BC} + \overrightarrow {CA} = \overrightarrow {AC} + \overrightarrow {CA} = \overrightarrow 0 \)
Ta có \(\overrightarrow {AB} - \overrightarrow {AC} = \overrightarrow {CB} \)
b) Vẽ hình bình hành ABMC
Suy ra \(\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AC} = \overrightarrow {AM} \)
Vậy M là đỉnh thứ tư của hình bình hành ABMC.
Câu 8:
Cho các số a, b, c khác nhau đôi một và thoả mãn a2 – 2b = b2 – 2c = c2 – 2a. Tính giá trị của biểu thức: A = (a + b + 2)(b + c + 2)(c + a + 2).
Ta có: a2 – 2b = c2 – 2a
⇔ a2 – c2 = 2b – 2a
⇔ (a – c)(a + c) = 2(b – a)
⇔ a + c = \(\frac{{{\rm{2(b - a)}}}}{{{\rm{a - c}}}}\)
⇔ a + c + 2 = \(\frac{{{\rm{2(b - a)}}}}{{{\rm{a - c}}}}\)+2
⇔ a + c + 2 = \(\frac{{{\rm{2(b - a) + 2(a - c)}}}}{{{\rm{a - c}}}}\)
⇔ a + c + 2 = \(\frac{{{\rm{2b - 2a + 2a - 2c}}}}{{{\rm{a - c}}}}\)
⇔ a + c + 2 = \(\frac{{{\rm{2(b - c)}}}}{{{\rm{a - c}}}}\)
Chứng minh tương tự ta có:
a + b + 2 = \(\frac{{{\rm{2(a - c)}}}}{{{\rm{a - b}}}}\) và b + c + 2 = \(\frac{{{\rm{2(b - a)}}}}{{{\rm{b - c}}}}\)
Suy ra A = (a + b + 2)(b + c + 2)(c + a + 2)
A = \(\frac{{{\rm{2(a - c)}}}}{{{\rm{a - b}}}}\). \(\frac{{{\rm{2(b - a)}}}}{{{\rm{b - c}}}}\).\(\frac{{{\rm{2(b - c)}}}}{{{\rm{a - c}}}}\)
A = – 8
Vậy A = – 8.
Câu 9:
Hai kho gạo có 155 tấn gạo. Nếu thêm vào kho thứ nhất 8 tấn và thêm vào kho thứ hai 17 tấn thì số gạo ở mỗi kho bằng nhau. Hỏi lúc đầu mỗi kho có bao nhiêu tấn gạo?
Số gạo kho thứ nhất nhiều hơn số gạo kho thứ hai là:
17 – 8 = 9 (tấn)
Số gạo lúc đầu của kho thứ nhất là:
(155 + 9) : 2 = 82 (tấn)
Số gạo lúc đầu của kho thứ hai là
155 – 82 = 73 (tấn)
Vậy lúc đầu kho thứ nhất có 82 tấn gạo, kho thứ hai có 73 tấn gạo.
Câu 10:
Một hình chữ nhật có nửa chu vi là 26 cm, chiều rộng kém chiều dài 8cm. Tính diện tích của hình chữ nhật đó?
Ta có sơ đồ:
Theo sơ đồ, hai lần chiều dài hình chữ nhật là:
26 + 8 = 34 (cm)
Chiều dài hình chữ nhật là:
34 : 2 = 17 (cm)
Chiều rộng hình chữ nhật là:
17 – 8 = 9 (cm)
Diện tích hình chữ nhật là:
17 × 9 = 153 (cm2)
Vậy diện tích hình chữ nhật là 153 cm2.
Câu 11:
Không tính cụ thể các giá trị của A và B, hãy cho biết số nào lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu?
A = 32 . 53 – 31; B = 53 . 31 + 32.
Ta có:
A = 32 . 53 – 31
A = 31 . 53 + 53 – 31
A = 31 . 53 + (53 – 31)
A = 31 . 53 + 22
Vì 22 < 32
Suy ra A < B và nhỏ hơn 32 – 22 = 10
Vậy A < B.
Câu 12:
Không tính cụ thể các giá trị của A và B, hãy cho biết số nào lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu?
a, A = 1998 . 1998 ; B = 1996 . 2000.
b, A = 2000 . 2000 ; B = 1990 . 2010.
c, A = 25 . 33 – 10 ; B = 31 . 26 + 10.
d, A = 32 . 53 – 31 ; B = 53 . 31 + 32.
a, Ta có:
A = 1998 . 1998 = (1996 + 2) . 1998 = 1996 . 1998 + 2 . 1998
B = 1996 . 2000 = 1996 . (2 + 1998) = 1996 . 2 + 1996 . 1998
Vì 2 . 1998 > 1996 . 2 nên 2 . 1998 + 1996 . 1998 > 1996 . 2 + 1996 . 1998
Vậy A > B.
b, Ta có:
A = 2000 . 2000
B = 1990 . 2010 = (2000 – 10) . (2000 + 10) = 2000 . 2000 – 10 . 10
Suy ra A > B.
c, Ta có:
A = 25 . 33 – 10 = (26 – 1) . 33 – 10 = 26 . 33 – 33 – 10 = 26 . 33 – 43
B = 31 . 26 + 10 = (33 – 2) . 26 + 10 = 33 . 26 – 2 . 26 + 10 = 26 . 33 – 42
Vì 42 < 43 nên 26 . 33 – 42 > 26 . 33 – 43 hay B > A.
Nên A < B
d, Ta có:
A = 32 . 53 – 31
A = 31 . 53 + 53 – 31
A = 31 . 53 + (53 – 31)
A = 31 . 53 + 22
Vì 22 < 32 nên 31 . 53 + 22 < 53 . 31 + 32 hay A < B.
Vậy A < B.
Câu 13:
Cho biết log25 7 = a và log2 5 = b. Tính \({\log _{\sqrt[3]{5}}}\frac{{49}}{8}\) theo a, b.
Đáp án đúng là: D
Ta có:
Do đó :
Vậy ta chọn đáp án D.
Câu 14:
Trên một khu đất rộng 2dam2 60m2, người ta dùng \(\frac{2}{5}\) diện tích đó để làm nhà, \(\frac{1}{3}\) diện tích còn lại trồng rau. Phần đất cuối làm chuồng trại chăn nuôi. Tính diện tích phần làm chuồng trại chăn nuôi.
Đổi 2dam2 60m2 = 260 m2
Diện tích để làm nhà là :
260 : 5 × 2 = 104 (m2)
Diện tích còn lại sau khi làm nhà là:
260 – 104 = 156 (m2)
Diện tích để trồng rau là :
156 : 3 × 1 = 52 (m2)
Diện tích đất làm chuồng trại chăn nuôi là :
156 – 52 = 104 (m2)
Vậy diện tích phần làm chuồng trại chăn nuôi là 104 m2.
Câu 15:
Cho tam giác ABC. Chứng minh rằng:
a) \(\cot {\rm{A}} = \frac{{{b^2} + {c^2} - {a^2}}}{{4{\rm{S}}}}\).
b) \(\cot {\rm{A + cot B + cot C}} = \frac{{{a^2} + {b^2} + {c^2}}}{{4{\rm{S}}}}\).
a) Áp dụng định lí côsin ta có: cos A = \(\frac{{{b^2} + {c^2} - {a^2}}}{{2bc}}\)
Ta có \(S = \frac{1}{2}bc\sin A\), suy ra \(\sin A = \frac{{2{\rm{S}}}}{{bc}}\)
Do đó cot A = \(\frac{{co{\rm{sA}}}}{{\sin {\rm{A}}}} = \frac{{{b^2} + {c^2} - {a^2}}}{{2bc}}:\frac{{2{\rm{S}}}}{{bc}} = \frac{{{b^2} + {c^2} - {a^2}}}{{2bc}}.\frac{{bc}}{{2{\rm{S}}}} = \frac{{{b^2} + {c^2} - {a^2}}}{{4{\rm{S}}}}\)
b) Chứng minh tương tự câu a ta có:
\(\cot B = \frac{{{a^2} + {c^2} - {b^2}}}{{4{\rm{S}}}}\); \(\cot C = \frac{{{a^2} + {b^2} - {c^2}}}{{4{\rm{S}}}}\)
Do đó:
\(\cot {\rm{A + cot B + cot C = }}\frac{{{c^2} + {b^2} - {a^2}}}{{4{\rm{S}}}} + \frac{{{a^2} + {c^2} - {b^2}}}{{4{\rm{S}}}} + \frac{{{a^2} + {b^2} - {c^2}}}{{4{\rm{S}}}} = \frac{{{a^2} + {b^2} + {c^2}}}{{4{\rm{S}}}}\)
Vậy \(\cot {\rm{A + cot B + cot C}} = \frac{{{a^2} + {b^2} + {c^2}}}{{4{\rm{S}}}}\).
Câu 16:
Cho tam giác ABC. Chứng minh rằng:
a) \(\cot {\rm{A + cot B + cot C}} = \frac{{{a^2} + {b^2} + {c^2}}}{{4{\rm{S}}}}\).
b) \(m_a^2 + m_b^2 + m_c^2 = \frac{3}{4}\left( {{a^2} + {b^2} + {c^2}} \right)\).
a) Áp dụng định lí côsin ta có: cos A = \(\frac{{{b^2} + {c^2} - {a^2}}}{{2bc}}\)
Ta có \(S = \frac{1}{2}bc\sin A\), suy ra \(\sin A = \frac{{2{\rm{S}}}}{{bc}}\)
Do đó cot A = \(\frac{{co{\rm{sA}}}}{{\sin {\rm{A}}}} = \frac{{{b^2} + {c^2} - {a^2}}}{{2bc}}:\frac{{2{\rm{S}}}}{{bc}} = \frac{{{b^2} + {c^2} - {a^2}}}{{2bc}}.\frac{{bc}}{{2{\rm{S}}}} = \frac{{{b^2} + {c^2} - {a^2}}}{{4{\rm{S}}}}\)
Chứng minh tương tự ta có:
\(\cot B = \frac{{{a^2} + {c^2} - {b^2}}}{{4{\rm{S}}}}\); \(\cot C = \frac{{{a^2} + {b^2} - {c^2}}}{{4{\rm{S}}}}\)
Do đó:
\(\cot {\rm{A + cot B + cot C = }}\frac{{{c^2} + {b^2} - {a^2}}}{{4{\rm{S}}}} + \frac{{{a^2} + {c^2} - {b^2}}}{{4{\rm{S}}}} + \frac{{{a^2} + {b^2} - {c^2}}}{{4{\rm{S}}}} = \frac{{{a^2} + {b^2} + {c^2}}}{{4{\rm{S}}}}\)
Vậy \(\cot {\rm{A + cot B + cot C}} = \frac{{{a^2} + {b^2} + {c^2}}}{{4{\rm{S}}}}\).
b) Áp dụng công thức độ dài đường trung tuyến ta có:
\(m_a^2 = \frac{{{b^2} + {c^2}}}{2} - \frac{{{a^2}}}{4}\), \(m_b^2 = \frac{{{a^2} + {c^2}}}{2} - \frac{{{b^2}}}{4}\) và \(m_c^2 = \frac{{{a^2} + {b^2}}}{2} - \frac{{{c^2}}}{4}\)
Suy ra:
Vậy \(m_a^2 + m_b^2 + m_c^2 = \frac{3}{4}\left( {{a^2} + {b^2} + {c^2}} \right)\).
Câu 17:
Ông Tư mua một khu đất hình chữ nhật dài 48m, rộng 25m. Ông thuê rào xung quanh bằng lưới giá 2 500 đồng/dm. Hỏi ông tốn tất cả bao nhiêu tiền, biết lúc rào ông có chừa lối đi rộng 2m.
Chu vi khu đất hình chữ nhật là :
(48 + 25) x 2 = 146 (m)
Đổi : 146 m = 1460 dm và 2 m = 20 dm
Số dm rào ông Tư cần là :
1460 – 20 = 1440 (dm)
Số tiền ông Tư cần là :
1440 × 2 500 = 3 600 000 (đồng)
Vậy ông Tư tốn tất cả 3 600 000 đồng.
Câu 18:
Lớp 4A và 4B trung bình mỗi lớp có 22 học sinh tiên tiến. Biết lớp 4A có 24 học sinh tiên tiến. Hỏi lớp 4B có bao nhiêu học sinh tiên tiến ?
Tổng số học sinh tiên tiến của cả hai lớp là : 22 × 2 = 44 ( học sinh )
Lớp 4B có số học sinh tiên tiến là : 44 – 24 = 20 ( học sinh )
Vậy lớp 4B có 20 học sinh tiên tiến.
Câu 19:
Số trung bình cộng của hai số bằng 8 . Biết một trong hai số kia là 9 .tìm số kia ?
Tổng của hai số là: 8 × 2 = 16
Số kia là: 16 – 9 = 7
Vậy số còn lại là 7.
Câu 20:
Mẹ hái được 27kg chè, chị hái được ít hơn 12kg chè nhưng lại hơn em 6kg chè. Hỏi trung bình mỗi người hái được bao nhiêu kg chè?
Số kg chè chị hái được là:
27 – 12 = 15 (kg)
Số kg chè em hái được là:
15 – 6 = 9 (kg)
Trung bình mỗi người hái được số kg chè là:
(27 + 15 + 9) : 3 = 17 (kg)
Vậy trung bình mỗi người hái được 17 kg chè.
Câu 21:
Cho đường thẳng (d): y = (m – 3)x + 3m + 2. Tìm giá trị nguyên của m để (d) cắt trục hoành tại điểm có hoành độ nguyên.
Phương trình hoành độ giao điểm của (d) và Ox là
(m – 3)x + 3m + 2 = 0
⇔ (m – 3)x = – 3m – 2
\( \Leftrightarrow x = \frac{{3m + 2}}{{3 - m}}\)
\( \Leftrightarrow x = \frac{{3m - 9 + 11}}{{3 - m}} = \frac{{ - 3(3 - m) + 11}}{{3 - m}} = - 3 + \frac{{11}}{{3 - m}}\)
Để x đạt giá trị nguyên thì \(\frac{{11}}{{3 - m}}\) nguyên
⇔ 11 ⋮ 3 – m
⇔ 3 – m ∈ Ư(11)
⇔ 3 – m ∈ {1; 11; – 1; – 11}
⇔ m ∈ {2; – 8; 4; 14}
Vậy m ∈ {2; – 8; 4; 14} thì (d) cắt trục hoành tại điểm có hoành độ nguyên.
Câu 22:
Chứng minh: sin 2a = 2sin a cos a.
Ta có
sin 2a = sin (a + a) = sin a cos a + cos a sin a = 2sin a cos a
Vậy sin 2a = 2sin a cos a.
Câu 23:
Diện tích miếng bìa có kích thước theo hình vẽ bên là:
Đáp án đúng là C
Chiều dài hình chữ nhật MNPQ là:
8 + 8 + 8 = 24 (cm)
Diện tích hình chữ nhật MNPQ là:
24 × 12 = 288 (cm2)
Diện tích hình vuông EGHK là:
8 × 8 = 64 (cm2)
Diện tích miếng bìa là :
288 – 64 = 224 (cm2)
Vậy ta chọn đáp án C.
Câu 24:
Tính diện tích miếng bìa có kích thước theo hình vẽ bên.
Chia miếng bìa ra thành hai miếng bìa nhỏ. Từ đó ta có hai miếng bìa hình chữ nhật.
Diện tích của miếng bìa thứ nhất (H1) là:
9 × 3 = 27 (cm2)
Chiều rộng của miếng bìa thứ hai (H2) là:
10 – 3 = 7 (cm)
Diện tích của miếng bìa thứ hai (H2) là:
21 × 7 = 147 (cm2)
Diện tích cả miếng bìa là:
27 + 147 = 174 (cm2 )
Vậy diện tích miếng bìa là 174 cm2.
Câu 25:
Cho 3 hàm số có đồ thị (d1), (d2), (d3) với:
(d1) : y = 2x + m – 3;
(d2) : y = (m + 1)x – 3;
(d3) : y = 4x – 1.
Tìm m để:
a) (d1) đi qua gốc tọa độ.
b) (d1), (d2), (d3) đồng quy.
c) (d1) đi qua giao điểm của (d3) và trục hoành.
d) (d2) đi qua giao điểm của (d3) và trục tung.
a) Để (d) đi qua gốc tọa độ thì (d) đi qua điểm O(0; 0)
Suy ra m – 3 = 0
Hay m = 3
b) Phương trình hoành độ giao điểm M của (d1) và (d3) là:
(2x + m – 3) – (4x – 1) = 0
⇔ 2x + m – 3 – 4x + 1 = 0
⇔ – 2x + m – 2 = 0
⇔ x = \(\frac{{m - 2}}{2}\)
Suy ra y = 4. \(\frac{{m - 2}}{2}\) – 1 = 2(m – 2) – 1 = 2m – 5
Do đó \(M\left( {\frac{{m - 2}}{2};2m - 5} \right)\)
Để (d1), (d2), (d3) đồng quy thì M thuộc (d2)
Hay 2m – 5 = (m + 1). \(\frac{{m - 2}}{2}\) – 3
\( \Leftrightarrow 2m - 5 = \frac{{{m^2} - m - 2}}{2} - 3\)
\( \Leftrightarrow 2m - 5 = \frac{{{m^2} - m - 8}}{2}\)
⇔ 4m – 10 = m2 – m – 8
⇔ m2 – 5m + 2 = 0
\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}m = \frac{{5 + \sqrt {17} }}{2}\\m = \frac{{5 - \sqrt {17} }}{2}\end{array} \right.\)
c) Hoành độ giao điểm của (d3) và trục hoành là
4x – 1 = 0 \( \Leftrightarrow x = \frac{1}{4}\)
Nên giao điểm của (d3) và trục hoành là \(A\left( {\frac{1}{4};0} \right)\).
Để (d1) đi qua giao điểm của (d3) và trục hoành thì A thuộc (d1)
Suy ra 0 = 2. \(\frac{1}{4}\) + m – 3
⇔ m – \(\frac{5}{2}\) = 0
⇔ m = \(\frac{5}{2}\)
d) Tung độ giao điểm của (d3) và trục tung là
y = 4x – 1 = 4 . 0 – 1 = – 1
Nên giao điểm của (d3) và trục tung là B(0; – 1)
Để (d2) đi qua giao điểm của (d3) và trục tung thì B thuộc (d2)
Suy ra – 1 = (m + 1) . 0 – 3
⇔ – 1 = – 3 (vô lý)
Vậy không có giá trị m thỏa mãn yêu cầu đề bài.
Câu 26:
Để (d) đi qua gốc tọa độ thì (d) đi qua điểm O(0; 0)
Suy ra m + 1 = 0
Hay m = – 1
Vậy với m = – 1 thì (d) đi qua gốc tọa độ.
Câu 27:
Cho tam giác ABC, biết a = 7, b = 8, c = 5. Tính \(\widehat A\), S, ha , R.
Theo định lí hàm cos ta có
\[{\rm{cosB = }}\frac{{{a^2} + {c^2} - {b^2}}}{{2ac}} = \frac{{49 + 25 - 64}}{{2.7.5}} = \frac{{10}}{{70}} = \frac{1}{7}\]
\[{\rm{cosA = }}\frac{{{b^2} + {c^2} - {a^2}}}{{2bc}} = \frac{{64 + 25 - 49}}{{2.8.5}} = \frac{{40}}{{80}} = \frac{1}{2}\]
Suy ra \(\widehat A = 60^\circ \)
Diện tích tam giác ABC là:
\[S = \frac{1}{2}bc\sin {\rm{A = }}\frac{1}{2}.8.5.\sin 60^\circ = 20.\frac{{\sqrt 3 }}{2} = 10\sqrt 3 \]
Ta có \({h_a} = \frac{{2S}}{a} = \frac{{2.10\sqrt 3 }}{7} = \frac{{20\sqrt 3 }}{7}\)
Ta có sin2 B + cos2 B = 1
Hay \(si{n^2}B + \frac{1}{{49}} = 1\)
Suy ra \(\sin B = \frac{{4\sqrt 3 }}{7}\).
Áp dụng định lí sin ta có \(\frac{b}{{\sin B}} = 2{\rm{R}}\)
Suy ra \[{\rm{R}} = \frac{b}{{2\sin B}} = \frac{8}{{2.\frac{{4\sqrt 3 }}{7}}} = \frac{7}{{\sqrt 3 }}\]
Câu 28:
Chu kì của hàm số y = 3 + 2sin2 2x là
Đáp án đúng là: A
Ta có: y = 3 + 2sin2 2x \( = 3 + \frac{{1 - cos4{\rm{x}}}}{2} = \frac{7}{2} - \frac{{cos4{\rm{x}}}}{2}\)
Do đó chu kì của hàm số trên là \(T = \frac{{2\pi }}{4} = \frac{\pi }{2}\)
Vậy ta chọn đáp án A.
Câu 29:
Cho hình lăng trụ đều ABC.A’B’C’ có cạnh đáy bằng a, đường thẳng BC’ tạo với mặt phẳng (ACC’A’) một góc 30°. Tính thể tích V của khối lăng trụ ABC.A’B’C’.
Đáp án đúng là: A
Gọi H là trung điểm của AC.
Ta có: tam giác ABC là tam giác đều nên BH ⊥ AC.
Mà BH ⊂ (ABC) và (ABC) ⊥ (ACC’A’).
Do đó BH ⊥ (ACC’A’)
Lại có C’H ⊂ (ACC’A’) nên BH ⊥ C’H.
Suy ra góc giữa BC’ và (ACC’A’) là \(\widehat {BC'H}\)
Do đó \(\widehat {BC'H} = 30^\circ \).
Xét tam giác BHC’ vuông tại H có
\(C'H = \frac{{BH}}{{\tan 30^\circ }} = \frac{{a\sqrt 3 }}{2}:\frac{{\sqrt 3 }}{3} = \frac{{3{\rm{a}}}}{2}\)
Xét tam giác CHC’ vuông tại C có \(C'C = \sqrt {C'{H^2} - C{H^2}} = \sqrt {\frac{{9{{\rm{a}}^2}}}{4} - \frac{{{a^2}}}{4}} = a\sqrt 2 \)
Thể tích khối lăng trụ là
\(V = C'C.{S_{ABC}} = C'C.\frac{1}{2}.BH.AC = a\sqrt 2 .\frac{1}{2}.\frac{{a\sqrt 3 }}{2}.a = \frac{{\sqrt 6 }}{4}{a^3}\)
Vậy ta chọn đáp án A.
Câu 30:
Cho một hình chóp tam giác đều có cạnh bên bằng b và cạnh bên tạo với mặt phẳng đáy một góc α. Thể tích của hình chóp là:
Đáp án đúng là: B
Gọi H là tâm của tam giác đều ABC cạnh a.
SH ⊥ (ABC) và \(\widehat {SAH} = \alpha \)
Gọi I là trung điểm của BC
Suy ra \(AH = \frac{2}{3}AI = \frac{2}{3}.\frac{{a\sqrt 3 }}{2} = \frac{{a\sqrt 3 }}{3}\)
Xét tam giác vuông AHS có \[{\rm{cos}}\alpha = \frac{{AH}}{{SA}}\]
Suy ra \[{\rm{bcos}}\alpha = \frac{{a\sqrt 3 }}{3} \Rightarrow a = b\sqrt 3 \cos \alpha \]
Diện tích tam giác ABC là: \({S_{ABC}} = \frac{1}{2}AH.BC = \frac{1}{2}.\frac{{a\sqrt 3 }}{2}.a = \frac{{{a^2}\sqrt 3 }}{4} = \frac{{3\sqrt 3 }}{4}{b^2}co{{\rm{s}}^2}\alpha \).
Mà SH = SA . sinα = b . sinα
Thể tích hình chóp là \(V = \frac{1}{3}.SH.{S_{ABC}} = \frac{1}{3}.b\sin \alpha .\frac{{3\sqrt 3 }}{4}{b^2}co{{\rm{s}}^2}\alpha = \frac{{\sqrt 3 }}{4}{b^3}{\cos ^2}\alpha \sin \alpha \).
Vậy ta chọn đáp án B.
Câu 31:
Cho khối chóp tam giác đều S.ABC có cạnh đáy bằng a, góc giữa cạnh bên và đáy bằng 30°. Thể tích khối chóp S.ABC bằng:
Đáp án đúng là: D
Gọi H là hình chiếu của S lên (ABC)
Khối chóp S.ABC đều nên H là trọng tâm của tam giác ABC, suy ra
Ta có AH là hình chiếu của SA lên (ABC)
Vậy ta chọn đáp án D.
Câu 32:
Có một số tiền mua kẹo Trung Thu. Nếu mua loại 5000 đồng một gói thì được 18 gói. Hỏi cùng số tiền đó, nếu mua kẹo loại 7 500 một gói thì mua được mấy gói như thế?
Số tiền dùng để mua kẹo Trung thu là:
5000 × 18 = 90 000 (đồng)
Số gói kẹo mua được nếu mua kẹo loại 7 500 đồng 1 gói là:
90 000 : 7 500 = 12 (gói)
Vậy mua được 12 gói kẹo loại 7 500 đồng.
Câu 33:
Theo dự định một đội công nhân phải làm trong 15 ngày, mỗi ngày lắp 200 m đường ống thì mới lắp xong đường ống nước cho khu dân phố. Do cải tiến kĩ thuật nên mỗi ngày đội công nhân đó làm được nhiều hơn dự định 50 m đường ống. Hỏi đội công nhân đó phải làm trong bao lâu để lắp xong đường ống đó?
Số mét đường ống cần phải lắp là:
200 x 15 = 3000 (m)
Nếu cải tiến kỹ thuật thì mỗi ngày đội công nhân đó lắp được số ống là:
200 + 50 = 250 (m)
Số ngày cần có để đội công nhân lắp xong đường ống đó là:
3000 : 250 = 12 (ngày)
Vậy cần 12 ngày để đội nhân công đố lắp xong đường ống.
Câu 34:
Một vòi nước chảy vào một cái bể không có nước.Trong 2 giờ đầu vòi chảy được \(\frac{2}{7}\) bể, trong 3 giờ sau chảy được \(\frac{9}{{14}}\) bể. Hỏi trung bình mỗi giờ vòi nước đó chảy được bao nhiêu phần bể nước?
Trong 5 giờ vòi nước chả được số phần bể là
\(\frac{2}{7} + \frac{9}{{14}} = \frac{{13}}{{14}}\) (bể)
Trung bình mỗi giờ vòi nước chảy được là
\(\frac{{13}}{{14}}:5 = \frac{{13}}{{70}}\) (bể)
Vậy trung bình mỗi giờ vòi nước đó chảy được \(\frac{{13}}{{70}}\) bể nước.
Câu 35:
Trên mặt phẳng tọa độ Oxy cho hai điểm A(1; 2) và B(3; 4)
a) Tìm hệ số a của đường thẳng đi qua A và B.
b) Xác định hàm số biết đồ thị của nó là đường thẳng đi qua A và B.
a) Đường thẳng đi qua hai điểm A và B có dạng: y = ax + b
Đường thẳng đi qua hai điểm A và B nên tọa độ A và B nghiệm đúng phương trình
Ta có:
Tại A: 2 = a + b ⇔ b = 2 – a (1)
Tại B: 4 = 3a + b (2)
Thay (1) và (2) ta có: 4 = 3a + 2 – a ⇔ 2a = 2 ⇔ a = 1
Vậy hệ số a của đường thẳng đi qua A và B là 1
b) Ta có: b = 2 – a = 2 – 1 = 1
Vậy đường thẳng đi qua A và B là y = x + 1.
Câu 36:
Giải phương trình: x2 – 4x + xy – 4y = 0.
Ta có x2 – 4x + xy – 4y = 0
⇔ (x2 – 4x) + (xy – 4y) = 0
⇔ x(x – 4) + y(x – 4) = 0
⇔ (x – 4)(x + y) = 0
\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x - 4 = 0\\x + y = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 4\\y = - x\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 4\\y = - 4\end{array} \right.\)
Vậy phương trình có nghiệm (x;y) = (4; – 4).
Câu 37:
Cho hình lăng trụ ABC.A’B’C biết A’.ABC là tứ diện đều cạnh bằng a. Tính thể tích khối A’BCC’B’.
Đáp án đúng là: B
Ta có \({V_{A'.ABC}} = \frac{{{a^3}\sqrt 2 }}{{12}}\)
Suy ra \({V_{ABC.A'B'C'}} = 3{V_{A'.ABC}} = \frac{{{a^3}\sqrt 2 }}{4}\)
Vậy ta chọn đáp án B.
Câu 38:
Một mảnh vườn hình vuông cạnh 20 m. Người ta làm một lối đi xung quanh vườn rộng 2 m thuộc đất của vườn. Phần đất còn lại dùng để trồng trọt. Tính diện tích trồng trọt của mảnh vườn.
Phần còn lại để trồng trọt là hình vuông có cạnh là:
20 – 2 – 2 = 16 (m)
Diện tích trồng trọt của mảnh vườn là:
16 × 16 = 256 (m2)
Vậy diện tích trồng trọt của mảnh vườn là 256 m2.
Câu 39:
Cho khối lăng trụ đứng ABC.A’B’C’ có đáy ABC là tam giác cân với AB = AC = a, \(\widehat {BAC} = 120^\circ \). Mặt phẳng (AB’C’) tạo với đáy một góc 60°. Tính thể tích V của khối lăng trụ đã cho
Đáp án đúng là: A
Gọi H là trung điểm của B’C’
Khi đó góc giữa mặt phẳng (AB’C’) và đáy là góc \(\widehat {AHA'} = 60^\circ \)
Ta có:
Thể tích V của khối lăng trụ đã cho là \(V = {S_{ACB}}{\rm{.AA' = }}\frac{{{a^2}\sqrt 3 }}{4}.\frac{{a\sqrt 3 }}{2} = \frac{{3{{\rm{a}}^3}}}{8}\).
Vậy ta chọn đáp án A.
Câu 40:
Cho x, y, x thỏa mãn điều kiện x + y + x + xy + yz + zx = 6 . Tìm giá trị nhỏ nhất của P = x2 + y2 + z2.
Ta có (x – 1)2 ≥ 0
⇔ x2 + 1 ≥ 2x
(y – 1)2 ≥ 0
⇔ y2 + 1 ≥ 2y
(z – 1)2 ≥ 0
⇔ z2 + 1 ≥ 2z
(x – y – z)2 ≥ 0
⇔ 2(x2 + y2 + z2 ) ≥ 2(xy + yz + zx)
Suy ra 3(x2 + y2 + z2) + 3 ≥ 2(x + y + z + xy + yz + xz)
Hay 3P + 3 ≥ 2 . 6
⇔ P ≥ 3
Dấu “ = ” xảy ra khi x = y = z =1
Vậy P đạt giá trị nhỏ nhất bằng 3 khi x = y = z =1.
Câu 41:
Cho hàm số bậc nhất y = (m – 1)x + 3 có đồ thị là đường thẳng (d). Tìm giá trị của m biết đường thẳng (d) song song với đường thẳng y = – x + 1.
Vì hàm số y = (m – 1)x + 3 là hàm số bậc nhất
Nên m – 1 ≠ 0
Hay m ≠ 1
Vì đường thẳng (d) song song với đường thẳng y = – x + 1
Nên m – 1 = –1
Hay m = 0
Vậy m = 0 thì đường thẳng (d) song song với đường thẳng y = – x + 1.
Câu 42:
Cho tứ diện ABCD trong đó góc giữa hai đường thẳng AB và CD bằng α. Gọi M là điểm bất kì thuộc cạnh AC, đặt AM = x (0 < x < AC). Xét mặt phẳng (P) đi qua điểm M và song song với AB, CD.
a) Xác định vị trí điểm M để diện tích thiết diện của hình tứ diện ABCD khi cắt bởi mp (P) đạt giá trị lớn nhất.
b) Chứng minh rằng chu vi thiết diện nêu trên không phụ thuộc vào x khi và chỉ khi AB = CD.
a) Dễ thấy thiết diện là hình bình hành MNPQ và SMNPQ = MN . NQ . sin \(\widehat {MNQ}\)
Do MN // AB, NQ // CD nên góc giữa MN và NQ bằng góc giữa AB và CD
Do đó sin \(\widehat {MNQ}\) = sin α
Ta có:
Vậy SMNPQ = \(\frac{{AB.C{\rm{D}}}}{{A{C^2}}}(AC - x)x\sin \alpha \)
Từ đó diện tích thiết diện MNQR đạt giá trị lớn nhất khi và chỉ khi x = \(\frac{{AC}}{2}\)
Như vậy, khi M là trung điểm của AC thì diện tích thiết diện của tứ diện ABCD cắt bởi (P) đạt giá trị lớn nhất.
b) Gọi P là nửa chu vi của thiết diện, khi đó:
Từ đó, chu vi thiết diện không phụ thuộc vào x khi và chỉ khi:
CD – AB = 0
Hay AB = CD
Vậy chu vi thiết diện nêu trên không phụ thuộc vào x khi và chỉ khi AB = CD.
Câu 43:
Cho tam giác ABC có các đường cao bằng 12 cm, 15 cm, 20 cm. Chứng minh tam giác ABC là tam giác vuông.
Gọi độ dài 3 cạnh của tam giác là a, b, c. Chiều cao tương ứng với 3 cạnh trên lần lượt là ha = 12, hb = 15, hc = 20
Diện tích tam giác ABC là
\[S = \frac{{a{h_a}}}{2} = \frac{{b{h_b}}}{2} = \frac{{c{h_c}}}{2}\]
⇔ aha = bhb = chc
⇔ 12a = 15b = 20c = k
Suy ra \(a = \frac{k}{{12}},b = \frac{k}{{15}},c = \frac{k}{{20}}\)
Ta có: \({a^2} = \frac{{{k^2}}}{{144}}\) và \({b^2} + {c^2} = \frac{{{k^2}}}{{225}} + \frac{{{k^2}}}{{400}} = \frac{{{k^2}}}{{144}}\)
Do đó a2 = b2 + c2
Suy ra tam giác ABC là tam giác vuông.
Câu 44:
Cho tam giác ABC. Gọi M, N, P lần lượt là trung điểm của BC, CA, AB và O là 1 điểm tùy ý.
a) Chứng minh rằng: \(\overrightarrow {AM} + \overrightarrow {BN} + \overrightarrow {CP} = \overrightarrow 0 \).
b) Chứng minh rằng: \(\overrightarrow {OA} + \overrightarrow {OB} + \overrightarrow {OC} = \overrightarrow {OM} + \overrightarrow {ON} + \overrightarrow {OP} \).
a) Xét tam giác ABC có M là trung điểm của BC, P là trung điểm của AB
Suy ra MP là đường trung bình
Do đó MP // AC, \(MP = \frac{1}{2}AC\)
Mà N là trung điểm của AC nên \(NC = \frac{1}{2}AC\)
Suy ra \(\overrightarrow {PM} = \overrightarrow {NC} \)
Ta có: \(\overrightarrow {AM} + \overrightarrow {BN} + \overrightarrow {CP} \)
= \(\overrightarrow 0 \)
Vậy \(\overrightarrow {AM} + \overrightarrow {BN} + \overrightarrow {CP} = \overrightarrow 0 \)
b) Ta có:
⇔ \(\overrightarrow {AM} + \overrightarrow {BN} + \overrightarrow {CP} = \overrightarrow 0 \) (đã chứng minh câu a)
Vậy \(\overrightarrow {OA} + \overrightarrow {OB} + \overrightarrow {OC} = \overrightarrow {OM} + \overrightarrow {ON} + \overrightarrow {OP} \).
Câu 45:
Tích các nghiệm của bất phương trình \(\frac{{A_{n + 4}^4}}{{\left( {n + 2} \right)!}} < \frac{{15}}{{\left( {n - 1} \right)!}}\)
Điều kiện xác định n ≥ 1
\(\frac{{A_{n + 4}^4}}{{\left( {n + 2} \right)!}} < \frac{{15}}{{\left( {n - 1} \right)!}}\)
\( \Leftrightarrow \frac{{\left( {n + 4} \right)\left( {n + 3} \right)}}{n} < 15\)
⇔ n2 + 7n + 12 < 15n
⇔ n2 – 8n + 12 < 0
⇔ 2 < n < 6
Suy ra n ∈ {3; 4 ; 5}
Tích các nghiệm là 3 . 4 . 5 = 60
Vây tích các nghiệm của bất phương trình là 60.
Câu 46:
Nhà máy A sản xuất một loại áo giá vốn là 500 000 000 đồng và giá bán mỗi chiếc sẽ là 400 000 đồng khi đó gọi y (đồng) là số tiền lời (hoặc lỗ) của nhà máy thu được khi bán x cái áo.
a) Viết công thức biểu diễn y theo x.
b) Hỏi nhà máy A phải bán bao nhiêu cái áo để đạt được số tiền lời trên 15 000 000 (đồng)?
a) Ta có: \(y = \left| {{\rm{400 000x}} - 5{\rm{00 000 000}}} \right|\)
b) Để số tiền lời trên 15 000 000 đồng
⇔ y > 15 000 000
\( \Leftrightarrow \left| {{\rm{400 000x}} - 5{\rm{00 000 000}}} \right| > 15{\rm{ }}000{\rm{ }}000\)
⇔ 400 000x – 500 000 000 > 15 000 000
⇔ 400 000x > 515 000 000
⇔ x > 1 287,5
⇔ x = 1288
Vậy nhà máy A phải bán 1288 cái áo để đạt được số tiền lời trên 15 000 000 (đồng).
Câu 47:
So sánh: 1218 và 2716 . 169.
Ta có
1218 = (22 . 3)18 = 236 . 318
2716 . 169 = (33)16 . (24)9 = 348 . 236
Vì 318 < 348 nên 1218 < 2716 . 169
Vậy1218 < 2716 . 169
Câu 48:
Cho phương trình: x2 – 2(m + 1)x + 4m = 0. Tìm m để phương trình có nghiệm x1, x2 thỏa mãn (x1 + m)(x2 + m) = 3m2 + 12.
Ta có △’ = (m + 1)2 – 4m = m2 + 2m + 1 – 4m = m2 – 2m + 1 = (m – 1)2
△’ ≥ 0 nên phương trình có 2 nghiệm là
\({x_1} = m + 1 + \sqrt {{{(m - 1)}^2}} = m + 1 + \left| {m - 1} \right| = m + 1 + m - 1 = 2m\)
\({x_2} = m + 1 - \sqrt {{{(m - 1)}^2}} = m + 1 - \left| {m - 1} \right| = m + 1 - m + 1 = 2\)
Ta có: (x1 + m)(x2 + m) = 3m2 + 12
⇔ (2m + m)(2 + m) = 3m2 + 12
⇔ 4m + 2m2 + 2m + m2 = 3m2 + 12
⇔ 6m + 3m2 = 3m2 + 12
⇔ 6m = 12
⇔ m = 2
Vậy m = 2.
Câu 50:
Tìm tất cá các giá trị thực của tham số m để hàm số \(y = \frac{1}{3}{x^3} - 2m{{\rm{x}}^2} + 4{\rm{x}} - 5\)
đồng biến trên ℝ.
Đáp án đúng là: B
Ta có: y’ = x2 – 4mx + 4
△’ = (– 2m)2 – 4 = 4m2 – 4
Để làm số đồng biến trên ℝ thì y’ ≥ 0, ∀x ∈ ℝ
⇔ \(\left\{ \begin{array}{l}a > 0\\\Delta ' \le 0\end{array} \right.\)⇔ \(\left\{ \begin{array}{l}1 > 0\\4{m^2} - 4 \le 0\end{array} \right.\)
⇔ m2 – 1 ≤ 0
⇔ – 1 ≤ m ≤ 1
Vậy – 1 ≤ m ≤ 1.
Câu 51:
Cho hình bình hành ABCD có tâm O. Xác định các vectơ sau đây:
a) \(\overrightarrow {OA} + \overrightarrow {OB} + \overrightarrow {OC} + \overrightarrow {O{\rm{D}}} \);
b) \(\overrightarrow {OA} + \overrightarrow {BO} + \overrightarrow {CO} + \overrightarrow {{\rm{DO}}} \);
c) \(\overrightarrow {AC} + \overrightarrow {BD} + \overrightarrow {BA} + \overrightarrow {{\rm{DA}}} \);
d) \(\overrightarrow {OA} + \overrightarrow {CB} + \overrightarrow {OC} + \overrightarrow {{\rm{AD}}} \).
a) Vì ABCD là hình bình hành tâm O
Nên O là giao điểm của AC và BD, AB = CD, AD = BC
Suy ra O là trung điểm của AC và BD
Do đó OA = OC, OB = OD
Ta có \(\overrightarrow {OA} + \overrightarrow {OB} + \overrightarrow {OC} + \overrightarrow {O{\rm{D}}} = (\overrightarrow {OA} + \overrightarrow {OC} ) + (\overrightarrow {OB} + \overrightarrow {O{\rm{D}}} ) = \overrightarrow 0 + \overrightarrow 0 = \overrightarrow 0 \)
b) Ta có \(\overrightarrow {OA} + \overrightarrow {BO} + \overrightarrow {CO} + \overrightarrow {{\rm{DO}}} = (\overrightarrow {OA} + \overrightarrow {CO} ) + (\overrightarrow {BO} + \overrightarrow {{\rm{DO}}} ) = \overrightarrow {CA} + \overrightarrow 0 = \overrightarrow {CA} \)
c) Vì ABCD là hình bình hành nên \(\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {A{\rm{D}}} = \overrightarrow {AC} \)
Ta có
\(\overrightarrow {AC} + \overrightarrow {BD} + \overrightarrow {BA} + \overrightarrow {{\rm{DA}}} = (\overrightarrow {AC} + \overrightarrow {BA} + \overrightarrow {{\rm{DA}}} ) + \overrightarrow {B{\rm{D}}} = \left( {\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {A{\rm{D}}} + \overrightarrow {BA} + \overrightarrow {DA} } \right) + \overrightarrow {B{\rm{D}}} \)
= \(\overrightarrow 0 + \overrightarrow {B{\rm{D}}} = \overrightarrow {B{\rm{D}}} \)
d) Ta có \(\overrightarrow {OA} + \overrightarrow {CB} + \overrightarrow {OC} + \overrightarrow {{\rm{AD}}} = (\overrightarrow {OA} + \overrightarrow {OC} ) + (\overrightarrow {CB} + \overrightarrow {{\rm{AD}}} ) = \overrightarrow 0 + \overrightarrow 0 = \overrightarrow 0 \)
Câu 52:
Biết 20% của một số là 25 số đó là bao nhiêu?
Số cần tìm là
25 × 100 : 20 = 125
Vậy số đó là 125.
Câu 53:
Có bao nhiêu số tự nhiên thỏa mãn\(\frac{{A_{n + 4}^4}}{{\left( {n + 2} \right)!}} < \frac{{15}}{{\left( {n - 1} \right)!}}\)
Điều kiện xác định n ≥ 1
\(\frac{{A_{n + 4}^4}}{{\left( {n + 2} \right)!}} < \frac{{15}}{{\left( {n - 1} \right)!}}\)
⇔ \(\frac{{(n + 4)(n + 3)}}{n} < 15\)
⇔ n2 + 7n + 12 < 15n
⇔ n2 – 8n + 12 < 0
⇔ 2 < n < 6
Suy ra n ∈ {3; 4 ; 5}
Vậy có 3 số tự nhiên thỏa mãn là 3, 4, 5.