Thứ sáu, 15/11/2024
IMG-LOGO

Trắc nghiệm tổng hợp môn Toán 2023 có đáp án (Phần 42)

  • 10936 lượt thi

  • 47 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Cho tam giác ABC cân tại A, đường cao AD, trực tâm H. Tính độ dài AD biết AH = 14 cm, BH = HC = 30 cm.
Xem đáp án

Lời giải

Media VietJack

Gọi H’ là điểm đối xứng H qua BC.

Suy ra D là trung điểm của HH’

Vì tam giác ABC cân tại A, AD là đường cao nên AD là trung tuyến

Suy ra D là trung điểm của BC

Xét tứ giác BHCH’ có

D là trung điểm của HH’BC;

BC và HH’ là hai đường chéo

Suy ra BHCH’ là hình bình hành.

Mà BH = CH nên hình bình hành BHCH’ là hình thoi

Do đó BH’ // CH, BH = BH’.

Lại có CH AB (vì H là trực tâm của tam giác ABC) nên BH’ AB

Hay tam giác ABH’ vuông tại B

BD AH’

Suy ra H’B2 = H’D . H’A

HB2 = HD . (2HD + HA)

302 = HD . (2HD + 14)

2HD2 + 14HD – 900 = 0

(HD + 25)(HD – 18) = 0

HD – 18 = 0 (vì HD > 0)

HD = 18

Ta có AD = AH + HD = 14 + 18 = 32 cm

Vậy AD = 32 cm.


Câu 2:

Cho tứ giác MNPQ gọi R, S, T, V theo tứ tự là trung điểm của MN, NP, PQ, QM.
a) Chứng minh rằng RSTV là hình bình hành
.

b) Nếu MP vuông góc với NQ thì RQTV là hình gì?

Xem đáp án

Lời giải

Media VietJack

Xét ΔMNQ có: R, V lần lượt là trung điểm của MN, MQ

Do đó RV là đường trung bình của ΔMNQ

Suy ra RV // NQ và \(RV = \frac{1}{2}NQ\)              (1)

Xét ΔNPQ có: T, S lần lượt là trung điểm của QP, NP

Do đó TS là đường trung bình của ΔNPQ

Suy ra TS // NQ và \(T{\rm{S}} = \frac{1}{2}NQ\)                        (2)

Từ (1) và (2) suy ra RV // TS và RV = TS

Do đó RSTV là hình bình hành.

b) Xét ΔMNP có: R, S lần lượt là trung điểm MN, NP

Suy ra RS là đường trung bình của ΔMNP

Do đó RS // MP

Mà MP NQ, nên RS NQ (quan hệ từ vuông góc đến song song)

Lại có ST // NQ

Suy ra RS ST hay \(\widehat {RST} = 90^\circ \).

Xét hình bình hành RSTV có \(\widehat {RST} = 90^\circ \)

Suy ra RSTV là hình chữ nhật

Vậy nếu MP vuông góc với NQ thì RQTV là hình chữ nhật.


Câu 3:

Chứng minh \({\left( {\sqrt 3 - 1} \right)^2} = 4 - 2\sqrt 3 \).
Xem đáp án

Lời giải

Ta có \(4 - 2\sqrt 3 = 3 - 2\sqrt 3 + 1 = {\left( {\sqrt 3 } \right)^2} - 2\sqrt 3 .1 + {1^2} = {\left( {\sqrt 3 - 1} \right)^2}\)

Vậy \({\left( {\sqrt 3 - 1} \right)^2} = 4 - 2\sqrt 3 \).


Câu 4:

Tìm tất cả các nghiệm của phương trình cos3x + sin2x sin4x = 0.
Xem đáp án

Lời giải

Đáp án đúng là: B

Ta có

Media VietJack

Vậy ta chọn đáp án B.


Câu 5:

Giải phương trình lượng giác \[{\rm{co}}{{\rm{s}}^2}x + {\rm{co}}{{\rm{s}}^2}2x + {\rm{co}}{{\rm{s}}^2}3x + {\rm{co}}{{\rm{s}}^2}4x = \frac{3}{2}\].
Xem đáp án

Lời giải

Ta có \[{\rm{co}}{{\rm{s}}^2}x + {\rm{co}}{{\rm{s}}^2}2x + {\rm{co}}{{\rm{s}}^2}3x + {\rm{co}}{{\rm{s}}^2}4x = \frac{3}{2}\]

\[ \Leftrightarrow {\rm{2co}}{{\rm{s}}^2}x + 2{\rm{co}}{{\rm{s}}^2}2x + 2{\rm{co}}{{\rm{s}}^2}3x + 2{\rm{co}}{{\rm{s}}^2}4x - 3 = 0\]

Media VietJack

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}2{\rm{x}} = \frac{{2\pi }}{5} + k2\pi \\2{\rm{x}} = \frac{{4\pi }}{5} + k2\pi \end{array} \right.\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\)

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}{\rm{x}} = \frac{\pi }{5} + k\pi \\{\rm{x}} = \frac{{2\pi }}{5} + k\pi \end{array} \right.\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\)

Ta có cos4x = 0 \( \Leftrightarrow 4{\rm{x}} = \frac{\pi }{2} + k\pi \,\,\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\)

\( \Leftrightarrow {\rm{x}} = \frac{\pi }{8} + \frac{{k\pi }}{4}\,\,\,\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\)

Vậy \[{\rm{x}} \in \left\{ {\frac{\pi }{8} + \frac{{k\pi }}{4};\frac{\pi }{5} + k\pi ;\frac{{2\pi }}{5} + k\pi } \right\},k \in \mathbb{Z}\].


Câu 6:

Giải tam giác ABC, biết \(\widehat B = 65^\circ ,\widehat C = 40^\circ \) và BC = 4,2 cm.
Xem đáp án

Lời giải

Media VietJack

Xét tam giác ABC có \(\widehat A + \widehat B + \widehat C = 180^\circ \) (định lí tổng ba góc trong một tam giác)

Suy ra \(\widehat A = 180^\circ - \widehat B - \widehat C = 180^\circ - 65^\circ - 40^\circ = 75^\circ \)

Áp dụng định lý sin cho tam giác ABC ta có

Media VietJack

Hay \(\frac{{4,2}}{{\sin 75^\circ }} = \frac{{CA}}{{\sin 65^\circ }} = \frac{{AB}}{{\sin 40^\circ }}\)

Suy ra \(AC = \frac{{4,2.\sin 60^\circ }}{{\sin 75^\circ }} \approx 3,76\) (cm)

\(AB = \frac{{4,2.\sin 40^\circ }}{{\sin 75^\circ }} \approx 2,79\) (cm)

Vậy AB ≈ 2,79 cm, AC ≈ 3,76 cm và \(\widehat A = 75^\circ .\)


Câu 7:

Cho (d1): y = – x + 1, (d2): y = x + 1, (d3): y = – 1. Gọi A, B, C lần lượt là giao điểm của (d1) và (d2); (d2) và (d3), (d1) và (d3). Tìm tọa độ các điểm A, B, C.
Xem đáp án

Lời giải

• Phương trình hoành độ giao điểm của (d1) và (d2) là

– x + 1 = x + 1

x + x = 1 1

2x = 0

x = 0

Suy ra y = 0 + 1 = 1.

Vậy A(0; 1) là tọa độ giao điểm của (d1) và (d2).

• Phương trình hoành độ giao điểm của (d2) và (d3) là

x + 1 = 1

x = 1 1

x = 2

Suy ra y = 1

Vậy B(2;1) là tọa độ giao điểm của (d2) và (d3).

• Phương trình hoành độ giao điểm của (d1) và (d3) là

x + 1 = 1

x = 1 + 1

x = 2

Suy ra y = 1

Vậy C(2;1) là tọa độ giao điểm của (d1) và (d3).


Câu 8:

Giải phương trình sin2x – cosx + 1 = 0.
Xem đáp án

Lời giải

Ta có sin2x – cosx + 1 = 0

1 – cos2x cosx + 1 = 0

cos2x + cosx – 2 = 0

(cosx + 2)(cosx – 1) = 0

cosx – 1 = 0 (vì cosx + 2 > 0 với mọi x)

cosx = 1

x = k2π (k ℤ).

Vậy x = k2π (k ℤ).


Câu 9:

Tính giá trị biểu thức P = sin2 10° +  sin2 20° + sin2 30° + … + sin2 80° là
Xem đáp án

Lời giải

Đáp án đúng là: C

Ta có nhận xét sau:

10° + 80° = 20° + 70° = 30° + 60° = 40° + 50° = 90°

Nên các cung lượng giác tương ứng đôi một phụ nhau

Do các góc phụ nhau thì sin góc này bằng cosin góc kia nên ta có:

P = (sin2 10° + sin2 80°) + (sin2 20° + sin2 70°) + ...+ (sin2 40° + sin2 50°)

= (sin2 10° + cos2 10°) + (sin2 20° + cos2 20°) + ...+ (sin2 40° + cos2 40°)

= 1 + 1 + 1 + 1 = 4.

Vậy ta chọn đáp án C.


Câu 10:

Tìm nghiệm của phương trình: sin2x = 1.
Xem đáp án

Lời giải

Ta có sin2x = 1

\[ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}{\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inx}} = 1\\{\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inx}} = - 1\end{array} \right.\]

\[ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}{\rm{x}} = \frac{\pi }{2} + k2\pi \\{\rm{x}} = - \frac{\pi }{2} + k2\pi \end{array} \right.\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\]

Vậy \[{\rm{x}} = \frac{\pi }{2} + k2\pi \] hoặc \[{\rm{x}} = - \frac{\pi }{2} + k2\pi \,\,\,\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\].


Câu 11:

Cho tam giác ABC vuông tại A có AB = 6 cm, AC = 8 cm.

a) Tính số đo góc B, góc C (làm tròn đến độ) và đường cao AH.

b) Chứng minh rằng AB. cos B + AC . cosC = BC.

c) Trên cạnh AC lấy điểm D sao cho DC = 2DA. Vẽ DE vuông góc với BC tại E. Chứng minh rằng \(\frac{1}{{A{B^2}}} + \frac{1}{{A{C^2}}} = \frac{4}{{9D{E^2}}}\).

Xem đáp án

Lời giải

Media VietJack

a) Vì tam giác ABC vuông tại A nên AB2 + AC2 = BC2 (định lí Pytago)

Hay 62 + 82 = BC2, suy ra BC = 10 (cm).

Xét tam giác ABC có \[\sin B = \frac{{AC}}{{BC}} = \frac{8}{{10}} = \frac{4}{5}\], suy ra \(\widehat B \approx 53^\circ \)

Vì tam giác ABC vuông tại A nên \(\widehat B + \widehat C = 90^\circ \) (trong tam giác vuông, tổng hai góc nhọn bằng 90°)

Suy ra \(\widehat C = 90^\circ - \widehat B \approx 90^\circ - 53^\circ = 37^\circ \)

Xét tam giác ABC vuông tại A có đường cao AH

Suy ra AH . BC = AB . AC (hệ thức lượng trong tam giác vuông)

Hay AH . 10 = 6 . 8

Suy ra AH = 4,8 cm.

b) Vì tam giác ABH vuông tại H nên BH = AB . cosB

Vì tam giác ACH vuông tại H nên CH = AC . cosC

Ta có BC = CH + BH = AC . cosC + AB . cosB.

c) Xét tam giác ABC vuông tại A có AH BC

Suy ra \(\frac{1}{{A{B^2}}} + \frac{1}{{A{C^2}}} = \frac{1}{{A{H^2}}}\) (hệ thức lượng trong tam giác vuông)                     (1)

Ta có AH BC, DE BC nên AH // DE (quan hệ từ vuông góc đến song song)

Suy ra \(\frac{{DE}}{{AH}} = \frac{{C{\rm{D}}}}{{AC}} = \frac{2}{3}\) (vì CD = 2AD)

Suy ra \(\frac{{D{E^2}}}{{A{H^2}}} = \frac{4}{9}\)

Do đó \(\frac{1}{{A{H^2}}} = \frac{4}{{9D{E^2}}}\)                        (2)

Từ (1) và (2) suy ra \(\frac{1}{{A{B^2}}} + \frac{1}{{A{C^2}}} = \frac{4}{{9D{E^2}}}\)

Vậy \(\frac{1}{{A{B^2}}} + \frac{1}{{A{C^2}}} = \frac{4}{{9D{E^2}}}\).

Câu 12:

Tam giác ABC có AB = 3; AC = 6 và góc A = 60°. Tính bán kính của đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC.
Xem đáp án

Lời giải

Đáp án đúng là: B

Media VietJack

Áp dụng định lí Cosin, ta có

BC= AB+ AC– 2AB . AC . cosA = 3+ 62 – 2 . 3 . 6 . cos60° = 27

Ta thấy:  BC+ AB = 27 + 9 = 36 = 62 = AC2

Suy ra tam giác ABC vuông tại B

Do đó bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC là

R = AC : 2 = 3

Vậy ta chọn đáp án B.


Câu 13:

Cho tam giác ABC có đường trung tuyến AM bằng cạnh AC. Tính \(\frac{{\tan B}}{{\tan C}}\).
Xem đáp án

Lời giải

Đáp án đúng là: A

Media VietJack

Gọi H là trung điểm của MC

Suy ra MH = HC

Vì M là trung điểm của BC nên BM = MC = 2HC

Ta có \(\frac{{CH}}{{BH}} = \frac{{CH}}{{BM + MH}} = \frac{{CH}}{{2CH + CH}} = \frac{{CH}}{{3CH}} = \frac{1}{3}\)

Vì AM = AC (giả thiết) nên tam giác AMC cân tại A

Mà AH là trung tuyến

Suy ra AH là đường cao

Khi đó \(\frac{{\tan B}}{{\tan C}} = \frac{{AH}}{{BH}}:\frac{{AH}}{{CH}} = \frac{{CH}}{{BH}} = \frac{1}{3}\)

Vậy ta chọn đáp án A.


Câu 14:

Trong một trang trại, số gà chiếm \(\frac{3}{5}\) tổng số con, số vịt chiếm \(\frac{1}{6}\) tổng số con, còn lại là ngỗng. Nhận xét nào sau đây là đúng?
Xem đáp án

Lời giải

Đáp án đúng là: C

Số ngỗng chiếm số phần là

\(1 - \frac{3}{5} - \frac{1}{6} = \frac{{30 - 18 - 5}}{{30}} = \frac{7}{{30}}\) (tổng số con)

Ta có \(\frac{1}{6} < \frac{7}{{30}} < \frac{3}{5}\)

Suy ra số ngỗng trong trang trại nhiều hơn số vịt

Vậy ra chọn đáp án C.


Câu 15:

Tìm một số biết rằng nếu viết thêm chữ số 6 vào bên phải số đó thì số mới hơn số cần tìm 537 đơn vị.
Xem đáp án

Lời giải

Gọi số cần tìm là \[\overline {ab} \]

Theo đề bài ta có \[\overline {ab6} = \overline {ab} {\rm{ }} + 537\]

\( \Leftrightarrow \overline {ab0} + 6 = \overline {ab} + 537\)

\( \Leftrightarrow \overline {ab} \times 10 - \overline {ab} = 537 - 6\)

\( \Leftrightarrow \overline {ab} \times 9 = 531\)

\( \Leftrightarrow \overline {ab} = 531:9\)

\( \Leftrightarrow \overline {ab} = 59\)

Vậy số cần tìm là 59.


Câu 16:

Cho phương trình x2 – 3(m – 1)x + 2m – 4 = 0. Tìm m để phương trình có một nghiệm x = 2 và tìm nghiệm còn lại.
Xem đáp án

Lời giải

Thay x = 2 vào phương trình ta có

22 – 3(m – 1) . 2 + 2m – 4 = 0

4 – 6m + 6 + 2m – 4 = 0

6 – 4m = 0

\(m = \frac{3}{2}\)

Thay \(m = \frac{3}{2}\) vào phương trình ta có

\[{{\rm{x}}^2} - 3\left( {\frac{3}{2} - 1} \right)x + 2.\frac{3}{2} - 4 = 0\]

\[{{\rm{x}}^2} - \frac{3}{2}x - 1 = 0\]

2x2 – 3x – 2 = 0

(x – 2)(2x + 1) = 0

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x - 2 = 0\\2{\rm{x}} + 1 = 0\end{array} \right.\)

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 2\\x = \frac{{ - 1}}{2}\end{array} \right.\)

Vậy \(m = \frac{3}{2}\) thỏa mãn yêu cầu đề bài và nghiệm còn lại là \[{\rm{x}} = \frac{{ - 1}}{2}\].


Câu 18:

Cho \(\left( {{\rm{x}} + \sqrt {{x^2} + 1} } \right)\left( {y + \sqrt {{y^2} + 1} } \right) = 1\). Tính x + y.
Xem đáp án

Lời giải

Ta có \(\left( {{\rm{x}} + \sqrt {{x^2} + 1} } \right)\left( {y + \sqrt {{y^2} + 1} } \right) = 1\)

\( \Leftrightarrow \left( {\sqrt {{x^2} + 1} - x} \right)\left( {{\rm{x}} + \sqrt {{x^2} + 1} } \right)\left( {y + \sqrt {{y^2} + 1} } \right) = \sqrt {{x^2} + 1} - x\)

\( \Leftrightarrow \left( {{x^2} + 1 - {x^2}} \right)\left( {y + \sqrt {{y^2} + 1} } \right) = \sqrt {{x^2} + 1} - x\)

\( \Leftrightarrow y + \sqrt {{y^2} + 1} = \sqrt {{x^2} + 1} - x\)                          (1)

Ta có \(\left( {{\rm{x}} + \sqrt {{x^2} + 1} } \right)\left( {y + \sqrt {{y^2} + 1} } \right) = 1\)

\( \Leftrightarrow \left( {\sqrt {{x^2} + 1} - x} \right)\left( {y + \sqrt {{y^2} + 1} } \right)\left( {\sqrt {{y^2} + 1} - y} \right) = \sqrt {{y^2} + 1} - y\)

\( \Leftrightarrow \left( {\sqrt {{x^2} + 1} - x} \right)\left( {{y^2} + 1 - {y^2}} \right) = \sqrt {{y^2} + 1} - y\)

\( \Leftrightarrow \sqrt {{x^2} + 1} - x = \sqrt {{y^2} + 1} - y\)

\( \Leftrightarrow \sqrt {{y^2} + 1} - y = \sqrt {{x^2} + 1} - x\)                                         (2)

Trừ vế theo vế của (1) cho (2) ta được

2y = 0

Û y = 0

Thay y = 0 vào (1) ta được \(1 = \sqrt {{x^2} + 1} - x\)

\( \Leftrightarrow \sqrt {{x^2} + 1} = x + 1\)

\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x + 1 \ge 0\\{x^2} + 1 = {\left( {x + 1} \right)^2}\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x \ge - 1\\{x^2} + 1 = {x^2} + 2x + 1\end{array} \right.\)

\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x \ge - 1\\2x = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x \ge - 1\\x = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow x = 0\)

Do đó x + y = 0 + 0 = 0.

Vậy x + y = 0.


Câu 19:

Tính giá trị của A = (x – 3)2 – (x + 1)3 + 12x(x – 1) với \(x = \frac{{ - 1}}{2}\).
Xem đáp án

Lời giải

Thay \(x = \frac{{ - 1}}{2}\) vào biểu thức A ta có

Media VietJack

Vậy \[{\rm{A}} = \frac{{169}}{8}.\]


Câu 20:

Cho tam giác ABC là tam giác đều cạnh a, M là điểm di động trên đường thẳng AC. Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức \(T = \left| {\overrightarrow {MA} + \overrightarrow {MB} + \overrightarrow {MC} } \right| + 3\left| {\overrightarrow {MA} - \overrightarrow {MB} + \overrightarrow {MC} } \right|\).
Xem đáp án

Lời giải

Media VietJack

Gọi G là trọng tâm tam giác ABC

Khi đó \(\overrightarrow {MA} + \overrightarrow {MB} + \overrightarrow {MC} = 3\overrightarrow {MG} \)

Dựng hình bình hành ABCD ta có \(\overrightarrow {BA} = \overrightarrow {C{\rm{D}}} \)

Ta có \(\overrightarrow {MA} - \overrightarrow {MB} + \overrightarrow {MC} = \overrightarrow {BA} + \overrightarrow {MC} = \overrightarrow {C{\rm{D}}} + \overrightarrow {MC} = \overrightarrow {M{\rm{D}}} \)

Khi đó \(T = \left| {\overrightarrow {MA} + \overrightarrow {MB} + \overrightarrow {MC} } \right| + 3\left| {\overrightarrow {MA} - \overrightarrow {MB} + \overrightarrow {MC} } \right| = 3\overrightarrow {MG} + 3\overrightarrow {M{\rm{D}}} \ge 3\overrightarrow {G{\rm{D}}} \)

(vì G và D nằm khác phía với đường thẳng AC)

Dấu “=” xảy ra khi M là giao điểm của DG và AC

Hay M là trung điểm của AC

Mà ABCD là hình bình hành

Suy ra M là trung điểm của BD

Do đó MB = MD

Vì tam giác ABC đều có BM là trung tuyến

Nên BM là đường cao

Hay tam giác BCM vuông tại M

Suy ra \(BM = \sqrt {B{C^2} - C{M^2}} = \sqrt {{a^2} - {{\left( {\frac{a}{2}} \right)}^2}} = \frac{{a\sqrt 3 }}{2}\)

Suy ra \(DM = \frac{{a\sqrt 3 }}{2}\)

Vì G là trọng tâm của tam giác ABC nên \[GM = \frac{1}{3}BM = \frac{{a\sqrt 3 }}{6}\]

Ta có DG = DM + GM

Hay \[DG = \frac{{a\sqrt 3 }}{2} + \frac{{a\sqrt 3 }}{6} = \frac{{2\sqrt 3 a}}{3}\]

Vậy giá trị nhỏ nhất của T là \(2\sqrt 3 a\) khi M là trung điểm của AC.


Câu 21:

Cho x, y là hai số thực dương và \[x + y = \frac{5}{4}\]. Tìm giá trị nhỏ nhất của \(P = \frac{4}{x} + \frac{1}{{4y}}.\)
Xem đáp án

Lời giải

Ta có \(P = \frac{4}{x} + \frac{1}{{4y}} = \frac{4}{x} + 4{\rm{x}} + \frac{1}{{4y}} + 4y - 4\left( {x + y} \right)\)

Áp dụng bất đẳng thức Cô – si ta có

\(\frac{4}{x} + 4{\rm{x}} \ge 2\sqrt {\frac{4}{x}.4{\rm{x}}} = 8\)

\(\frac{1}{{4y}} + 4y \ge 2\sqrt {\frac{1}{{4y}}.4{\rm{y}}} = 2\)

Suy ra \(P \ge 8 + 2 - 4.\frac{5}{4} = 5\)

Vậy giá trị nhỏ nhất của P là 5 khi \(\left\{ \begin{array}{l}\frac{4}{x} = 4{\rm{x}}\\\frac{1}{{4y}} = 4y\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 1\\y = \frac{1}{4}\end{array} \right.\).


Câu 22:

Chọn ngẫu nhiên 3 số từ tập S = {1; 2; ... ; 11}. Tính xác suất để tổng ba số được chọn là 12.
Xem đáp án

Lời giải

Ta có \(n\left( \Omega \right) = C_{11}^3 = 165\)

Gọi A là biến cố “Chọn ngẫu nhiên 3 số từ tập S sao cho tổng 3 số là 12”

A = {(1, 2, 9); (1, 3, 8); (1, 4, 7); (1, 5, 6); (2, 3, 7); (2, 4, 6); (3, 4, 5)}.

Suy ra n(A) = 7.

Vậy \(P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega \right)}} = \frac{7}{{165}}.\)


Câu 23:

Cho tam giác ABC đều cạnh a, tâm O. Hãy tính:

a) \(\overrightarrow {AB} .\overrightarrow {AC} \).

b) \(\overrightarrow {AB} .\overrightarrow {BC} \).

c) \(\left( {\overrightarrow {OB} + \overrightarrow {OC} } \right)\left( {\overrightarrow {AB} - \overrightarrow {AC} } \right)\).

d) \(\left( {\overrightarrow {AB} + 2\overrightarrow {AC} } \right)\left( {\overrightarrow {AB} - 3\overrightarrow {BC} } \right)\).

Xem đáp án

Lời giải

Media VietJack

a) Ta có

\(\overrightarrow {AB} .\overrightarrow {AC} = AB.AC.c{\rm{os}}\left( {\overrightarrow {AB} ,\overrightarrow {AC} } \right) = AB.AC.c{\rm{os}}\widehat {BAC} = a.a.c{\rm{os60}}^\circ = \frac{{{a^2}}}{2}\).

b) Ta có

\(\overrightarrow {AB} .\overrightarrow {BC} = - \overrightarrow {BA} .\overrightarrow {BC} = - BA.BC.cos\left( {\overrightarrow {BA} ,\overrightarrow {BC} } \right) = - BA.BC.co{\rm{s60}}^\circ {\rm{ = }}\frac{{ - {a^2}}}{2}\).

c) Gọi E là trung điểm của BC.

Suy ra \(\overrightarrow {OB} + \overrightarrow {OC} = 2\overrightarrow {OE} \).

Ta có \(\left( {\overrightarrow {OB} + \overrightarrow {OC} } \right)\left( {\overrightarrow {AB} - \overrightarrow {AC} } \right)\)

\( = 2\overrightarrow {OE} .\overrightarrow {CB} \)

\( = 2{\rm{O}}E.CB.co{\rm{s}}\left( {\overrightarrow {OE} ,\overrightarrow {CB} } \right)\)

\( = 2{\rm{O}}E.CB.\cos 90^\circ = 0\).

d) Ta có \(\overrightarrow {AC} .\overrightarrow {BC} = \overrightarrow {AC} .\overrightarrow {BC} = AC.BC.cos\left( {\overrightarrow {AC} ,\overrightarrow {BC} } \right) = AC.BC.co{\rm{s60}}^\circ {\rm{ = }}\frac{{{a^2}}}{2}\)

Ta có \(\left( {\overrightarrow {AB} + 2\overrightarrow {AC} } \right)\left( {\overrightarrow {AB} - 3\overrightarrow {BC} } \right)\)

\( = {\overrightarrow {AB} ^2} - 3\overrightarrow {AB} .\overrightarrow {BC} + 2\overrightarrow {AB} .\overrightarrow {AC} - 6\overrightarrow {AC} .\overrightarrow {BC} \)

\( = {a^2} + \frac{{3{{\rm{a}}^2}}}{2} + {a^2} - 3{{\rm{a}}^2} = \frac{{{a^2}}}{2}\).


Câu 24:

Cho tam giác ABC đều cạnh bằng a, trọng tâm G. Tích vô hướng của hai vectơ \(\overrightarrow {BC} .\overrightarrow {CG} \)
Xem đáp án

Lời giải

Đáp án đúng là: D

Media VietJack

Vì tam giác ABC đều cạnh a nên AB = BC = AC = a và \(\widehat {ACB} = 60^\circ \)

Vì tam giác ABC đều có G là trọng tâm nên G là giao điểm của ba đường phân giác

Suy ra CG là tia phân giác của \(\widehat {ACB}\)

Do đó \(\widehat {BCG} = \frac{1}{2}\widehat {ACB} = \frac{1}{2}.60^\circ = 30^\circ \)

Gọi CB’ là tia đối của tia BC

Góc tạo bởi \(\overrightarrow {BC} ,\overrightarrow {CG} \)\(\widehat {B'CG}\)

Ta có \(\widehat {B'CG} + \widehat {BCG} = 180^\circ \) (hai góc kề bù)

Suy ra \(\widehat {B'CG} = 180^\circ - 30^\circ = 150^\circ \)

Gọi H là giao điểm của CG và AB

Khi đó CH AB và H là trung điểm của AB

Hay tam giác ACH vuông tại H

Suy ra \(CH = \sqrt {A{C^2} - A{H^2}} = \sqrt {{a^2} - {{\left( {\frac{a}{2}} \right)}^2}} = \frac{{a\sqrt 3 }}{2}\)

Do đó \(CG = \frac{2}{3}CH = \frac{2}{3}.\frac{{a\sqrt 3 }}{2} = \frac{{a\sqrt 3 }}{3}\)

Ta có

\(\overrightarrow {BC} .\overrightarrow {CG} = \left| {\overrightarrow {BC} } \right|.\left| {\overrightarrow {CG} } \right|.co{\rm{s}}\left( {\overrightarrow {BC} ,\overrightarrow {CG} } \right)\)

\( = BC.CG.c{\rm{os}}\left( {\overrightarrow {BC} ,\overrightarrow {CG} } \right) = BC.CG.co{\rm{s150}}^\circ \)

\( = a.\frac{{a\sqrt 3 }}{3}.\frac{{ - \sqrt 3 }}{2} = \frac{{ - {a^2}}}{2}\).

Vậy ta chọn đáp án D.


Câu 25:

Có tất cả bao nhiêu số tự nhiên có 5 chữ số khác nhau mà trong đó mỗi số luôn có mặt 2 chữ số lẻ và 3 chữ số chẵn?
Xem đáp án

Lời giải

Gọi số cần tìm là \(\overline {abc{\rm{d}}e} \)

• Nếu a là số chẵn

Giả sử b, c là số chẵn và d, e là số lẻ

+ Chọn số cho a có 4 cách (2 ; 4 ; 6 ; 8)

+ Chọn số cho b có 3 cách 

+ Chọn số cho c có 2 cách 

+ Chọn số cho d có 5 cách

+ Chọn số cho e có 4 cách 

Suy ra nếu a là số chẵn thì sẽ có 4 . 3 . 2 . 5 . 4 = 480 số

• Nếu a là số lẻ

Giả sử b là số lẻ và c, d, e là số chẵn

+ Chọn số cho a có 5 cách

+ Chọn số cho b có 4 cách

+ Chọn số cho c có 5 cách

+ Chọn số cho d có 4 cách

Chọn số cho e có 3 cách

Vậy khi a là số lẻ thì có 5 . 4 . 5 . 4 . 3 = 1200 (số)

Vậy có 1200 + 480 = 1680 số thỏa mãn yêu cầu đề bài.


Câu 26:

Cho hàm số y = ax – 4 . Tìm hệ số a, biết rằng

a) Đồ thị hàm số cắt đường thẳng y = 2x – 1 tại điểm có hoành độ bằng 2;

b) Đồ thị hàm số cắt đường thẳng y = –3x + 2 tại điểm có tung độ bằng 5.

Xem đáp án

Lời giải

a) Để đường thẳng y = ax + 4 cắt đường thẳng y = 2x – 1 thì a ≠ 2.

Phương trình hoành độ giao điểm của đường thẳng y = ax + 4 và đường thẳng y = 2x – 1 là

ax – 4 = 2x – 1

ax = 2x + 3

Û (a – 2)x = 3

\( \Leftrightarrow x = \frac{3}{{a - 2}}\) (do a ≠ 2).

Do hai đường thẳng trên cắt nhau tại một điểm có hoành độ bằng 2 nên

\(\frac{3}{{a - 2}} = 2 \Leftrightarrow a - 2 = \frac{3}{2} \Leftrightarrow a = \frac{7}{2}\left( {tm} \right)\)

Vậy \[{\rm{a}} = \frac{7}{2}\].

a) Để đường thẳng y = ax + 4 cắt đường thẳng y = –3x + 2 thì a ≠ –3.

Phương trình hoành độ giao điểm của hai đường thẳng này là:

ax + 4 = –3x + 2

Û (a + 3)x = –2

\( \Leftrightarrow x = \frac{{ - 2}}{{a + 3}}\)

Thay \(x = \frac{{ - 2}}{{a + 3}}\) vào y = –3x + 2 ta được:

\[y = --3.\frac{{ - 2}}{{a + 3}} + 2 = \frac{{6 + 2a + 6}}{{a + 3}} = \frac{{2a + 12}}{{a + 3}}\]

Vậy tọa độ giao điểm của hai đường thẳng trên là \(\left( {\frac{{ - 2}}{{a + 3}};\frac{{2a + 12}}{{a + 3}}} \right)\).

Đồ thị hàm số y = ax + 4 cắt đường thẳng y = – 3x + 2 tại điểm có tung độ bằng 5 nên

\[\frac{{2a + 12}}{{a + 3}} = 5 \Rightarrow 2a + 12 = 5a + 15 \Leftrightarrow 3a = - 3 \Leftrightarrow a = - 1\left( {tm} \right)\]

Vậy a = –1.


Câu 27:

Số giá trị nguyên của tham số m để phương trình \(\sqrt {{x^2} - m{\rm{x}} + 3} = \sqrt {2{\rm{x}} - 1} \) có hai nghiệm phân biệt là
Xem đáp án

Lời giải

Đáp án đúng là A

Ta có:

Media VietJack

Để phương trình đã cho có 2 nghiệm phân biệt thì phương trình (*) có 2 nghiệm phân biệt thỏa mãn \[{{\rm{x}}_1} > {x_2} \ge \frac{1}{2}\]

Media VietJack

Media VietJack

\( \Leftrightarrow 2 < m \le \frac{{13}}{2}\)

Mà m

Suy ra m {3; 4; 5; 6}.

Vậy có 4 giá trị của m thỏa mãn đề bài.


Câu 28:

Cho tứ giác ABCD, E là điểm thỏa mãn \(\overrightarrow {A{\rm{E}}} = \overrightarrow {EB} + 3\overrightarrow {EC} \). Vậy \(\overrightarrow {DE} = ?\)
Xem đáp án

Lời giải

Ta có \(\overrightarrow {A{\rm{E}}} = \overrightarrow {EB} + 3\overrightarrow {EC} \)

\( \Leftrightarrow \overrightarrow {EB} + 3\overrightarrow {EC} - \overrightarrow {A{\rm{E}}} = \overrightarrow 0 \)

\( \Leftrightarrow \overrightarrow {DB} - \overrightarrow {DE} + 3\overrightarrow {DC} - 3\overrightarrow {DE} - \overrightarrow {AD} - \overrightarrow {DE} = \overrightarrow 0 \)

\( \Leftrightarrow \overrightarrow {DB} + 3\overrightarrow {DC} - \overrightarrow {AD} - 5\overrightarrow {DE} = \overrightarrow 0 \)

\( \Leftrightarrow \overrightarrow {DB} + 3\overrightarrow {DC} - \overrightarrow {AD} = 5\overrightarrow {DE} \)

\( \Leftrightarrow \overrightarrow {DB} + 3\overrightarrow {DC} - \overrightarrow {AD} = 5\overrightarrow {DE} \)

\( \Leftrightarrow \frac{1}{5}\overrightarrow {DB} + \frac{3}{5}\overrightarrow {DC} - \frac{1}{5}\overrightarrow {AD} = \overrightarrow {DE} \)

Vậy \(\overrightarrow {DE} = \frac{1}{5}\overrightarrow {DB} + \frac{3}{5}\overrightarrow {DC} - \frac{1}{5}\overrightarrow {AD} \).


Câu 29:

Qua đỉnh C của hình bình hành ABCD kẻ đường thẳng song song với BD,
cắt AB ở E, cắt AD ở F.

a) Tứ giác BECD là hình gì? Vì sao?

b) Chứng minh rằng ba đường thẳng AC, BF, DE đồng quy.

Xem đáp án

Lời giải

Media VietJack

a) Vì ABCD là hình bình hành nên AB // DC, AD // BC

Hay BE // DC

Xét tứ giác BECD

BE // DCBD // CE

Suy ra BECD là hình bình hành.

b)  ABCD là hình bình hành nên AB = CD

BECD là hình bình hành nên BE = CD

Suy ra AB = BE, BD = CE

Xét tứ giác BCFD có: BD // CFBC // DF

Suy ra BCFD là hình bình hành.

Do đó DF = BC, DB = CF

Mà BC = AD (ABCD là hình bình hành)

Suy ra DA = DF

Ta có BD = CF, BD = CE (chứng minh trên)

Suy ra CF = CE

Xét tam giác AEF có AC, FB, ED là ba đường trung tuyến nên chúng đồng quy

Vậy ba đường thẳng AC, BF, DE đồng quy.


Câu 30:

Cho hình vẽ bên. Biết \(\widehat {BAC} = 123^\circ ,\widehat {ABC} = 57^\circ \), d a = {D}. Chứng minh b d.
Media VietJack
Xem đáp án

Lời giải

d a = {D} (giả thiết) nên \(\widehat {C{\rm{D}}A} = 90^\circ \)

Xét tứ giác ABCD có

\(\widehat {ABC} + \widehat {BC{\rm{D}}} + \widehat {C{\rm{D}}A} + \widehat {BA{\rm{D}}} = 360^\circ \)

Hay \(57^\circ + \widehat {BC{\rm{D}}} + 90^\circ + 123^\circ = 360^\circ \)

Suy ra \(\widehat {BC{\rm{D}}} = 90^\circ \)

Do đó b d

Vậy b d.


Câu 31:

Giải phương trình: \[{\rm{cos2x}} + 2\sqrt 3 {\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inx }}.{\rm{ cosx = 2}}\].
Xem đáp án

Lời giải

Ta có \[{\rm{cos2x}} + 2\sqrt 3 {\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inx }}.{\rm{ cosx = 2}}\]

\[ \Leftrightarrow {\rm{cos2x}} + \sqrt 3 {\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{in2x = 2}}\]

\[ \Leftrightarrow \frac{1}{2}{\rm{cos2x}} + \frac{{\sqrt 3 }}{2}{\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{in2x = 1}}\]

\[ \Leftrightarrow \sin \left( {\frac{\pi }{6} + 2{\rm{x}}} \right) = 1\]

\[ \Leftrightarrow \frac{\pi }{6} + 2{\rm{x}} = \frac{\pi }{2} + k2\pi \,\,\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\]

\[ \Leftrightarrow 2{\rm{x}} = \frac{\pi }{3} + k2\pi \,\,\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\]

\[ \Leftrightarrow {\rm{x}} = \frac{\pi }{6} + k\pi \,\,\,\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\]

Vậy \[{\rm{x}} = \frac{\pi }{6} + k\pi \,\,\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\].


Câu 32:

Cho a, b, c thỏa mãn \(\left\{ \begin{array}{l}a + b + c = 0\\{a^2} + {b^2} + {c^2} = 2009\end{array} \right.\). Tính A = a4 + b4 + c4.
Xem đáp án

Lời giải

Vì a + b + c = 0 nên

Media VietJack

Ta có a2 + b2 + c2 = 2009

(a2 + b2 + c2)2 = 20092

a4 + b4 + c4 + 2(a2b2 + b2c2 + a2c2) = 20092

a4 + b4 + c4 + 2 . 1009020,25 = 20092

a4 + b4 + c4 = 2018040,5

Vậy A = 2018040,5.


Câu 33:

Cho tam giác ABC đều cạnh a, đường cao AH. Tính độ dài của các vecto:

\(\left| {\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {BH} } \right|,\left| {\overrightarrow {AB} - \overrightarrow {AC} } \right|,\left| {\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AC} } \right|\).

Xem đáp án

Lời giải

Media VietJack

• Ta có \(\left| {\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {BH} } \right| = \left| {\overrightarrow {AH} } \right| = AH\)

Xét tam giác ABH có \(AH = AB.\sin 60^\circ = \frac{{a\sqrt 3 }}{2}\)

Vậy \(\left| {\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {BH} } \right| = \frac{{a\sqrt 3 }}{2}\).

• Ta có \(\left| {\overrightarrow {AB} - \overrightarrow {AC} } \right| = \left| {\overrightarrow {CB} } \right| = CB = a\).

• Vì tam giác ABC đều có AH là đường cao nên AH là đường trung tuyến

Suy ra H là trung điểm của BC

\( \Rightarrow \left| {\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AC} } \right| = \left| {2\overrightarrow {AH} } \right| = 2AH = 2.\frac{{a\sqrt 3 }}{2} = a\sqrt 3 \).


Câu 34:

Thế nào là hai điểm đối xứng với nhau qua một đường thẳng? Trục đối xứng của hình thang cân là đường thẳng nào?
Xem đáp án

Lời giải

+) Hai điểm gọi là đối xứng với nhau qua đường thẳng d nếu d là đường trung trực của đoạn thẳng nối hai điểm đó.

+) Trục đối xứng của hình thang cân là đường thẳng đi qua trung điểm hai đáy của hình thang cân.


Câu 35:

Chứng minh

a) \(1 + {\tan ^2}\alpha = \frac{1}{{{\rm{co}}{{\rm{s}}^2}\alpha }}\).

b) \(1 + {\cot ^2}\alpha = \frac{1}{{{\rm{si}}{{\rm{n}}^2}\alpha }}\).

Xem đáp án

Lời giải

a) Ta có \(1 + {\tan ^2}\alpha = 1 + \frac{{{{\sin }^2}\alpha }}{{{\rm{co}}{{\rm{s}}^2}\alpha }} = \frac{{co{{\rm{s}}^2}\alpha + {{\sin }^2}\alpha }}{{{\rm{co}}{{\rm{s}}^2}\alpha }} = \frac{1}{{{\rm{co}}{{\rm{s}}^2}\alpha }}\).

Vậy \(1 + {\tan ^2}\alpha = \frac{1}{{{\rm{co}}{{\rm{s}}^2}\alpha }}\).

b) Ta có \(1 + {\cot ^2}\alpha = 1 + \frac{{{\rm{co}}{{\rm{s}}^2}\alpha }}{{{\rm{si}}{{\rm{n}}^2}\alpha }} = \frac{{{\rm{si}}{{\rm{n}}^2}\alpha + {\rm{co}}{{\rm{s}}^2}\alpha }}{{{\rm{si}}{{\rm{n}}^2}\alpha }} = \frac{1}{{{\rm{si}}{{\rm{n}}^2}\alpha }}\).

Vậy \(1 + {\cot ^2}\alpha = \frac{1}{{{\rm{si}}{{\rm{n}}^2}\alpha }}\).


Câu 36:

Đổi đơn vị thời gian:

a) \(\frac{9}{5}\) giờ = ... giờ ... phút.

b) 1,25 giờ = ... giờ ... phút.

Xem đáp án

Lời giải

Vì 1 giờ = 60 phút nên

a) \(\frac{9}{5}\) giờ = 1 giờ 48 phút.

b) 1,25 giờ = 0 giờ 75 phút = 75 phút.


Câu 37:

Tìm số tự nhiên n, để

a) n + 4 n.

b) 5n – 6 n (n < 1).

c) 143 – 12n n (với n < 12).

Xem đáp án

Lời giải

a) Để n + 4 n 4 n

n Ư(4) = {–4; –2; –1; 1; 2 ; 4}

Vậy n {–4; –2; –1; 1; 2 ; 4}.

b) 5n – 6 n (n < 1)

6 n (vì 5n n)

n Ư(6) = {–6; –3; –2; –1; 1; 2 ; 3; 6}

Mà n < 1 nên n {–6; –3; –2; –1}

Vậy n {–6; –3; –2; –1}.

c) 143 – 12n n (với n < 12).

143 n (vì 12n n)

n Ư(143) = {–143; – 13; – 11; – 1; 1; 11 ; 13; 143}

Mà n < 12 nên n {– 143; – 13; – 11; – 1; 1; 11}

Vậy n {– 143; – 13; – 11; – 1; 1; 11}.


Câu 38:

Cho các số từ 1 đến 9. Em hãy điền các số này vào các ô vuông, sao cho tổng của 3 ô hàng dọc, hàng ngang và đường chéo đều bằng nhau
Media VietJack
Xem đáp án

Lời giải

Ta điền như bảng sau để được tổng của 3 ô hàng dọc, hàng ngang và đường chéo đều bằng nhau và bằng 15

Media VietJack


Câu 39:

Chứng minh rằng nếu một tam giác vuông có một góc nhọn bằng 30° thì cạnh góc vuông đối diện với nó bằng nửa cạnh huyền.
Xem đáp án

Lời giải

Media VietJack

Xét ΔABC, ta có: \(\widehat A = 90^\circ ,\widehat B = 30^\circ \)

Suy ra \(\widehat C = 180^\circ - \widehat A - \widehat B = 180^\circ - 90^\circ - 30^\circ = 60^\circ \)

Trên cạnh BC lấy điểm D sao cho CD = AC

Suy ra ΔACD cân tại C

\(\widehat C = 60^\circ \), suy ra ΔACD đều

Do đó AC = AD = DC và \({\widehat A_1} = 60^\circ \)

Ta có \({\widehat A_1} + {\widehat A_2} = \widehat {BAC} = 90^\circ \)

Suy ra \({\widehat A_2} = 90 - {\widehat A_1} = 90^\circ - 60^\circ = 30^\circ \)

Xét tam giác ABD có \({\widehat A_2} = \widehat B\left( { = 30^\circ } \right)\)

Suy ra ΔADB cân tại D nên AD = DB

Suy ra AC = CD = DB mà CD + DB = BC

Do đó \(AC = \frac{1}{2}BC\)

Vậy \(AC = \frac{1}{2}BC\).


Câu 40:

Tìm x biết

a) \(\sqrt {{{\left( {x - 3} \right)}^2}} = 9\).

b) \(\sqrt {4{{\rm{x}}^2} + 4{\rm{x}} + 1} = 6\).

Xem đáp án

Lời giải

a) \(\sqrt {{{\left( {x - 3} \right)}^2}} = 9\)

\( \Leftrightarrow \left| {x - 3} \right| = 9\)

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x - 3 = 9\\x - 3 = - 9\end{array} \right.\)

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 12\\x = - 6\end{array} \right.\)

Vậy x {12; – 6}.

b) \(\sqrt {4{{\rm{x}}^2} + 4{\rm{x}} + 1} = 6\)

\( \Leftrightarrow \sqrt {{{\left( {2{\rm{x}} + 1} \right)}^2}} = 6\)

\( \Leftrightarrow \left| {2x + 1} \right| = 6\)

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}2x + 1 = 6\\2x + 1 = - 6\end{array} \right.\)

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}2x = 5\\2x = - 7\end{array} \right.\)

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = \frac{5}{2}\\x = \frac{{ - 7}}{2}\end{array} \right.\)

Vậy \[{\rm{x}} \in \left\{ {\frac{5}{2};\frac{{ - 7}}{2}} \right\}\].


Câu 41:

Cho a là một số tự nhiên chia cho 19 dư 3, b là một số tự nhiên chia cho 38 dư 5. Hỏi 3a + 2b có chia hết cho 19 không?
Xem đáp án

Lời giải

Vì a chia 19 dư 3 nên a = 19m + 3

Vì b chia 38 dư 5 nên b = 38n + 5

Ta có:

   3a + 2b

= 3(19m + 3) + 2(38n + 5)

= 57m + 9 + 76n + 10

= 57m + 76n + 19

Vì 57m 19; 76n 1919 19

Suy ra (57m + 76n + 19) 19

Vậy 3a + 2b 19.


Câu 42:

Cho đoạn thẳng AB có trung điểm O. Vẽ về một phía của AB các tía Ax, By vuông góc với AB. Trên tia Ax lấy điểm C, trên tia By lấy điểm D sao cho \(\widehat {CO{\rm{D}}} = 90^\circ .\) Chứng minh AB2 = 4AC . BD
Xem đáp án

Lời giải

Media VietJack

Vì tam giác OAC vuông tại A nên \(\widehat {{C_1}} + \widehat {{O_1}} = 90^\circ \) (trong tam giác vuông, tổng hai góc nhọn bằng 90°)

Ta có \(\widehat {{O_2}} + \widehat {{O_1}} + \widehat {CO{\rm{D}}} = 180^\circ \)

\(\widehat {CO{\rm{D}}} = 90^\circ \)

Suy ra \(\widehat {{O_2}} + \widehat {{O_1}} = 90^\circ \)

Lại có \(\widehat {{C_1}} + \widehat {{O_1}} = 90^\circ \) 9 (chứng minh trên)

Suy ra \(\widehat {{O_2}} = \widehat {{C_1}}\)

Xét AOC và BDO có

\(\widehat {{O_2}} = \widehat {{C_1}}\) (chứng minh trên)

\(\widehat {OAC} = \widehat {OB{\rm{D}}}\left( { = 90^\circ } \right)\)

Suy ra  (g.g)

Do đó \(\frac{{AO}}{{B{\rm{D}}}} = \frac{{AC}}{{BO}}\)

Lại có \(AO = BO = \frac{1}{2}AB\)

Media VietJack

Vậy AB2 = 4AC . BD


Câu 43:

Cho tam giác ABC nhọn có \(\widehat A = 70^\circ \) và điểm D thuộc cạnh BC. Gọi E là điểm đối xứng với D qua AB. Gọi F là điểm đối xứng với D qua AC. Đường thẳng EF cách AB, AC theo thứ tự tại M, N.

a) Tính các góc của tam giác AEF.

b) Chứng minh rằng DA là tia phân giác của góc MDN.

c) Tìm vị trí của D trên cạnh BC để tam giác DMN có chu vi nhỏ nhất.
Xem đáp án

Lời giải

Media VietJack

a) Vì E đối xứng D qua AB nên AB là trung trực của DE

Suy ra AE = AD

Do đó tam giác AED cân tại A

Mà AB là đường trung trực

Suy ra AB là phân giác của \(\widehat {DA{\rm{E}}}\)

Do đó \(\widehat {DAB} = \widehat {BA{\rm{E}}} = \frac{1}{2}\widehat {DA{\rm{E}}}\)

Vì F đối xứng D qua AC nên AC là trung trực của DF

Suy ra AF = AD

Do đó tam giác AFD cân tại A

Mà AC là đường trung trực

Suy ra AC là phân giác của \(\widehat {DAF}\)

Do đó \(\widehat {DAC} = \widehat {CAF} = \frac{1}{2}\widehat {DAF}\)

Ta có \(\widehat {F{\rm{AE}}} = \widehat {F{\rm{AD}}} + \widehat {DAE} = 2\widehat {CA{\rm{D}}} + 2\widehat {BAD} = 2\widehat {BAC} = 2.70^\circ = 140^\circ \)

Ta có AF = AE (= AD)

Suy ra tam giác AFE cân tại A, do đó \[\widehat {{\rm{AFE}}} = \widehat {{\rm{AEF}}}\]

Xét tam giác AEF có

\[\widehat {{\rm{AFE}}} + \widehat {{\rm{AEF}}} + \widehat {F{\rm{AE}}} = 180^\circ \] (tổng ba góc trong một tam giác)

\[\widehat {{\rm{AFE}}} = \widehat {{\rm{AEF}}},\widehat {FA{\rm{E}}} = 140^\circ \] (chứng minh trên)

Suy ra \[\widehat {{\rm{AFE}}} = \widehat {{\rm{AEF}}} = \frac{{180^\circ - 140^\circ }}{2} = 20^\circ \]

b) Xét DAME và DAMD có

AM là cạnh chung;

\(\widehat {E{\rm{A}}M} = \widehat {DAM}\)(chứng minh trên);

AD = AE (chứng minh trên)

Do đó DAME = DAMD (c.g.c)

Suy ra \(\widehat {{\rm{AE}}M} = \widehat {ADM}\) (hai góc tương ứng)

Xét DANF và DAND có

AN là cạnh chung;

\(\widehat {{\rm{FAN}}} = \widehat {DAN}\)(chứng minh trên);

AD = AF (chứng minh trên)

Do đó DANF = DAND (c.g.c)

Suy ra \(\widehat {{\rm{AFN}}} = \widehat {ADN}\) (hai góc tương ứng)

\(\widehat {{\rm{AE}}M} = \widehat {ADM}\), \[\widehat {{\rm{AFE}}} = \widehat {{\rm{AEF}}}\]

Suy ra \(\widehat {{\rm{ADM}}} = \widehat {ADN}\)

Do đó DA là tia phân giác của góc MDN.

c) Gọi giao điểm của DE và AB là P, giao điểm của DF và AC là Q

Khi đó P là trung điểm của DE, Q là trung điểm của DF

Xét tam giác DFE có P, Q lần lượt là trung điểm của DE, DF

Suy ra PQ là đường trung bình

Do đó PQ // FE và \(PQ = \frac{1}{2}F{\rm{E}}\)

Vì M thuộc trung trực của DE nên MD = ME

Vì N thuộc trung trực của DF nên ND = NF

Chu vì tam giác DMN là

DM + DN + MN = ME + NF + MN = FE

Để chu vi tam giác DMN nhỏ nhất

FE nhỏ nhất

PQ nhỏ nhất (vì \(PQ = \frac{1}{2}F{\rm{E}}\))

PQ // BC và \(PQ = \frac{1}{2}BC\)

PQ là đường trung bình của tam giác ABC

D là trung điểm của BC

Vậy D là trung điểm của BC thì chu vi tam giác DMN nhỏ nhất.


Câu 44:

Cho tam giác abc vuông tại A, M là trung điểm của BC, D, E lần lượt là hình chiếu của M trên AB và AC.

a) Tứ giác ADME là hình gì, tại sao?

b) Chứng minh \(DE = \frac{1}{2}BC\)

c) Gọi P là trung điểm của BM, Q là trung điểm của MC, chứng minh tứ giác DPQE là hình bình hành.

Từ đó chứng minh: tâm đối xứng của hình bình hành DPQE nằm trên đoạn AM.

d) Tam giác vuông ABC ban đầu cần thêm điều kiện gì để hình bình hành DPQE là hình chữ nhật?

Xem đáp án

Lời giải

Media VietJack

a) Ta có D, E là hình chiếu của M trên AB, AC

Nên DM AB và ME AC, hay \(\widehat {A{\rm{D}}M} = \widehat {A{\rm{E}}M} = 90^\circ \)

Xét tứ giác ADME có \(\widehat {DA{\rm{E}}} = \widehat {A{\rm{D}}M} = \widehat {A{\rm{E}}M} = 90^\circ \)

Suy ra ADME là hình chữ nhật.

b) Xét ΔABC vuông tại A có M là trung điểm BC

Suy ra \(AM = \frac{1}{2}BC\)

Vì ADME là hình chữ nhật có AM, DE là hai đường chéo, suy ra AM = DE

\(AM = \frac{1}{2}BC\)

Do đó \(DE = \frac{1}{2}BC\).

c) Ta có AD AC và ME AC, suy ra AD // ME

Mà M là trung điểm của BC

Suy ra E là trung điểm của AC

Xét tam giác AMC có E, Q lần lượt là trung điểm của AC, MC

Suy ra QE là đường trung bình

Do đó QE // AM, \(QE = \frac{1}{2}AM\)                                     (1)

Ta có DM AB và AB AC

Suy ra DM // AC

Mà M là trung điểm của BC

Suy ra D là trung điểm của AB

Xét ΔBAM có D, P lần lượt là trung điểm của AB và BM

Suy ra DP là đường trung bình của ΔBAM

Do đó DP // AM và \(DP = \frac{1}{2}AM\)                     (2)

Từ (1) và (2) suy ra DP // EQ, DP = EQ

Do đó DPQE là hình bình hành.

Gọi O là tâm đối xứng của DPQE (là giao điểm 2 đường chéo)

Ta có P, Q lần lượt là trung điểm của BM, MC và M là trung điểm BC

Suy ra M là trung điểm PQ

Xét hình bình hành DPQE có AM // DP và M là trung điểm PQ

Suy ra AM là đường trung bình của DPQE

Do đó AM đi qua trung điểm DE, gọi điểm đó là F

Từ đó AM là trục đối xứng của DPQE tức là đi qua O

Vậy tâm đối xứng của hình bình hành DPQE nằm trên đoạn AM.

d) Để hình bình hành DPQE là hình chữ nhật thì \(\widehat {APQ} = \widehat {PQE} = \widehat {QE{\rm{D}}} = \widehat {E{\rm{D}}P} = 90^\circ \)

Ta xét ΔBAM nếu DP BM thì AM BM

Xét ΔABC có AM vừa là đường trung tuyến vừa là đường cao

Suy ra ΔABC vuông cân tại A

Vậy để hình bình hành DPQE là hình chữ nhật thì tam giác vuông ΔABC cần thêm điều kiện cân tại A.


Câu 45:

Cho tam giác ABC điểm M nằm trong tam giác. Gọi D, E, F lần lượt là trung điểm các cạnh BC, CA, AB. Gọi A’, B’, C’ thứ tự là điểm đối xứng của M qua D, E, F

a) Chứng minh tứ giác AB’A’B là hình bình hành.

b) Gọi O là giao điểm của AA’ và BB’, chứng minh C và C’ đối xứng nhau qua điểm O.

Xem đáp án

Lời giải

Media VietJack

a) Xét tứ giác AB’CM có

AC cắt MB' tại trung điểm E của mỗi đườngAC, MB’ là hai đường chéo

Suy ra AB'CM là hình bình hành

Do đó AB' // MC, AB' = MC

Xét tứ giác BMCA’ có

BC cắt MA' tại trung điểm D của mỗi đườngBC, MA’ là hai đường chéo

Suy ra BMCA' là hình bình hành

Do đó MC // A'B, MC = A'B.

Ta có AB' // MC, MC // A'B (chứng minh trên), suy ra AB’ // A’B.

Ta có MC = A'B, AB' = MC (chứng minh trên), suy ra AB’ = A’B.

Xét tứ giác AB’A’B có AB’ // A’B và AB’ = A’B

Suy ra tứ giác AB'A'B là hình bình hành.

b) Xét hình bình hành AB'A'B có AA’ và BB’ cắt nhau tại O

Suy ra O là trung điểm của AA’.

Chứng minh tương tự câu a ta có: AC’ = A’C (= BM)AC’ // A’C (// BM)

Suy ra AC’A’C là hình bình hành.

Mà O là trung điểm của AA’

Suy ra O là trung điểm của CC’.

Hay C và C’ đối xứng nhau qua điểm O

Vậy C và C’ đối xứng nhau qua điểm O.


Câu 46:

Cho điểm A nằm ngoài đường tròn (O; R). Từ A vẽ các tiếp tuyến AB, AC và cát tuyến ADE đến đường tròn (O). Gọi H là trung điểm của DE.

a) Chứng minh 5 điểm A, B, H, O, C cùng nằm trên một đường tròn.

b) Chứng minh HA là tia phân giác của góc BHC.

Xem đáp án

Lời giải

Media VietJack

a) Vì AC là tiếp tuyến của (O) nên AC OC, hay tam giác OAC vuông tại C

Suy ra C thuộc đường tròn đường kính AO (1)

Xét (O) có DE là dây cung, H là trung điểm của DE, suy ra DE OH

Hay tam giác OHA vuông tại H

Suy ra H thuộc đường tròn đường kính AO (2)

Vì AB là tiếp tuyến của (O) nên AB OB, hay tam giác OAB vuông tại B

Suy ra B thuộc đường tròn đường kính AO (3)

Từ (1), (2) và (3) suy ra 3 điểm C, H, B cùng nằm trên đường tròn đường kính AO.

Vậy 5 điểm A, B, H, O, C cùng nằm trên đường tròn đường kính AO.

b) • Xét (O) có AB, AC là hai tiếp tuyến cắt nhau tại A

Suy ra \(\widehat {AOB} = \widehat {AOC}\) (4)

Xét đường tròn đường kính AO có

\(\widehat {AOB},\widehat {AHB}\) là hai góc nội tiếp cùng chắn cung AB

Suy ra \(\widehat {AOB} = \widehat {AHB}\) (5)

Xét đường tròn đường kính AO có

\(\widehat {AOC},\widehat {AHC}\) là hai góc nội tiếp cùng chắn cung AC

Suy ra \(\widehat {AOC} = \widehat {AHC}\) (6)

Từ (4), (5) và (6) suy ra  \(\widehat {AHB} = \widehat {AHC}\).

Suy ra HA là tia phân giác của góc BHC

Vậy HA là tia phân giác của góc BHC.


Câu 47:

Cho nửa đường tròn đường kính AB = 2R. Từ A và B kẻ hai tiếp tuyến Ax, By. Qua điểm M thuộc nửa đường tròn kẻ tiếp tuyến thứ ba cắt các tiếp tuyến Ax, By lần lượt ở C và D Các đường thẳng AD và BC cắt nhau tại N. Chứng minh AB là tiếp tuyến của đường tròn đường kính CD.
Xem đáp án

Lời giải

 Media VietJack

Gọi I là trung điểm của CD ta có I là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác COD đường kính CD

Xét (O) có CM, CA là hai tiếp tuyến cắt nhau tại C

Suy ra \(\widehat {AOC} = \widehat {MOC} = \frac{1}{2}\widehat {AOM}\)

Xét (O) có DM, DB là hai tiếp tuyến cắt nhau tại D

Suy ra \(\widehat {BOD} = \widehat {MOD} = \frac{1}{2}\widehat {BOM}\)

Ta có \(\widehat {AOM} + \widehat {BOM} = 180^\circ \) (hai góc kề bù)

\( \Leftrightarrow \frac{1}{2}\widehat {AOM} + \frac{1}{2}\widehat {BOM} = 90^\circ \)

\( \Leftrightarrow \widehat {COM} + \widehat {DOM} = 90^\circ \)

\( \Leftrightarrow \widehat {COD} = 90^\circ \)

Hay tam giác COD vuông tại O

Nên IO là bán kính của (I)

Ta có AB CA, AB BD

Suy ra AC // BD (quan hệ từ vuông góc đến song song)

Do đó ACDB là hình thang

Mà I là trung điểm của CD; O là trung điểm của AB

Suy ra IO là đường trung bình của hình thang ACDB

Do đó IO // AC

Mà AB CA

Nên AB OI (quan hệ từ vuông góc đến song song)

Xét (I) có OI là bán kính, AB OI (chứng minh trên)

Suy ra AB là tiếp tuyến tại O của đường tròn đường kính CD

Vậy AB là tiếp tuyến của đường tròn đường kính CD.


Bắt đầu thi ngay