IMG-LOGO

Trắc nghiệm tổng hợp môn Toán 2023 có đáp án (Phần 39)

  • 11348 lượt thi

  • 47 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Tìm x để P2 > P biết \(P = \frac{{\sqrt x + 1}}{{\sqrt x - 1}}\).
Xem đáp án

Lời giải

Điều kiện xác định x ≥ 0, x ≠ 1

P2 > P

Media VietJack

+) Với P > 1

Media VietJack

+) Với P < 0

Suy ra \(\frac{{\sqrt x + 1}}{{\sqrt x - 1}} < 0\)

\(\sqrt x + 1 > 0\)

Suy ra \(\sqrt x - 1 < 0\)

Hay \(\sqrt x < 1\)

x ≥ 0, x ≠ 1

Suy ra 0 ≤ x < 1

Vậy để P2 > P thì 0 ≤ x < 1 hoặc x > 1.


Câu 2:

Cho biểu thức:

\(A = \frac{{\sqrt x + 1}}{{\sqrt x - 2}} + \frac{2}{{\sqrt x + 3}} - \frac{{9\sqrt x - 3}}{{x + \sqrt x - 6}}\) \(B = \frac{{x - \sqrt x + 1}}{{\sqrt x - 1}}\) với x ≥ 0, x ≠ 1, x ≠ 4.

a) Tính giá trị biểu thức B khi x = 9.

b) Rút gọn A.

c) Chứng minh rằng khi A > 0 thì B ≥ 3.

Xem đáp án

Lời giải

a) Thay x = 9 (thỏa mãn) vào B ta có

\(B = \frac{{x - \sqrt x + 1}}{{\sqrt x - 1}} = \frac{{9 - \sqrt 9 + 1}}{{\sqrt 9 - 1}} = \frac{{9 - 3 + 1}}{{3 - 1}} = \frac{7}{2}\).

b) Với x ≥ 0, x ≠ 1, x ≠ 4, ta có

\(A = \frac{{\sqrt x + 1}}{{\sqrt x - 2}} + \frac{2}{{\sqrt x + 3}} - \frac{{9\sqrt x - 3}}{{x + \sqrt x - 6}}\)

\(A = \frac{{\left( {\sqrt x + 1} \right)\left( {\sqrt x + 3} \right) + 2\left( {\sqrt x - 2} \right) - 9\sqrt x + 3}}{{\left( {\sqrt x - 2} \right)\left( {\sqrt x + 3} \right)}}\)

\(A = \frac{{x + 4\sqrt x + 3 + 2\sqrt x - 4 - 9\sqrt x + 3}}{{\left( {\sqrt x - 2} \right)\left( {\sqrt x + 3} \right)}}\)

\(A = \frac{{x - 3\sqrt x + 2}}{{\left( {\sqrt x - 2} \right)\left( {\sqrt x + 3} \right)}}\)

\(A = \frac{{\left( {\sqrt x - 2} \right)\left( {\sqrt x - 1} \right)}}{{\left( {\sqrt x - 2} \right)\left( {\sqrt x + 3} \right)}} = \frac{{\sqrt x - 1}}{{\sqrt x + 3}}\).

c) Với x ≥ 0, x ≠ 1, x ≠ 4, ta có:

A > 0  \[ \Leftrightarrow \frac{{\sqrt x - 1}}{{\sqrt x + 3}} > 0\]

\( \Leftrightarrow \sqrt x - 1 > 0\) (vì \(\sqrt x + 3 > 0\))

\( \Leftrightarrow \sqrt x > 1\)

x > 1

Ta có \(B = \frac{{x - \sqrt x + 1}}{{\sqrt x - 1}} = \frac{{\sqrt x \left( {\sqrt x - 1} \right) + 1}}{{\sqrt x - 1}} = \sqrt x + \frac{1}{{\sqrt x - 1}}\)

Do \(\sqrt x > 1\) nên \(\sqrt x - 1 > 0\)

Áp dụng bất đẳng thức Cô – si ta có

\(B = \sqrt x - 1 + \frac{1}{{\sqrt x - 1}} + 1 \ge 2\sqrt {\left( {\sqrt x - 1} \right).\frac{1}{{\sqrt x - 1}}} + 1 = 2 + 1 = 3\)

Dấu “ = ” xảy ra khi \(\sqrt x - 1 = \frac{1}{{\sqrt x - 1}}\)

\( \Leftrightarrow {\left( {\sqrt x - 1} \right)^2} = 1 \Leftrightarrow \sqrt x - 1 = 1\) (do \(\sqrt x - 1 > 0\))

Û x = 4 (thỏa mãn).

Vậy khi A > 0 thì B ≥ 3.


Câu 3:

Từ các chữ số 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 8; 9 có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên có 5 chữ số và lớn hơn 65 000?
Xem đáp án

Lời giải

Gọi số cần lập là \(\overline {abcde} \) (0 ≤ a, b, c, d, e ≤ 9; a ≠ 0; a, b, c, d, e ℕ)

+) Nếu a = 6, b = 5

Chọn tùy ý các chữ số c, d, e trong 9 chữ số đã cho ta luôn được số thỏa mãn trừ trường hợp c = d = e = 0.

Số số lập được là: 93 – 1 = 728 số

+) Nếu a = 6, b {6; 8; 9}

Chọn tùy ý các chữ số c, d, e trong 9 chữ số đã cho ta luôn được số thỏa mãn

Số số lập được là: 3 . 93 = 2 187 số

+) Nếu a {8; 9}

Chọn tùy ý các chữ số b, c, d, e trong 9 chữ số đã cho ta luôn được số thỏa mãn

Số số lập được là: 2 . 94 = 13 122 số

Vậy số các số lập được thỏa mãn đề bài là 728 + 2 187 + 13 122 = 16 037 số.


Câu 4:

Sử dụng 4 chữ số khác nhau từ các chữ số 0, 2, 4, 6, 7, 8 để tạo thành các số lẻ có 4 chữ số. Hỏi có thể tạo ra được bao nhiêu số khác nhau?
Xem đáp án

Lời giải

Vì là số lẻ nên chữ số cuối cùng là số 7

Vì số đứng đầu phải khác 0 nên ta có 4 cách chọn

Có 4 cách chọn cho số thứ 2 và 3 cách chọn chỗ số thứ 3

Vậy có 4 × 4 × 3 = 48 số có thể tạo ra thỏa mãn yêu cầu đề bài.


Câu 5:

Giải phương trình: \[cos7x.cos5x--\sqrt 3 sin2x = 1--sin7x.sin5x\].
Xem đáp án

Lời giải

Ta có:

\[cos7x.cos5x--\sqrt 3 sin2x = 1--sin7x.sin5x\]

\[ \Leftrightarrow cos7x.cos5x + sin7x.sin5x--\sqrt 3 sin2x = 1\]

\[ \Leftrightarrow cos\left( {7x - 5x} \right)--\sqrt 3 sin2x = 1\]

\[ \Leftrightarrow cos2x--\sqrt 3 sin2x = 1\]

 \( \Leftrightarrow \frac{1}{2}co{\rm{s2x}} - \frac{{\sqrt 3 }}{2}\sin 2{\rm{x = }}\frac{1}{2}\)

\[ \Leftrightarrow {\rm{cos}}\frac{\pi }{3}cos2{\rm{x}} - \sin \frac{\pi }{3}\sin 2{\rm{x}} = \frac{1}{2}\]

\[ \Leftrightarrow {\rm{cos}}\left( {\frac{\pi }{3} + 2{\rm{x}}} \right) = \frac{1}{2}\]

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}\frac{\pi }{3} + 2{\rm{x}} = \frac{\pi }{3} + k2\pi \\\frac{\pi }{3} + 2{\rm{x}} = - \frac{\pi }{3} + k2\pi \end{array} \right.\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\)

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}{\rm{x}} = k\pi \\{\rm{x}} = - \frac{\pi }{3} + k\pi \end{array} \right.\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\)

Vậy phương trình có nghiệm là: \[{\rm{x}} = k\pi ;{\rm{x}} = - \frac{\pi }{3} + k\pi \,\,\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\].


Câu 6:

Một khu rừng hình chữ nhật có chu vi 5km 60dam. Chiều dài hơn chiều rộng 800m

a) Hỏi diện tích khu rừng đó bằng bao nhiêu ha ? Bao nhiêu m2?

b) Biết \(\frac{1}{3}\) diện tích khu rừng trồng cây mới. Tính tỉ số diện tích trồng cây mới và phần diện tích còn lại của khu rừng.

Xem đáp án

Lời giải

Đổi 5km 60dam = 5 600 m

a) Nửa chu vi khu rừng đó là:

5600 : 2  = 2 800 (m)

Chiều rộng khu rừng đó là:

(2800 – 800) : 2 = 1000 (m)

Chiều dài khu rừng đó là: 1000 + 800 = 1 800 (m)

Diện tích khu rừng đó là : 1 800 × 1000 = 1 800 000 (m2) = 180 ha

b) Diện tích phần còn lại của khu rừng chiếm : \(1 - \frac{1}{3} = \frac{2}{3}\) (diện tích khu rừng)

Tỉ số diện tích trồng cây mới và diện tích còn lại của khu rừng là: \(\frac{1}{3}:\frac{2}{3} = \frac{1}{2}\)

Vậy tỉ số diện tích trồng cây mới và phần diện tích còn lại của khu rừng là \(\frac{1}{2}\).


Câu 7:

Trong hình 97, biết diện tích miền gạch sọc là 86 cm2. Tính diện tích hình tròn.
Media VietJack
Xem đáp án

Lời giải

Gọi R là bán kính hình tròn

Suy ra cạnh hình vuông là 2R

Diện tích hình vuông là: Shv = 4R2

Diện tích hình tròn là: Stròn = πR2

Theo đề, ta có Ssọc = 86

Media VietJack

Suy ra \(R = \sqrt {\frac{{86}}{{4 - \pi }}} \)

Vậy diện tích hình tròn là \(\pi .\frac{{86}}{{4 - \pi }} \approx 314,74\) cm2.


Câu 8:

Cho tứ giác ABCD có E, F là trung điểm AD, BC. Gọi G là trung điểm EF. Chứng minh rằng \(\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AC} + \overrightarrow {A{\rm{D}}} = 4\overrightarrow {AG} \).
Xem đáp án

Lời giải

Áp dụng quy tắc trung điểm ta có

Media VietJack

Vậy \(\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AC} + \overrightarrow {A{\rm{D}}} = 4\overrightarrow {AG} \).


Câu 9:

Tìm x biết:

a) x5 + x4 + x + 1 = 0;

b) x4 + 3x3 – x – 3 = 0;

c) x3 – 5x2 – x + 5 = 0;

d) x(x – 5) – 4x + 20 = 0.

Xem đáp án

Lời giải

a) x5 + x4 + x + 1 = 0

x4(x + 1) + (x + 1) = 0

(x + 1)(x4 + 1) = 0

x + 1 = 0 (vì x4 + 1 > 0)

x = – 1

Vậy x = – 1.

b) x4 + 3x3 – x – 3 = 0

x3(x + 3) – (x + 1) = 0

(x + 3)(x3 – 1) = 0

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x + 3 = 0\\{x^3} - 1 = 0\end{array} \right.\)

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = - 3\\x = 1\end{array} \right.\)

Vậy x {– 3; 1}.

c) x3 – 5x2 – x + 5 = 0

x(x2 – 1) – 5(x2 – 1) = 0

(x2 – 1)(x – 5) = 0

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}{x^2} - 1 = 0\\x - 5 = 0\end{array} \right.\)

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = - 1\\x = 1\\x = 5\end{array} \right.\)

Vậy x {1; 5; – 1}.

d) x(x – 5) – 4x + 20 = 0

x(x – 5) – 4(x – 5)= 0

(x – 4)(x – 5) = 0

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x - 4 = 0\\x - 5 = 0\end{array} \right.\)

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 4\\x = 5\end{array} \right.\)

Vậy x {4; 5}.


Câu 10:

Cho hàm số bậc nhất y = (m – 1)x + 2m – 5 (d1).

a) Tính giá trị của m để đường thẳng (d1) song song với đường thẳng y = 3x + 1 (d2).

b) Với giá trị nào của m thì đường thẳng (d1) và (d2) cắt nhau tại một điểm trên trục hoành.

Xem đáp án

Lời giải

Hàm số y = (m – 1)x + 2m – 5 là hàm số bậc nhất khi m – 1 ≠ 0 Û m ≠ 1

a) Đường thẳng (d1) song song với đường thẳng y = 3x + 1 (d2)

\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}m - 1 = 3\\2m - 5 \ne 1\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}m = 4\\m \ne 3\end{array} \right. \Leftrightarrow m = 4\).

Vậy m = 4 thỏa mãn yêu cầu đề bài.

b) Để (d1) và (d2) cắt nhau thì \(m - 1 \ne 3 \Leftrightarrow m \ne 4\).

Phương trình hoành độ giao điểm của (d1) và (d2) là:

(m – 1)x + 2m – 5 = 3x + 1

Û (m – 4)x = 6 – 2m

\( \Leftrightarrow x = \frac{{6 - 2m}}{{m - 4}}\) (do \(m \ne 4\)).

Thay \[x = \frac{{6 - 2m}}{{m - 4}}\] vào phương trình đường thẳng (d2): y = 3x + 1 ta được:

\[y = 3.\frac{{6 - 2m}}{{m - 4}} + 1 = \frac{{18 - 6m + m - 4}}{{m - 4}} = \frac{{14 - 5m}}{{m - 4}}\]

Do đó tọa độ giao điểm của (d1) và (d2) \[\left( {\frac{{6 - 2m}}{{m - 4}};\frac{{14 - 5m}}{{m - 4}}} \right)\]

Để (d1) và (d2) tại một điểm nằm trên trục hoành thì \[\frac{{14 - 5m}}{{m - 4}} = 0\]

\[ \Leftrightarrow 14 - 5m = 0 \Leftrightarrow m = \frac{{14}}{5}\left( {tm} \right)\]

Vậy \(m = \frac{{14}}{5}\).


Câu 11:

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho tam giác ABC có A( 4; 1); B(2; 4); C(2; 2). Tìm tọa độ tâm I của đường tròn ngoại tiếp tam giác đã cho.

Xem đáp án

Lời giải

Đáp án đúng là: B

Gọi I(x; y)

Ta có

Media VietJack

Vì I là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC nên

Media VietJack

Vậy ta chọn đáp án B.

Câu 12:

Hệ bất phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}2{\rm{x}} + m < 0{\rm{            (1)}}\\3{{\rm{x}}^2} - x - 4 \le 0{\rm{        (2)}}\end{array} \right.\) vô nghiệm khi và chỉ khi:
Xem đáp án

Lời giải

Đáp án đúng là: C

Bất phương trình (2) (x + 1)(3x – 4) ≤ 0 \( \Leftrightarrow - 1 \le x \le \frac{4}{3}\)

Suy ra \({S_2} = \left[ { - 1;\frac{4}{3}} \right]\)

Bất phương trình (1) 2x < – m \( \Leftrightarrow x < \frac{{ - m}}{2}\)

Suy ra \({S_1} = \left( { - \infty ; - \frac{m}{2}} \right)\)

Để hệ bất phương trình vô nghiệm khi và chỉ khi S1 ∩ S2 =

\( \Leftrightarrow \frac{{ - m}}{2} \le 1\)

m ≥ 2.

Vậy ta chọn đáp án C.


Câu 13:

So sánh 4 và \(2\sqrt 6 - 1\).
Xem đáp án

Lời giải

Ta có

\(4 = 5 - 1 = \sqrt {25} - 1\)

\(2\sqrt 6 - 1 = \sqrt {24} - 1\)

\(\sqrt {25} > \sqrt {24} \)

Nên \(4 > 2\sqrt 6 - 1\)

Vậy \(4 > 2\sqrt 6 - 1\).


Câu 14:

Từ điểm A nằm ngoài đường tròn (O). Vẽ hai tiếp tuyến AB, AC (B, C là hai tiếp điểm). Từ điểm K nằm trên cung BC (K, A nằm cùng phía BC) dựng tiếp tuyến cắt AB, AC tại M, N. BC cắt OM, ON tại P, Q. Gọi I là giao điểm của MQ, NP.
Chứng minh MB
OQNCOP là các tứ giác nội tiếp.
Xem đáp án

Lời giải

Media VietJack

Vì AB, AC là tiếp tuyến của (O) nên \(\widehat {ABO} = \widehat {AC{\rm{O}}} = 90^\circ \).

Vì MN là tiếp tuyến của (O) tại tiếp điểm K nên \(\widehat {OKM} = 90^\circ \).

Xét tứ giác MBOK có: \(\widehat {OBM} = \widehat {OKM} = 90^\circ \), mà hai góc này ở vị trí đối nhau trong tứ giác

Þ tứ giác MBOK nội tiếp.

\( \Rightarrow \widehat {MKB} = \widehat {MOB}\) (hai góc nội tiếp cùng chắn cung MB). (1)

Ta có: NK, NC là hai tiếp tuyến của (O) cắt nhau tại N

Þ NK = NC và NQ là tia phân giác của \(\widehat {KNC}\)

Từ đó DNKQ = DNCQ (c.g.c)

\( \Rightarrow \widehat {NKQ} = \widehat {NCQ}\) (hai góc tương ứng)

Lại có \(\widehat {NCQ} = \widehat {ACB} = \widehat {ABC}\) (do DABC cân tại A vì AB = AC)

\( \Rightarrow \widehat {NKQ} = \widehat {ABC}\) hay \(\widehat {NKQ} = \widehat {MBQ}\).

\(\widehat {NKQ} + \widehat {MKQ} = 180^\circ \Rightarrow \widehat {MBQ} + \widehat {MKQ} = 180^\circ \)

Xét tứ giác MBQK có: \(\widehat {MBQ} + \widehat {MKQ} = 180^\circ \) và hai góc này ở vị trí đối nhau trong tứ giác

Þ tứ giác MBQK nội tiếp

\( \Rightarrow \widehat {MKB} = \widehat {MQB}\) (hai góc nội tiếp cùng chắn cung MB). (2)

Từ (1) và (2) suy ra \(\widehat {MQB} = \widehat {MOB}\).

Þ tứ giác MBOQ nội tiếp.

Chứng minh tương tự ta cũng có: tứ giác NCOP là tứ giác nội tiếp.


Câu 15:

Tìm hàm số bậc nhất biết hệ số góc bằng biết hệ số góc bằng 2 và đồ thị đi qua điểm M (1; 3).
Xem đáp án

Lời giải

Hàm số bậc nhất cần tìm có dạng y = ax + b (a ≠ 0)

Vì hàm số có hệ số góc bằng 2 nên ta có: y = 2x + b

Vì đồ thị hàm số đi qua điểm M(1; 3) nên:

3 = 2.1 + b b = 5

Vậy hàm số cần tìm là y = 2x + 5.


Câu 16:

Tìm số hạng không chứa x trong khai triển:

a) \({\left( {x + \frac{1}{{{x^4}}}} \right)^{10}}\);

b) \({\left( {{x^2} + \frac{1}{{{x^4}}}} \right)^{12}}\).

Xem đáp án

Lời giải

a) Ta có \[{\left( {x + \frac{1}{{{x^4}}}} \right)^{10}} = \sum\limits_{k = 0}^{10} {C_{10}^k.{x^{10 - k}}.{{\left( {\frac{1}{{{x^4}}}} \right)}^k}} = \sum\limits_{k = 0}^{10} {C_{10}^k.{x^{10 - k - 4k}}} = \sum\limits_{k = 0}^{10} {C_{10}^k.{x^{10 - 5k}}} \]

Số hạng không chứa x là số hạng có lũy thừa của x bằng 0 nên ta có:

10 – 5k = 0 Û k = 2.

Vậy số hạng không chứa x trong khai triển là \(C_{10}^2 = 45\).

b) Ta có \[{\left( {{x^2} + \frac{1}{{{x^4}}}} \right)^{12}} = \sum\limits_{k = 0}^{12} {C_{12}^k.{x^{2.\left( {12 - k} \right)}}.{{\left( {\frac{1}{{{x^4}}}} \right)}^k}} = \sum\limits_{k = 0}^{12} {C_{12}^k.{x^{24 - 2k - 4k}}} = \sum\limits_{k = 0}^{12} {C_{12}^k.{x^{24 - 6k}}} \]

Số hạng không chứa x là số hạng có lũy thừa của x bằng 0 nên ta có:

24 – 6k = 0 Û k = 4

Vậy số hạng không chứa x trong khai triển là \(C_{12}^4 = 495\).


Câu 18:

Cho tam giác ABC có hai đường cao BD và CE cắt nhau tại H.

a) Chứng minh rằng bốn điểm A; D; H; E cùng nằm trên một đường tròn (gọi tâm của nó là O).

b) Gọi M là trung điểm của BC. Chứng minh ME là tiếp tuyến đường tròn (O).

Xem đáp án

Lời giải

Media VietJack

a) Gọi O là trung điểm của AH

Xét tam giác AEH vuông tại H có EO là trung tuyến

Suy ra AO = OH = OE

Xét tam giác ADH vuông tại H có DO là trung tuyến

Suy ra AO = OH = OD

Do đó OA = OH = OD = OE

Vậy bốn điểm A; D; H; E cùng nằm trên một đường tròn tâm O

b) Xét tam giác ABC có hai đường cao BD và CE cắt nhau tại H

Suy ra H là trực tâm

Do đó AH BC

Mà CE AB

Suy ra \(\widehat {E{\rm{A}}H} = \widehat {ECB}\)                           (1)

Ta có OA = OE nên tam giác OAE cân tại O

Suy ra \(\widehat {E{\rm{AO}}} = \widehat {OEA}\)                           (2)

Xét tam giác EBC vuông tại E có EM là trung tuyến

Suy ra EM = MC nên tam giác MCE cân tại M

Suy ra \(\widehat {MEC} = \widehat {MCE}\)                            (3)

Từ (1), (2) và (3) ta có \(\widehat {MEC} = \widehat {A{\rm{E}}O}\)

\(\widehat {OEC} + \widehat {A{\rm{E}}O} = \widehat {A{\rm{E}}C} = 90^\circ \)

Suy ra \(\widehat {OEC} + \widehat {MEC} = \widehat {OEM} = 90^\circ \), hay OE EM

Xét (O) có OE EM, OE là bán kính

Suy ra ME là tiếp tuyến đường tròn (O)

Vậy ME là tiếp tuyến đường tròn (O).


Câu 19:

Tính góc α tạo bởi đường thẳng y = x – 2 và trục Ox.
Xem đáp án

Lời giải

Cách 1:

Ta có: hệ số góc của đường thẳng y = x – 2 là a = 1.

Do đó tanα = 1 Þ α = 45°.

Cách 2:

Xét đường thẳng y = x – 2.

Cho y = 0 suy ra x = 2 ta có A(2; 0).

Cho x = 0 suy ra y = – 2 ta có B(0; – 2).

Vẽ đường thẳng đi qua A và B ta được đồ thị hàm số y = x – 2.

Media VietJack

Ta có OA = 2, OB = 2

Xét tam giác OAB vuông tại O có: \(\tan \widehat {OAB} = \frac{{OB}}{{OA}} = \frac{2}{2} = 1\)

\( \Rightarrow \widehat {OAB} = 45^\circ \Rightarrow \alpha = 45^\circ \)

Vậy α = 45°.


Câu 20:

Cho hàm số bậc nhất  y = ax + 3.

a) Xác định hệ số góc a, biết rằng đồ thị của hàm số đi qua điểm A(2; 6).

b) Vẽ đồ thị của hàm số với hệ số a tìm được ở câu a.

Xem đáp án

Lời giải

a) Đồ thị hàm số đi qua điểm A(2; 6)

Suy ra 6 = 2a + 3

Hay \(a = \frac{3}{2}\).

b) Đồ thị hàm số \(y = \frac{3}{2}x + 3\) đi qua các điểm A(– 2; 0) và B(0; 3)

Ta có đồ thị

Media VietJack


Câu 21:

Cho tam giác ABC. Gọi P, Q, R lần lượt là trung điểm của các cạnh BC, CA, AB.

a) Xác định điểm N thỏa mãn \(\overrightarrow {NA} + \overrightarrow {NB} + 2\overrightarrow {NC} = \overrightarrow 0 \).

b) Phân tích \(\overrightarrow {AM} \) theo \(\overrightarrow {AB} ,\overrightarrow {AC} \) với M BC thỏa mãn \(\overrightarrow {BM} = \frac{2}{5}\overrightarrow {BC} \).

c) Với điểm O bất kì, chứng minh \(\overrightarrow {OA} + \overrightarrow {OB} + 2\overrightarrow {OC} = 4\overrightarrow {ON} \).

Xem đáp án

Lời giải

Media VietJack

a) Do R là trung điểm của AB nên \(\overrightarrow {NA} + \overrightarrow {NB} = 2\overrightarrow {N{\rm{R}}} \)

Ta có \(\overrightarrow {NA} + \overrightarrow {NB} + 2\overrightarrow {NC} = \overrightarrow 0 \)

\( \Leftrightarrow 2\overrightarrow {NR} + 2\overrightarrow {NC} = \overrightarrow 0 \)

\( \Leftrightarrow \overrightarrow {NR} + \overrightarrow {NC} = \overrightarrow 0 \)

Suy ra N là trung điểm của CR.

b) Ta có\(\overrightarrow {BM} = \frac{2}{5}\overrightarrow {BC} \)

\( \Leftrightarrow \overrightarrow {BA} + \overrightarrow {AM} = \frac{2}{5}\overrightarrow {BA} + \frac{2}{5}\overrightarrow {AC} \)

\( \Leftrightarrow \overrightarrow {AM} = \frac{2}{5}\overrightarrow {BA} + \frac{2}{5}\overrightarrow {AC} - \overrightarrow {BA} \)

\( \Leftrightarrow \overrightarrow {AM} = \frac{3}{5}\overrightarrow {AB} + \frac{2}{5}\overrightarrow {AC} \).

c) Ta có \(\overrightarrow {OA} + \overrightarrow {OB} + 2\overrightarrow {OC} = \overrightarrow {ON} + \overrightarrow {NA} + \overrightarrow {ON} + \overrightarrow {NB} + 2\overrightarrow {ON} + 2\overrightarrow {NC} \)

\( = 4\overrightarrow {ON} + \overrightarrow {NA} + + \overrightarrow {NB} + 2\overrightarrow {NC} = 4\overrightarrow {ON} \) (vì \(\overrightarrow {NA} + \overrightarrow {NB} + 2\overrightarrow {NC} = \overrightarrow 0 \))

Vậy \(\overrightarrow {OA} + \overrightarrow {OB} + 2\overrightarrow {OC} = 4\overrightarrow {ON} \).


Câu 22:

Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Gọi D, E lần lượt là hình chiếu của H lên AB, AC.

a) Chứng minh AD . AB = AE . AC.

b) Chứng minh \(\frac{{BH}}{{HC}} = {\left( {\frac{{AB}}{{AC}}} \right)^2}\).

c) Cho BH = 4 cm, CH = 9 cm. Tính DE và \(\widehat {A{\rm{D}}E}\) (làm tròn đến độ).

d) Gọi M là trung điểm của BH, N là trung điểm của CH. Tính SDENM.

Xem đáp án

Lời giải

Media VietJack

a) Xét ΔABH vuông tại H có HD AB

Suy ra AH2 = AD . AB (hệ thức lượng trong tam giác vuông)

Xét ΔAEH vuông tại H có HE AC

Suy ra AH2 = AE . AC (hệ thức lượng trong tam giác vuông)

Mà AH2 = AD . AB (chứng minh trên)

Suy ra AD . AB = AE . AC

b) ΔABC vuông tại A nên AB2 + AC2 = BC2 (định lý Pytago)

Xét ΔABC vuông tại A có AH BC

Suy ra AB2 = BH . BC (hệ thức lượng trong tam giác vuông)

AB2 . BC = BH . BC2

\( \Leftrightarrow \frac{{BH}}{{BC}} = \frac{{A{B^2}}}{{B{C^2}}}\)

\( \Leftrightarrow \frac{{BH}}{{BC - BH}} = \frac{{A{B^2}}}{{B{C^2} - A{B^2}}}\)

\( \Leftrightarrow \frac{{BH}}{{HC}} = \frac{{A{B^2}}}{{A{C^2}}} = {\left( {\frac{{AB}}{{AC}}} \right)^2}\)

c) Xét ΔABC vuông tại A có AH BC

Suy ra AH2 = BH . HC (hệ thức lượng trong tam giác vuông)

Hay AH2 = 4 . 9 = 36

Suy ra AH = 6

Xét tứ giác ADHE có \(\widehat {DAE} = \widehat {A{\rm{D}}H} = \widehat {A{\rm{E}}H} = 90^\circ \)

Suy ra ADHE là hình chữ nhật

Mà AH, DE là hai đường chéo

Suy ra DE = AH = 6 (cm)

ΔABH vuông tại H nên HB2 + AH2 = BA2 (định lý Pytago)

Hay 42 + 62 = AB2

Suy ra \(AB = 2\sqrt {13} \)

Xét ΔABH vuông tại H có HD AB

Suy ra AH2 = AD . AB (hệ thức lượng trong tam giác vuông)

Hay \({6^2} = A{\rm{D }}.{\rm{ }}2\sqrt {13} \)

Suy ra \(A{\rm{D = }}\frac{{18}}{{\sqrt {13} }}\)

Xét tam giác ADE vuông tại A có

\({\rm{cos}}\widehat {A{\rm{D}}E} = \frac{{A{\rm{D}}}}{{DE}} = \frac{{18}}{{6\sqrt {13} }} = \frac{3}{{\sqrt {13} }}\)

Suy ra \(\widehat {A{\rm{D}}E} \approx 33^\circ \).

d) Vì ra ADHE là hình chữ nhật có AH, DE là hai đường chéo

Suy ra AH cắt DE tại trung điểm O của mỗi đường

Mà AH = DE

Do đó OH = OD

Suy ra tam giác OHD cân tại O

Suy ra \(\widehat {OH{\rm{D}}} = \widehat {O{\rm{D}}H}\)

Xét ΔHBD vuông tại D DM là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền

Suy ra \(DM = MH = \frac{1}{2}BH = \frac{1}{2}.4 = 2\)

Do đó ΔDMH cân tại M

Suy ra \(\widehat {MDH} = \widehat {MH{\rm{D}}}\)

\(\widehat {DHA} + \widehat {MH{\rm{D}}} = \widehat {AHB} = 90^\circ \)\(\widehat {AH{\rm{D}}} = \widehat {{\rm{ED}}H}\)(chứng minh trên)

Suy ra \(\widehat {H{\rm{D}}E} + \widehat {M{\rm{DH}}} = \widehat {M{\rm{D}}E} = 90^\circ \)

Hay MD DE.

Chứng minh tương tự ta có \(EN = \frac{{CH}}{2} = \frac{9}{2} = 4,5\)

\(\widehat {DEH} + \widehat {HEN} = \widehat {AHE} + \widehat {{\rm{EHN}}} = \widehat {AHC} = 90^\circ \)

Hay \(\widehat {DEN} = 90^\circ \)

Suy ra EN DE

Mà MD DE

Nên EN // MD (quan hệ từ vuông góc đến song song)

Xét tứ giác DENM có EN DE, EN // MD (chứng minh trên)

Suy ra DENM là hình thang vuông

Do đó \({S_{DENM}} = \frac{{\left( {DM + EN} \right).DE}}{2} = \frac{{\left( {2 + 4,5} \right).6}}{2} = 19,5\,\,\left( {c{m^2}} \right)\) .


Câu 23:

Cho đường thẳng xy đi qua điểm A nằm trong đường tròn (O; R). Chứng minh đường thẳng xy và đường tròn (O; R) cắt nhau
Xem đáp án

Lời giải

Media VietJack

Kẻ OH vuông góc với xy

Vì tam giác OAH vuông tại H, suy ra OH ≤ OA

Mặt khác A nằm trong đường tròn (O;R) nên OA ≤ R.

Vậy đường thẳng xy và đường tròn (O; R) cắt nhau.


Câu 24:

Cho hàm số đa thức y = f(x) có đạo hàm trên f(0) < 0 và đồ thị hình bên dưới là đồ thị của đạo hàm f(x). Hỏi hàm số g(x) = |f(x) + 3x| có bao nhiêu điểm cực trị?
Media VietJack
Xem đáp án

Lời giải

Đáp án đúng là: B

Xét hàm số h(x) = f(x) + 3x, x

h’(x) = f’(x) + 3, x R

h’(x) = 0 f’(x) = – 3

x { – 1; 0; 1; 2}

Với x = 2 là nghiệm kép vì qua nghiệm x = 2 thì h’(x) không đổi dấu

Dựa vào đồ thị của f’(x) ta có

Media VietJack

Mà h(0) = f(0) + 3 . 0 = f(0) < 0

Bảng biến thiên của hàm số h(x) = f(x) + 3x

Media VietJack

Từ đó suy ra bảng biến thiên của hàm số g(x) = | f(x) + 3x | = | h(x) | 

Media VietJack

Từ bảng biến thiên ta thấy hàm số có 5 điểm cực trị

Vậy ta chọn đáp án B.


Câu 26:

Tìm x biết x4 + 3x3 – x – 3 = 0.
Xem đáp án

Lời giải

Ta có x4 + 3x3 – x – 3 = 0

x3(x + 3) – (x + 3) = 0

(x + 3)(x3 – 1) = 0

\[ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x + 3 = 0\\{x^3} - 1 = 0\end{array} \right.\]

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = - 3\\x = 1\end{array} \right.\)

Vậy x = 1 hoặc x = – 3.


Câu 27:

Cho hàm số \(y = f(x) = \sqrt x + \sqrt {1 - x} \)

Tìm x biết:

a) f(x) = 1;

b) f(x) = 0,5.

Xem đáp án

Lời giải

Điều kiện xác định 0 ≤ x ≤ 1

a) Với f(x) = 1 thì \(\sqrt x + \sqrt {1 - x} = 1\)

\( \Leftrightarrow {\left( {\sqrt x + \sqrt {1 - x} } \right)^2} = 1\)

\( \Leftrightarrow x + 1 - x + 2\sqrt {x(1 - x)} = 1\)

\( \Leftrightarrow 2\sqrt {x(1 - x)} = 0\)

x(1 – x) = 0

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 0\\x = 1\end{array} \right.\)

Vậy x {0; 1}.

b) Với f(x) = 0,5 thì \(\sqrt x + \sqrt {1 - x} = 0,5\)

\( \Leftrightarrow {\left( {\sqrt x + \sqrt {1 - x} } \right)^2} = {0,5^2}\)

\( \Leftrightarrow x + 1 - x + 2\sqrt {x(1 - x)} = 0,25\)

\( \Leftrightarrow 2\sqrt {x(1 - x)} = - 0,75\) (vô nghiệm)

Vậy x .


Câu 28:

Cho tam giác ABC. Gọi M là điểm trên BC sao cho MB = 2MC. Chứng minh

\(\overrightarrow {AM} = \frac{1}{3}\overrightarrow {AB} + \frac{2}{3}\overrightarrow {AC} \) .

Xem đáp án

Lời giải

 

Media VietJack

Vì M nằm trên BC sao cho MB = 2MC

Suy ra \(BM = \frac{2}{3}BC\)

Ta có \(\overrightarrow {AM} = \overrightarrow {AB} + \overrightarrow {BM} \)

Vậy \(\overrightarrow {AM} = \frac{1}{3}\overrightarrow {AB} + \frac{2}{3}\overrightarrow {AC} \).


Câu 29:

Cho hàm số y = 2x + 3 có đồ thị là đường thẳng (d). Vẽ đồ thị của hàm số đã cho. Tìm tọa độ giao điểm của đường thẳng (d) với hai trục tọa độ.
Xem đáp án

Lời giải

Với x = 0 thì y = 3 Þ điểm (0; 3) thuộc (d).

Với x = –1 thì y = 1 Þ điểm (–1; 1) thuộc (d).

Đồ thị hàm số y = 2x + 3 đi qua hai điểm (0; 3) và (–1; 1)

Media VietJack

Giao điểm của (d) với trục hoành có tung độ bằng 0 nên y = 0

Khi đó 2x + 3 = 0

Hay \(x = \frac{{ - 3}}{2}\)

Giao điểm của (d) với trục tung có hoành độ bằng 0 nên x = 0

Khi đó 2 . 0 + 3 = y

Hay y = 3

Vậy giao điểm của (d) với trục hoành là \(\left( {\frac{{ - 3}}{2};0} \right)\), với trục tung là (0; 3).


Câu 30:

Cho tam giác ABC cân tại A có các đường cao AH và BK cắt nhau tại I. Chứng minh:

a) Đường tròn đường kính AI đi qua K.

b) HK là tiếp tuyến của đường tròn đường kính AI.

Xem đáp án

Lời giải

Media VietJack

a) Vì BK là đường cao của tam giác ABC nên \(\widehat {AKB} = 90^\circ \)

Suy ra tam giác AKI vuông tại K

Do đó K thuộc đường tròn đường kính AI

b) Gọi O là trung điểm của AI

Vì OA = OK nên tam giác OAK cân tại O

Suy ra \(\widehat {OAK} = \widehat {OK{\rm{A}}}\)

Vì tam giác BCK vuông ở K nên \(\widehat {KBC} + \widehat {KCB} = 90^\circ \) (trong tam giác vuông tổng hai góc nhọn bằng 90°)

Vì tam giác ACH vuông ở H nên \(\widehat {HAC} + \widehat {HCA} = 90^\circ \) (trong tam giác vuông tổng hai góc nhọn bằng 90°)

Suy ra \(\widehat {KBC} = \widehat {HAC}\)

\(\widehat {OAK} = \widehat {OK{\rm{A}}}\) (chứng minh trên)

Suy ra \(\widehat {KBC} = \widehat {OK{\rm{A}}}\)                           (1)

Vì tam giác ABC cân tại A, AH là đường cao

Nên AH là đường trung tuyến

Hay H là trung điểm của BC

Xét tam giác BCK vuông ở K có KH là trung tuyến

Suy ra BH = HK

Do đó tam giác BHK cân tại H

Suy ra \(\widehat {BHK} = \widehat {BKH}\)                            (2)

Từ (1) và (2) suy ra \(\widehat {AKO} = \widehat {BKH}\)

\(\widehat {AKO} + \widehat {OKB} = \widehat {AKB} = 90^\circ \)

Suy ra \(\widehat {BKO} + \widehat {BKH} = 90^\circ \)

Hay \(\widehat {HOK} = 90^\circ \)

Xét (O) có OH HK

Suy ra HK là tiếp tuyến của (O)

Vậy HK là tiếp tuyến của đường tròn đường kính AI.


Câu 31:

Cho tam giác ABC. Gọi I là điểm thỏa mãn \(\overrightarrow {IA} + 2\overrightarrow {IB} + 3\overrightarrow {IC} = \overrightarrow 0 \). Khi đó:
Xem đáp án

Lời giải

Đáp án đúng là: C

Ta có \(\overrightarrow {IA} + 2\overrightarrow {IB} + 3\overrightarrow {IC} = \overrightarrow 0 \)

\( \Leftrightarrow \overrightarrow {IA} + 2\overrightarrow {IA} + 2\overrightarrow {AB} + 3\overrightarrow {IA} + 3\overrightarrow {AC} = \overrightarrow 0 \)

\( \Leftrightarrow 6\overrightarrow {IA} + 2\overrightarrow {AB} + 3\overrightarrow {AC} = \overrightarrow 0 \)

\( \Leftrightarrow 6\overrightarrow {IA} = - 2\overrightarrow {AB} - 3\overrightarrow {AC} \)

\( \Leftrightarrow \overrightarrow {AI} = \frac{1}{3}\overrightarrow {AB} + \frac{1}{2}\overrightarrow {AC} \)

Vậy ta chọn đáp án C.


Câu 32:

Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn tâm O trực tâm H đường kính AD
a)
Chứng minh \(\overrightarrow {HB} + \overrightarrow {HC} = \overrightarrow {H{\rm{D}}} \).

b) Gọi M là trung điểm BC. Chứng minh \(\overrightarrow {AH} = 2\overrightarrow {OM} \).

c) Gọi H' là điểm đối xứng với H qua O. Chứng minh \(\overrightarrow {HA} + \overrightarrow {HB} + \overrightarrow {HC} = \overrightarrow {HH'} \).

d) Gọi D' là điểm đối xứng với B qua O. Chứng minh \(\overrightarrow {AH} = \overrightarrow {D'C} \).

Xem đáp án

Lời giải

Media VietJack

a) Kẻ đường cao BG, CF của tam giác ABC

Vì H là trực tâm nên H là giao điểm của BG và CF

Vì tam giác ABD nội tiếp (O) đường kính AD

Nên tam giác ABD vuông tại B, suy ra AB BD

Mà AB CF, do đó BD // CF (quan hệ từ vuông góc đến song song)

Vì tam giác ACD nội tiếp (O) đường kính AD

Nên tam giác ACD vuông tại C, suy ra AC CD

Mà AC BG, do đó BG // CD (quan hệ từ vuông góc đến song song)

Xét tứ giác BHCD có

BD // CF (chứng minh trên);

BG // CD (chứng minh trên)

Suy ra BHCD là hình bình hành

Do đó \(\overrightarrow {HB} + \overrightarrow {HC} = \overrightarrow {H{\rm{D}}} \).

b) Xét hình bình hành BHCD có M là trung điểm BC

BC, HD là hai đường chéo

Suy ra M là trung điểm của HD

Xét tam giác AHD có O là trung điểm của AD, M là trung điểm của HD

Suy ra OM là đường trung bình

Do đó \(OM = \frac{1}{2}AH\)

Suy ra \(\overrightarrow {AH} = 2\overrightarrow {OM} \)

c) Ta có \(\overrightarrow {HA} + \overrightarrow {HB} + \overrightarrow {HC} = \overrightarrow {HO} + \overrightarrow {OA} + \overrightarrow {HO} + \overrightarrow {OB} + \overrightarrow {HC} \)

\( = 2\overrightarrow {HO} + \overrightarrow {OA} + \overrightarrow {OB} + \overrightarrow {HC} = 2\overrightarrow {HO} + \overrightarrow {DO} + \overrightarrow {OB} + \overrightarrow {HC} \)

\( = 2\overrightarrow {HO} + \overrightarrow {DB} + \overrightarrow {HC} = 2\overrightarrow {HO} = \overrightarrow {HH'} \)

Vậy \(\overrightarrow {HA} + \overrightarrow {HB} + \overrightarrow {HC} = \overrightarrow {HH'} \).

d) Xét (O) có BCD’ và BAD’ nội tiếp (O) đường kính BD’

Suy ra BCD’ vuông tại A và BAD’ vuông tại C

Khi đó AB AD’ và BC CD’

Ta có AB CH, AB AD’ nên CH // AD’ (quan hệ từ vuông góc đến song song)

Ta có BC AH, BC CD’ nên AH // CD’ (quan hệ từ vuông góc đến song song)

Xét tứ giác AHCD’ có

CH // AD’ và AH // CD’ (chứng minh trên)

Suy ra AHCD’ là hình bình hành

Do đó AH = D’C

Suy ra \(\overrightarrow {AH} = \overrightarrow {D'C} \).

Câu 33:

Cho đường tròn (O; R), đường kính AB. Vẽ dây AC sao cho \(\widehat {CAB} = 30^\circ \). Trên tia đối của tia BA, lấy điểm M sao cho BM = R. Chứng minh:

a) MC là tiếp tuyến của đường tròn (O).

b) MC2 = 3R2.

Xem đáp án

Lời giải

Media VietJack

Ta có BM = R

OA = OB = R

B nằm giữa M và O (vì M thuộc tia đối của tia BA)

Suy ra B là trung điểm của OM

Vì tam giác ABC nội tiếp (O) đường kính AB

Nên tam giác ABC vuông tại C

Suy ra \(\widehat {CAB} + \widehat {CBA} = 90^\circ \) (trong tam giác vuông, tổng hai góc nhọn bằng 90°)

\(\widehat {CAB} = 30^\circ \), nên \(\widehat {CBA} = 60^\circ \)

Lại có tam giác OBC cân tại O (vì OB = OC)

Suy ra tam giác OBC đều. Do đó OB = CB, \(\widehat {COB} = 60^\circ \)

Mà OB = BM, suy ra \[{\rm{OB }} = BM = CM = \frac{1}{2}OM\]

Xét tam giác OCM có

\[{\rm{OB }} = BM = CM = \frac{1}{2}OM\]

CM là trung tuyến

Suy ra tam giác OCM vuông tại C

Do đó CO CM

Xét (O) có CO CM (chứng minh trên)

MC là tiếp tuyến của đường tròn (O)

b) Xét tam giác OCM vuông ở C có \(\widehat {COM} + \widehat {CMO} = 90^\circ \) (trong tam giác vuông, tổng hai góc nhọn bằng 90°)

\(\widehat {COM} = 60^\circ \), nên \(\widehat {CMO} = 30^\circ \)

Suy ra \(\widehat {CMO} = \widehat {CAM}\left( { = 30^\circ } \right)\)

Xét DMCB và DMAC có

\(\widehat {CMO} = \widehat {CAM}\) (chứng minh trên)

\(\widehat M\) là góc chung

Suy ra  (g.g)

Do đó \(\frac{{MC}}{{MA}} = \frac{{MB}}{{MC}}\)

Suy ra MC2 = MA . MB = (OA + OB + BM) . MB = 3R . R = 3R2.


Câu 34:

Gieo hai đồng tiền xu cân đối và đồng chất. Xác suất để xuất hiện hai mặt ngửa là bao nhiêu?
Xem đáp án

Lời giải

Ta có không gian mẫu  W = {SS; NN; SN; NS}.

Suy ra n(Ω) = 4

Gọi biến cố xuất hiện hai mặt ngửa là A.

Do đó A = {NN}, suy ra n(A) = 1.

Vậy xác suất để xuất hiện hai mặt ngửa là \(\frac{1}{4}\).


Câu 35:

Cho hệ phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}3x + 4y = 12\\mx + 2y = 6\end{array} \right.\).

a) Giải hệ phương trình với m = 1.

b) Tìm m để hệ phương trình có nghiệm x ℝ .

Xem đáp án

Lời giải

Với m = 1 ta có hệ phương trình:

\[\left\{ \begin{array}{l}3x + 4y = 12\\x + 2y = 6\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}3x + 4y = 12\\3x + 6y = 18\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}3x + 4y = 12\\2y = 6\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}3x + 4y = 12\\y = 3\end{array} \right.\]

\[ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}3x + 4.3 = 12\\y = 3\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}3x = 0\\y = 3\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 0\\y = 3\end{array} \right.\]

Vậy với m = 1 thì hệ phương trình có nghiệm duy nhất (x; y) = (0; 3).

b) Ta có:

\(\left\{ \begin{array}{l}3x + 4y = 12\\mx + 2y = 6\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}3x + 4y = 12\\2mx + 4y = 12\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}3x + 4y = 12\\\left( {2m - 3} \right)x = 0\left( * \right)\end{array} \right.\)

Để hệ phương trình có nghiệm x ℝ thì phương trình (*) có nghiệm x

Û 2m – 3 = 0 \( \Leftrightarrow m = \frac{3}{2}\).


Câu 36:

Giải hệ phương trình:

a) \(\left\{ \begin{array}{l}{x^3} + {y^3} = 1\\{x^2}y + 2{\rm{x}}{y^2} + {y^3} = 2\end{array} \right.\).

b) \(\left\{ \begin{array}{l}{y^2} = \left( {x + 8} \right)\left( {{x^2} + 2} \right)\\{y^2} - 4\left( {{\rm{x + 2}}} \right)y + 16 + 16{\rm{x}} - 5{{\rm{x}}^2} = 0\end{array} \right.\).

Xem đáp án

Lời giải

a) Ta có \(\left\{ \begin{array}{l}{x^3} + {y^3} = 1\\{x^2}y + 2{\rm{x}}{y^2} + {y^3} = 2\end{array} \right.\)

\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}2{x^3} + 2{y^3} = 2\\{x^2}y + 2{\rm{x}}{y^2} + {y^3} = 2\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{x^3} + {y^3} = 1\\2{{\rm{x}}^3} + {y^3} - {x^2}y - 2{\rm{x}}{y^2} = 0\end{array} \right.\)

\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{x^3} + {y^3} = 1\\{{\rm{x}}^2}\left( {2{\rm{x}} - y} \right) + {y^2}\left( {y - 2{\rm{x}}} \right) = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{x^3} + {y^3} = 1\\\left( {2{\rm{x}} - y} \right)\left( {{x^2} - {y^2}} \right) = 0\end{array} \right.\)

\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{x^3} + {y^3} = 1\\\left( {2{\rm{x}} - y} \right)\left( {x - y} \right)\left( {x + y} \right) = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{x^3} + {y^3} = 1\\\left[ \begin{array}{l}2{\rm{x}} - y = 0\\x - y = 0\\x + y = 0\end{array} \right.\end{array} \right.\)\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{x^3} + {y^3} = 1\\\left[ \begin{array}{l}2{\rm{x = y}}\\x = y\\x = - y\end{array} \right.\end{array} \right.\)

\[\left\{ \begin{array}{l}{x^3} + {y^3} = 1\\y = 2{\rm{x}}\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{x^3} + 8{{\rm{x}}^3} = 1\\y = 2{\rm{x}}\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = \sqrt[3]{{\frac{1}{9}}}\\y = 2{\rm{x}}\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = \sqrt[3]{{\frac{1}{9}}}\\y = 2\sqrt[3]{{\frac{1}{9}}}\end{array} \right.\]

Þ Hệ phương trình có nghiệm \(\left( {x;y} \right) = \left( {\sqrt[3]{{\frac{1}{9}}};2\sqrt[3]{{\frac{1}{9}}}} \right)\).

\(\left\{ \begin{array}{l}{x^3} + {y^3} = 1\\x = y\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}2{{\rm{x}}^3} = 1\\x = y\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{\rm{x}} = \sqrt[3]{{\frac{1}{2}}}\\x = y\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{\rm{x}} = \sqrt[3]{{\frac{1}{2}}}\\y = \sqrt[3]{{\frac{1}{2}}}\end{array} \right.\)

Þ Hệ phương trình có nghiệm \(\left( {x;y} \right) = \left( {\sqrt[3]{{\frac{1}{2}}};\sqrt[3]{{\frac{1}{2}}}} \right)\).

\[\left\{ \begin{array}{l}{x^3} + {y^3} = 1\\x = - y\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} - {y^3} + {y^3} = 1\\x = - y\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}0{y^3} = 1\left( {v\^o {\rm{ }}l\'i } \right)\\x = - y\end{array} \right.\]

Vậy hệ phương trình đã cho có tập nghiệm là \(S = \left\{ {\left( {\sqrt[3]{{\frac{1}{9}}};2\sqrt[3]{{\frac{1}{9}}}} \right);\left( {\sqrt[3]{{\frac{1}{2}}};\sqrt[3]{{\frac{1}{2}}}} \right)} \right\}\).

b) \(\left\{ \begin{array}{l}{y^2} = \left( {x + 8} \right)\left( {{x^2} + 2} \right)\\{y^2} - 4\left( {{\rm{x + 2}}} \right)y + 16 + 16{\rm{x}} - 5{{\rm{x}}^2} = 0\end{array} \right.\)

Ta có

Media VietJack

\(\left[ \begin{array}{l}x + y - 4 = 0\\y - 5{\rm{x}} - 4 = 0\end{array} \right.\)

\(\left[ \begin{array}{l}y = 4 - x\\y = 5{\rm{x + }}4\end{array} \right.\)

+) Nếu y = 5x + 4

y2 = (x + 8)(x2 + 2)

(5x + 4)2 = (x + 8)(x2 + 2)

25x2 – 40x + 16 = x3 + 2x + 8x2 + 16

x3 – 17x2 + 42x = 0

x(x2 – 17x + 42) = 0

x(x – 3)(x – 14) = 0

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 0 \Rightarrow y = 4\\x = 3 \Rightarrow y = 19\\x = 14 \Rightarrow y = 74\end{array} \right.\)

+) Nếu y = 4 – x

y2 = (x + 8)(x2 + 2)

(4 – x)2 = (x + 8)(x2 + 2)

x2 – 8x + 16 = x3 + 2x + 8x2 + 16

x3 + 7x2 + 10x = 0

x(x2 + 7x + 10) = 0

x(x + 2)(x + 5) = 0

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 0 \Rightarrow y = 4\\x = - 2 \Rightarrow y = 6\\x = - 5 \Rightarrow y = 9\end{array} \right.\)

Vậy hệ phương trình đã cho có tập nghiệm là S = {(0; 4); (3; 19); (14; 74); (0; 4); (–2; 6); (–5; 9)}.


Câu 37:

Chứng minh \(\frac{{{{\sin }^2}2{\rm{x}} - 4{{\sin }^2}x}}{{{{\sin }^2}2{\rm{x + }}4{{\sin }^2}x - 4}} = {\tan ^4}x\).
Xem đáp án

Lời giải

Ta có \(\frac{{{{\sin }^2}2{\rm{x}} - 4{{\sin }^2}x}}{{{{\sin }^2}2{\rm{x + }}4{{\sin }^2}x - 4}}\)

Media VietJack

= \(\frac{{ - 4{{\sin }^4}x}}{{ - 4c{\rm{o}}{{\rm{s}}^4}x}} = {\tan ^4}x\)

Vậy \(\frac{{{{\sin }^2}2{\rm{x}} - 4{{\sin }^2}x}}{{{{\sin }^2}2{\rm{x + }}4{{\sin }^2}x - 4}} = {\tan ^4}x\).


Câu 38:

Tìm m để 2 đường thẳng (d): y = (m + 2)x + 2m2 + 1 và (d'): y = 3x + 3 cắt nhau tại 1 điểm trên trục tung.
Xem đáp án

Lời giải

Để (d) và (d’) cắt nhau thì m + 2 ≠ 3 Û m ≠ 1.

Hoành độ giao điểm của (d) và (d’) là nghiệm của phương trình

(m + 2)x + 2m2 + 1 = 3x + 3

(m + 2)x3x = 32m2 – 1

(m – 1)x = 22m2

(m – 1)x = 2(1 – m)(1 + m)

\( \Leftrightarrow x = \frac{{\left( {1 - m} \right)\left( {1 + m} \right)}}{{\left( {m - 1} \right)}} = - m - 1\) (do m ≠ 1)

Hai đường thẳng (d) và (d’) cắt nhau trên trục tung suy ra x = 0

– 1 – m = 0

– 1 = m (thỏa mãn)

Vậy m = – 1.


Câu 39:

Cho đường thẳng d1: y = 3mx – m2 và d2: y = 3x + m – 2. Tìm m để d1 và d2 cắt nhau tại một điểm trên trục tung.
Xem đáp án

Lời giải

Để d1 và d2 cắt nhau thì 3m ≠ 3 Û m ≠ 1.

Phương trình hoành độ giao điểm của d1 và d2 là:

3mx – m2 = 3x + m – 2

Û (3m – 3)x = m2 + m – 2

\( \Leftrightarrow x = \frac{{{m^2} + m - 2}}{{3m - 3}}\) (do m ≠ 1)

\( \Leftrightarrow x = \frac{{\left( {m - 1} \right)\left( {m + 2} \right)}}{{3\left( {m - 1} \right)}} = \frac{{m + 2}}{3}\)

Để d1 và d2 cắt nhau tại một điểm trên trục tung thì hoành độ giao điểm bằng 0

\( \Leftrightarrow \frac{{m + 2}}{3} = 0 \Leftrightarrow m = - 2\left( {tm} \right)\)

Vậy m = – 2.


Câu 40:

Cho đường tròn tâm O bán kính R và một điểm M nằm ngoài đường tròn. Qua M kẻ tiếp tuyến MA với đường tròn (A là tiếp điểm). Tia Mx nằm giữa MA và MO cắt đường tròn (O; R) tại 2 điểm C và D (C nằm giữa M và D). Gọi I là trung điểm của dây CD, kẻ AH vuông góc với MO tại H.

a) Chứng minh OH . OM không đổi.

b) Chứng minh bốn điểm M, A, I, O cùng thuộc 1 đường tròn.

c) Gọi K là giao điểm của OI với HA. Chứng minh KC là tiếp tuyến của đường tròn (O; R).

Xem đáp án

Lời giải

Media VietJack

a) Vì MA là tiếp tuyến của (O) nên MA OA

Xét tam giác AMO vuông tại A có AH OM

Suy ra OH . OM = OA2 = R2

Vì R không đổi nên OH . OM không đổi.

b) Vì OC = OD nên ΔOCD cân tại O

Mà OI là đường trung tuyến, nên OI CD

Xét tứ giác OIAM có

\(\widehat {OIM} = \widehat {OAM}\left( { = 90^\circ } \right)\)

Nên OIAM là tứ giác nội tiếp

Vậy bốn điểm M, A, I, O cùng thuộc 1 đường tròn.

c) Xét ΔOHK và ΔOIM có

\(\widehat {OHK} = \widehat {OIM}\left( { = 90^\circ } \right)\)

\(\widehat {HOK}\) là góc chung

Suy ra  (g.g)

Do đó \(\frac{{OH}}{{OI}} = \frac{{OK}}{{OM}}\)

Suy ra OI . OK = OH . OM = R2 = OC2

Do đó \(\frac{{OC}}{{OK}} = \frac{{OI}}{{OC}}\)

Xét ΔOCK và ΔOIC có

\(\frac{{OC}}{{OK}} = \frac{{OI}}{{OC}}\)

\(\widehat O\) là góc chung

Suy ra  (g.g)

Do đó \(\widehat {OCK} = \widehat {OIC} = 90^\circ \) (hai góc tương ứng)

Hay OC OK

Suy ra KC là tiếp tuyến của (O).


Câu 41:

Hình dưới đây có bao nhiêu hình tam giác, bao nhiêu hình tứ giác?
Media VietJack
Xem đáp án

Lời giải

Trong hình vẽ trên có 5 hình tam giác và 5 hình tứ giác

Vậy ta chọn đáp án D.


Câu 42:

Cho hàm số y = (k – 3)x + k’ (d). Tìm các giá trị của k, k’ để đường thẳng (d)

a) Đi qua điểm A(1; 2) và B(– 3; 4).

b) Cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng \(1 - \sqrt 2 \) và cắt trục hoành tại điểm có hoành độ \(1 + \sqrt 2 \).

c) Cắt đường thẳng 2y – 4x + 5 = 0.

d) Song song với đường thẳng y – 2x – 1 = 0.

e) Trùng với đường thẳng 3x + y – 5 = 0.

Xem đáp án

Lời giải

a) Đường thẳng (d) đi qua hai điểm A(1; 2) và B(– 3; 4)

\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}2 = \left( {k - 3} \right).1 + k'\\4 = \left( {k - 3} \right).\left( { - 3} \right) + k'\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}k + k' = 5\\k' - 3k = - 5\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}k + k' = 5\\4k = 10\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}k' = \frac{5}{2}\\k = \frac{5}{2}\end{array} \right.\)

Vậy hàm số có dạng \(y = \frac{{ - 1}}{2}x + \frac{5}{2}\).

b) Đường thẳng (d) cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng \(1 - \sqrt 2 \) và cắt trục hoành tại điểm có hoành độ \(1 + \sqrt 2 \)nên (d) đi qua hai điểm \(\left( {0;1 - \sqrt 2 } \right),\left( {1 + \sqrt 2 ;0} \right)\)

\( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}1 - \sqrt 2 = \left( {k - 3} \right).0 + k'\\0 = \left( {k - 3} \right).\left( {1 + \sqrt 2 } \right) + k'\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}k' = 1 - \sqrt 2 \\0 = \left( {1 + \sqrt 2 } \right)k - 3 - 3\sqrt 2 + 1 - \sqrt 2 \end{array} \right.\)

\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}k' = 1 - \sqrt 2 \\k = \frac{{2 + 4\sqrt 2 }}{{1 + \sqrt 2 }}\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}k' = 1 - \sqrt 2 \\k = \frac{{\left( {2 + 4\sqrt 2 } \right)\left( {1 - \sqrt 2 } \right)}}{{1 - 2}}\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}k' = 1 - \sqrt 2 \\k = - 6 + 2\sqrt 2 \end{array} \right.\)

Vậy hàm số có dạng \(y = \left( { - 6 + 2\sqrt 2 } \right)x + 1 - \sqrt 2 \).

c) Ta có 2y – 4x + 5 = 0 \( \Leftrightarrow y = 2{\rm{x}} - \frac{5}{2}\)

Để đường thẳng (d) cắt đường thẳng 2y – 4x + 5 = 0 thì  k – 3 ≠ 2

k ≠ 5.

d) Ta có y – 2x – 1 = 0 y = 2x + 1

Để đường thẳng (d) song song với đường thẳng y – 2x – 1 = 0 thì  \(\left\{ \begin{array}{l}k - 3 = 2\\k' \ne 1\end{array} \right.\)

\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}k = 5\\k' \ne 1\end{array} \right.\).

e) Ta có 3x + y – 5 = 0 y = – 3x + 5

Để đường thẳng (d) trùng với đường thẳng 3x + y – 5 = 0 thì \(\left\{ \begin{array}{l}k - 3 = - 3\\k' = 5\end{array} \right.\)

\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}k = 0\\k' = 5\end{array} \right.\).


Câu 43:

Một mảnh vườn hình chữ nhật được chia làm 2 phần để trồng hành và trồng cà rốt. Trong đó diện tích trồng cà rốt gấp 5 lần diện tích trồng hành, chu vi đất trồng cà rốt lớn hơn chu vi đất trồng hành 936 m. Biết chiều rộng mảnh vườn ban đầu là 327 m. Hỏi chu vi mảnh ruộng ban đầu là bao nhiêu dam?
Xem đáp án

Lời giải

Vì diện tích trồng cà rốt gấp 5 lần diên tích trồng hành nên cạnh còn lại của diện tích trồng cà rốt gấp 5 lần cạnh còn lại của phần trồng hành

Cạnh còn lại của diện tích trồng hành là:

936 : 2 : (5 1) × 1 = 117 (m)

Cạnh còn lại của diện tích trồng cà rốt là:

117 × 5 = 585 (m)

Chiều dài của mảnh đất ban đầu là:

117 + 585 = 702 (m)

Chu vi mảnh ruộng ban đầu là

(702 + 327) × 2 = 2058 (m) = 205,8 (dam)

Vậy chu vi mảnh ruộng ban đầu là 205,8 dam.


Câu 44:

Một mảnh vườn hình chữ nhật được chia thành hai phần là hai hình bằng nhau có cạnh 4m. Tính chu vi mảnh vườn hình chữ nhật.
Xem đáp án

Lời giải

Chiều dài của mảnh vườn đó là:

4 + 4 = 8 (m)

Chu vi của mảnh vườn đó là:

(8 + 4) × 2 = 24 (m)

Vậy chu vi mảnh vườn đó là 24 m.


Câu 45:

Tính nhanh:

a) (– 2012 + 789) + (– 211) + (– 1012 1789).

b) – 72 . 17 + 72 . 31 – 72 . 114.

c) 512 . (2 – 128) – 128 . (– 512)..

d) 120 . (5 – 117) – 117 . (– 120)

Xem đáp án

Lời giải

a) (– 2012 + 789) + (– 211) + (– 1012 1789)

= 2012 789 211 1012 1789 

= ( 2012 1012 )  789 1789  211 

= 1000  211 789 1789 

= 789 789 1789 

= 0 1789

= 1789.

b) – 72 . 17 + 72 . 31 – 72 . 114

= 72 . (17 + 114 31)

= 72 . (131 31)

= 72 . 100

= 7200.

c) 512 . (2 – 128) – 128 . (– 512)

= 512 . 2 – 512 . 128 + 128 . 512

= 512 . 2 + 0

= 1024.

d) 120 . (5 – 117) – 117 . (– 120)

= 120 . 5 – 120 . 117 + 117 . 120

= 120 . 5 – 0

= 600.


Câu 46:

Thực hiện phép tính \(\frac{1}{{1 - x}} + \frac{{2{\rm{x}}}}{{{x^2} - 1}}\).
Xem đáp án

Lời giải

Ta có

\(\frac{1}{{1 - x}} + \frac{{2{\rm{x}}}}{{{x^2} - 1}} = \frac{{x + 1}}{{\left( {1 - x} \right)\left( {1 + x} \right)}} - \frac{{2{\rm{x}}}}{{\left( {1 - x} \right)\left( {1 + x} \right)}} = \frac{{x + 1 - 2{\rm{x}}}}{{\left( {1 - x} \right)\left( {1 + x} \right)}} = \frac{{1 - {\rm{x}}}}{{\left( {1 - x} \right)\left( {1 + x} \right)}} = \frac{1}{{x + 1}}\)

Vậy \(\frac{1}{{1 - x}} + \frac{{2{\rm{x}}}}{{{x^2} - 1}} = \frac{1}{{x + 1}}\).


Câu 47:

Ba tổ công nhân có mức sản xuất tỉ lệ với 5, 4, 3. Tổ I tăng năng suất lên 10%, tổ II tăng năng suất lên 20%, tổ III tăng năng suất lên 10%. Do đó trong cùng một thời gian, tổ I làm được nhiều hơn tổ II là 7 sản phẩm. Tính số sản phẩm mỗi tổ làm được trong thời gian đó.
Xem đáp án

Lời giải

Vì mức sản xuất của 3 tổ công nhân tỉ lệ với 5; 4; 3 nên ta gọi mức sản xuất của 3 tổ lần lượt là 5a; 4a; 3a ( với a ℕ và a > 0)

Tổ I tăng năng suất 10% , tổ II tăng năng suất 20%, tổ III tăng năng suất 10% nên mức sản xuất của 3 tổ là:

• Tổ I: 5a + 5a . 10 % = 5,5a;

• Tổ II: 4a + 4a . 20 % = 4,8a;

• Tổ III: 3a + 3a . 10% = 3,3a.

Trong cùng 1 thời gian, tổ I làm nhiều hơn tổ II 7 sản phẩm nên:

5,5a – 4,8a = 7

0,7a = 7

a = 10

Số sản phẩm tổ I làm trong thời gian đó là: 10.5,5 = 55 (sản phẩm).

Số sản phẩm tổ II làm trong thời gian đó là: 10.4,8 = 48 (sản phẩm).

Số sản phẩm tổ III làm trong thời gian đó là: 10.3,3 = 33 (sản phẩm).


Bắt đầu thi ngay