IMG-LOGO

Trắc nghiệm tổng hợp môn Toán 2023 có đáp án (Phần 25)

  • 11330 lượt thi

  • 62 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Cho x ℕ. Hãy chứng minh \({x^2} + 1\)không chia hết cho 4.

Xem đáp án

Giả sử như mệnh đề trên đúng: \({n^2} + 1\) chia hết cho 4

* Nếu n chẵn: n = 2k, k N

\( \Rightarrow {n^2} + 1 = 4{k^2} + 1\) không chia hết cho 4.

* Nếu n lẻ: n = 2k + 1

\( \Rightarrow {n^2} + 1 = 4{k^2} + 4k + 2 \Rightarrow {n^2} + 1 = 4k\left( {k + 1} \right) + 2\) không chia hết cho 4.

k, k + 1 là 2 số tự nhiên liên tiếp.


Câu 2:

Cho n ℕ, chứng minh rằng \({n^2} + n + 1\) không chia hết cho 4 và không chia hết cho 5.

Xem đáp án

\({n^2} + n + 1 = n\left( {n + 1} \right) + 1\)\(n\left( {n + 1} \right) \vdots 2\).

Nên n(n + 1) + 1 lẻ nên không chia hết cho 4

Ta chứng minh: \({n^2} + n\) không chia 5 dư 4; n chia 5 dư 0 thì đúng; 1 cũng đúng;...

Nên \({n^2} + n + 1\) không chia 5 dư 4 + 1 = 5 hay 0 nên có đpcm.


Câu 3:

Cho phương trình \(\cot x = \sqrt 3 \). Tính các nghiệm của phương trình ?

Xem đáp án

Ta có: \(\cot x = \sqrt 3 = \cot \frac{\pi }{6}\)

\( \Leftrightarrow x = \frac{\pi }{6} + k\pi \left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\).


Câu 4:

Giá trị của

\(M = {\cos ^2}15 + {\cos ^2}25 + {\cos ^2}35 + {\cos ^2}45 + {\cos ^2}105 + {\cos ^2}115 + {\cos ^2}125\)là ?

Xem đáp án

\(M = {\cos ^2}15 + {\cos ^2}25 + {\cos ^2}35 + {\cos ^2}45 + {\cos ^2}105 + {\cos ^2}115 + {\cos ^2}125\)

\( = {\cos ^2}15 + {\cos ^2}25 + {\cos ^2}35 + {\cos ^2}45 + {\sin ^2}15 + {\sin ^2} + {\sin ^2}25 + {\sin ^2}35\)

\( = \left( {{{\cos }^2}15 + {{\sin }^2}15} \right)\left( {{{\sin }^2}25 + {{\cos }^2}25} \right) + \left( {{{\cos }^2}35 + {{\sin }^2}35} \right) + {\cos ^2}45\)

= 1 + 1 + 1 + \(\frac{1}{2} = \frac{7}{2}\).


Câu 5:

Một đơn vị bộ đội chuẩn bị 768 kg lương thực đủ cho 80 người ăn trong 12 ngày luyện tập. Trước ngày tập trung quân ban chỉ huy báo về là số người sẽ tăng gấp 3 số dự kiến. Vậy để đủ ăn trong số ngày luyện tập như dự kiến đơn vị đó phải mua thêm số lương thực là ?

Xem đáp án

Mỗi người ăn hết số kg lương thực trong 12 ngày là: 768 : 12 = 64 (kg)

Số người sau khi tăng lên gấp 3 của đơn vị là: 12 x 3 = 36 (người)

Số lương thực cần cho 36 người là: 36 x 64 = 2304 (kg)

Số lương thực cần mua thêm là: 2304 – 768 = 1536 (kg).


Câu 6:

∆ABC có \(\widehat A = 120^\circ \). Khẳng định nào sau đây đúng ?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Áp dụng định lí côsin tại đỉnh A ta có: \({a^2} = {b^2} + {c^2} - 2bc.\cos A\)

\( \Rightarrow {a^2} = {b^2} + {c^2} - 2bc.\cos 120^\circ = {b^2} + {c^2} + bc\).


Câu 7:

Trên các cạnh AB, BC, CA của ∆ABC lần lượt lấy 2, 4, n (n > 3) điểm phân biệt (các điểm không trùng với các đỉnh của tam giác). Tìm n, biết rằng số tam giác có các đỉnh thuộc n + 6 điểm đã cho là 247.

Xem đáp án

Nhận xét: Mỗi tam giác được lập thành do một cách chọn 3 điểm sao cho 3 điểm đó không thẳng hàng tức là không cùng nằm trên một cạnh của ∆ABC.

Chọn ngẫu nhiên 3 điểm từ n + 6 điểm đã cho có: \(C_{n + 6}^3\) cách.

Chọn 3 điểm chỉ nằm trên đúng 1 cạnh của ∆ABC có: \(C_4^3 + C_n^3\) (cách).

Số tam giác lập thành là: \(C_{n + 6}^3 - \left( {C_4^3 + C_n^3} \right) = 247\)

\( \Leftrightarrow \frac{{\left( {n + 6} \right)!}}{{3!.\left( {n + 3} \right)!}} - \left( {4 + \frac{{n!}}{{3!.\left( {n - 3} \right)!}}} \right) = 247\)\( \Leftrightarrow \frac{{\left( {n + 6} \right)\left( {n + 5} \right)\left( {n + 4} \right)}}{6} - \left( {4 + \frac{{n\left( {n - 1} \right)\left( {n - 2} \right)}}{6}} \right) = 247\)

\( \Leftrightarrow \left( {n + 6} \right)\left( {n + 5} \right)\left( {n + 4} \right) - n\left( {n - 1} \right)\left( {n - 2} \right) = 1506\)

\( \Leftrightarrow 18{n^2} + 72n - 1386 = 0 \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{n = - 11\left( L \right)}\\{n = 7\left( {TM} \right)}\end{array}} \right.\)

Vậy n = 7.


Câu 8:

Tính GTLN của diện tích 1 tam giác biết 3 trong 2 cạnh của nó là 5 và 8.

Xem đáp án

Giả sử AB = 5, AC = 8. Xét trường hợp \(\widehat {BAC}\) nhọn:

Áp dụng công thức sau: \({S_{ABC}} = \frac{1}{2}AB.AC.\sin \widehat {BAC}\) với \(\widehat {BAC}\) nhọn.

Do \(\sin \widehat {BAC} < 1\)nên \({S_{ABC}} < \frac{{AB.AC}}{2}\)

Xét trường hợp \(\widehat {BAC}\)tù. Có công thức sau đây: \({S_{ABC}} = \frac{1}{2}AB.AC.\sin \left( {180^\circ - \widehat {BAC}} \right)\)

Lập luận tương tự vẫn có \({S_{ABC}} < \frac{{AB.AC}}{2}\)

Trường hợp \(\widehat {BAC}\) vuông ta có \({S_{ABC}} = \frac{{AB.AC}}{2}\)

Vậy GTLN của \({S_{ABC}}\)\(\frac{{AB.AC}}{2} = 20.\)


Câu 9:

Tìm m để phương trình 3sinx – 4cosx = 2m có nghiệm ?

Xem đáp án

3sinx – 4cosx = 2m

Để phương trình có nghiệm: \({a^2} + {b^2} \ge {c^2}\)

\( \Leftrightarrow {3^2} + {4^2} \ge {\left( {2m} \right)^2} \Leftrightarrow 9 + 16 \ge 4{m^2}\)

\( \Leftrightarrow 25 \ge 4{m^2} \Leftrightarrow {m^2} \le \frac{{25}}{4} \Leftrightarrow - \frac{5}{2} \le m \le \frac{5}{2}\)

Vậy với m \(\left[ { - \frac{5}{2};\frac{5}{2}} \right]\) thì phương trình có nghiệm.


Câu 10:

Giải phương trình: \({x^2} - 2x = 0\).

Xem đáp án

\({x^2} - 2x = 0 \Leftrightarrow x\left( {x - 2} \right) = 0\)

\( \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{x = 0}\\{x - 2 = 0}\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{x = 0}\\{x = 2}\end{array}} \right.\).


Câu 11:

Tìm x biết: \({x^3} - 4x = 0\).

Xem đáp án

\({x^3} - 4x = 0 \Leftrightarrow x\left( {{x^2} - 4} \right) = 0\)

\( \Leftrightarrow x\left( {x - 2} \right)\left( {x + 2} \right) = 0 \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{x = 0}\\{x = 2}\\{x = - 2}\end{array}} \right.\).


Câu 12:

Xác định a để đa thức \(10{x^2} - 7x + a\)chia hết cho (2x – 3).

Xem đáp án

\(\left( {10{x^2} - 7x + a} \right) \vdots \left( {2x - 3} \right)\)

Xác định a để đa thức 10x^2 - 7x + a chia hết cho (2x - 3) (ảnh 1)

Để \(10{x^2} - 7x + a\) chia hết cho 2x – 3 thì a + 12 = 0 a = – 12.


Câu 13:

Xếp 5 người A, B, C, D, E ngẫu nhiên vào 1 chiếc ghế có 5 chỗ ngồi. Tính xác suất để C ngồi chính giữa.

Xem đáp án

Có 1 cách xếp C chính giữa

4 người còn lại hoán vị có 4! Cách xếp.

Xác suất C ngồi giữa: \(\frac{{4!}}{{5!}} = \frac{1}{5}\).


Câu 14:

Xếp ngẫu nhiên 5 học sinh A, B, C, D, E ngồi vào 1 dãy 5 ghế thẳng hàng (mỗi bạn ngồi 1 ghế). Tính xác suất để 2 bạn A và B không ngồi cạnh nhau.

Xem đáp án

Xếp 5 học sinh A, B, C, D, E vào 1 dãy 5 ghế thẳng hàng có 5! cách xếp n(Ω) = 5! =120.

Gọi X là biến cố: “2 bạn A và B không ngồi cạnh nhau” Biến cố đối \(\overline X \): “ 2 bạn A và B ngồi cạnh nhau”

Buộc 2 bạn A và B coi là 1 phần tử, có 2! Cách đổi chỗ 2 bạn A và B trong buộc này.

Bài toán trở thành xếp 4 bạn (AB), C, D, E vào dãy 4 ghế thẳng hàng Có 4! cách xếp.

\( \Rightarrow n\left( {\overline X } \right) = 2!.4! = 48\)

\( \Rightarrow P\left( {\overline X } \right) = \frac{{n\left( {\overline X } \right)}}{{n\left( \Omega \right)}} = \frac{{48}}{{120}} = \frac{2}{5}\)

Vậy P(X) = 1 \(P\left( {\overline X } \right) = 1 - \frac{2}{5} = \frac{3}{5}\).


Câu 15:

Tính đạo hàm của hàm số \(y = \left( {{x^2} + 2x} \right){e^{ - x}}\)?

Xem đáp án

\(y = \left( {{x^2} + 2x} \right){e^{ - x}}\)

\(y' = {\left( {{x^2} + 2x} \right)^\prime }.{e^{ - x}} + \left( {{x^2} + 2x} \right).{\left( {{e^{ - x}}} \right)^\prime }\)

    \( = \left( {2x + 2} \right).{e^{ - x}} + \left( {{x^2} + 2x} \right).\left( { - {e^{ - x}}} \right)\)

    \( = \left( {2x + 2} \right).{e^{ - x}} - \left( {{x^2} + 2x} \right).{e^{ - x}}\)

     \( = {e^{ - x}}\left( {2x + 2 - {x^2} - 2x} \right) = \left( { - {x^2} + 2} \right).{e^{ - x}}\).


Câu 16:

Cho hình thang cân ABCD có đáy lớn AB = 30 cm, đáy nhỏ CD = 10 cm và \(\widehat A\)= 60°. Tính cạnh BC. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của AB và CD. Tính MN?

Xem đáp án
Cho hình thang cân ABCD có đáy lớn AB = 30 cm, đáy nhỏ CD = 10 cm và  (ảnh 1)

Hạ đường cao CH và DK. DK // CH và DC // HK

DCHK là hình bình hành có \(\widehat H = 90^\circ \)

DCHK là hình chữ nhật HK = DC = 10 cm

Xét ∆DAK = ∆CBH có:

\(\widehat H = \widehat K = 90^\circ \), AD = CB ( ABCD là hình thang cân)

\(\widehat A = \widehat B\)( ABCD là hình thang cân)

\( \Rightarrow BH = AK = \frac{{\left( {AB - HK} \right)}}{2} = 10\) cm

Xét ∆CBH vuông tại H và có \(\widehat B = 60^\circ \)

\( \Rightarrow \widehat C = 30^\circ \Rightarrow BC = 2BH = 20\)cm

N là trung điểm AB N là trung điểm HK

\( \Rightarrow MN = CH = \sqrt {{{20}^2} - {{10}^2}} = 10\sqrt 3 \)(cm)


Câu 17:

Chứng minh biểu thức sau lớn hơn 0 \(\forall x\): \(A = {x^2} + 6x - 11\).

Xem đáp án

\(A = {x^2} + 6x - 11\)

\(A = \left( {{x^2} + 2.3x + 9} \right) - 9 - 11\)

\(A = {\left( {x + 3} \right)^2} - 20 > 0\forall x\).


Câu 18:

Tìm nghiệm của phương trình \(\sqrt 3 \cos x + {\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{inx}} = - 2\)?

Xem đáp án

\(PT \Leftrightarrow \frac{{\sqrt 3 }}{2}\cos x + \frac{1}{2}\sin x = - 1 \Leftrightarrow \sin \left( {x + \frac{\pi }{3}} \right) = - 1\)

\( \Leftrightarrow x + \frac{\pi }{3} = - \frac{\pi }{2} + k2\pi \Leftrightarrow x = - \frac{{5\pi }}{6} + k2\pi ,k \in \mathbb{Z}\).


Câu 19:

Rút gọn biểu thức \(\frac{{{a^2} + \sqrt a }}{{a - \sqrt a + 1}} - \frac{{2a + \sqrt a }}{{\sqrt a }} + 1\).

Xem đáp án

A = \(\frac{{{a^2} + \sqrt a }}{{a - \sqrt a + 1}} - \frac{{2a + \sqrt a }}{{\sqrt a }} + 1\). ĐK: a > 0

\(A = \frac{{\sqrt a \left( {\sqrt {{a^3}} + 1} \right)}}{{a - \sqrt a  + 1}} - \frac{{\sqrt a \left( {2\sqrt a + 1} \right)}}{{\sqrt a }} + 1\)

\(A = \frac{{\sqrt a \left( {\sqrt a + 1} \right)\left( {a - \sqrt a + 1} \right)}}{{a - \sqrt a + 1}} - \left( {2\sqrt a + 1} \right) + 1\)

\(A = \sqrt a \left( {\sqrt a + 1} \right) - 2\sqrt a - 1 + 1\)

\(A = a + \sqrt a - 2\sqrt a = a - \sqrt a \).


Câu 20:

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho \(\overrightarrow v = \left( {1;1} \right)\). Phép tịnh tiến theo \(\overrightarrow v \) biến đường thẳng ∆: x – 1 = 0 thành đường thẳng ∆’ có phương trình là ?

Xem đáp án

Ta có \({T_{\overrightarrow v }}\left( \Delta \right) = \Delta ' \to \Delta '\) song song hoặc trùng với ∆ ∆’: x + c = 0

Chọn M(1; 1) ∆. Gọi M’(x; y) = \({T_{\overrightarrow v }}\left( M \right) \leftrightarrow \overrightarrow {MM'} = \overrightarrow v \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x - 1 = 1}\\{y - 1 = 1}\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x = 2}\\{y = 2}\end{array}} \right.\).

→ M’(2; 2) ∆’ nên 2 + c = 0 c = – 2 → ∆’: x – 2 = 0.


Câu 21:

Hình thang vuông ABCD có \(\widehat A = \widehat D = 90^\circ ,\)AB = AD = 2 cm, DC = 4 cm. Tính các góc của hình thang ?

Xem đáp án
Hình thang vuông ABCD có góc A = góc D = 90 độ, AB = AD = 2 cm, DC = 4 cm (ảnh 1)

Kẻ BH CD

Ta có: AD CD (Vì ABCD là hình thang vuông có \(\widehat A = \widehat D = 90^\circ \)) BH // AD

Hình thang ABHD có 2 cạnh bên song song nê HD = AB và BH = AD

AB = AD = 2 cm (gt) BH = HD = 2 cm

CH = CD – HD = 4 - 2 = 2 (cm)

∆BHC vuông cân tại H

Do đó, \(\widehat {HBC} = \widehat C\)

Lại có: \(\widehat {HBC} = \widehat C\) = 90° (tính chất tam giác vuông) \( \Rightarrow \widehat C = 45^\circ \)

\(\widehat B + \widehat C = 180^\circ \)( 2 góc trong cùng phía bù nhau) \( \Rightarrow \widehat B = 180^\circ - 45^\circ = 135^\circ \).


Câu 22:

Cho nửa đường tròn tâm O đường kính AB, tiếp tuyến Ax. Gọi C là 1 điểm trên nửa đường tròn. Tia phân giác của \(\widehat {CAx}\) cắt nửa đường tròn tại E, AE và BC cắt nhau tại K. Chứng minh:

a. ABK cân tại B.

b. Gọi I là giao điểm của AC và BE. Chứng minh: KI // Ax.

c. Chứng minh: OE // BC.

d. BI cắt Ax tại F. Chứng minh: tứ giác AIKF là hình thoi.

Xem đáp án
Cho nửa đường tròn tâm O đường kính AB, tiếp tuyến Ax. Gọi C là 1 điểm trên  (ảnh 1)

a. Ta có Bx là phân giác \(\widehat {ABC}\) BE là phân giác \(\widehat {ABK}\)

Vì AB là đường kính của (O) BE EA BE AK ∆ABK cân tại B.

b. AB là đường kính của (O) AC BC CA BK

Mà BE AK I là trực tâm ∆KAB KI AB KI // Ax.

c. Ta có ∆BAK cân tại B, BE AK E là trung điểm AK

Lại có O là trung điểm AB

OE là đường trung bình ∆ABK OE // BK OE // BC.

d. Ta có KI // AF

\( \Rightarrow \frac{{EI}}{{EF}} = \frac{{EK}}{{EA}} = 1\) vì E là trung điểm AK

EF = EI E là trung điểm FIFI

Ta có AK FI = \(\left\{ E \right\}\)là trung điểm mỗi đường AIKF là hình thoi.


Câu 23:

Tìm GTLN của hàm số y = sinx + cosx ?

Xem đáp án

y = sinx + cosx \(y' = \cos x - \sin x\)

\(y' = 0 \Leftrightarrow \cos x - \sin x = 0 \Leftrightarrow \cos x = \sin x\)

\({\sin ^2}x + {\cos ^2}x = 1 \Rightarrow {\sin ^2}x = \frac{1}{2} \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{\sin x = \frac{1}{{\sqrt 2 }} \Rightarrow \cos x = \frac{1}{{\sqrt 2 }}}\\{\sin x = - \frac{1}{{\sqrt 2 }} \Rightarrow \cos x = - \frac{1}{{\sqrt 2 }}}\end{array}} \right.\)

Với \(\sin x = \frac{1}{{\sqrt 2 }};\cos x = \frac{1}{{\sqrt 2 }} \Rightarrow y = \frac{1}{{\sqrt 2 }} + \frac{1}{{\sqrt 2 }} = \sqrt 2 \)

Với \(\sin x = - \frac{1}{{\sqrt 2 }};\cos x = - \frac{1}{{\sqrt 2 }} \Rightarrow y = - \frac{1}{{\sqrt 2 }} - \frac{1}{{\sqrt 2 }} = - \sqrt 2 \)

Vậy \(Ma{x_y} = \sqrt 2 ;Mi{n_y} = - \sqrt 2 \).


Câu 24:

Tổng các nghiệm của phương trình \(\frac{{\sin x}}{{\cos x - 1}} = 0\) trong (0; 2π).

Xem đáp án

\(\frac{{\sin x}}{{\cos x - 1}} = 0\) ( x ≠ k2\(\pi \))

\( \Rightarrow \sin x = 0 \Rightarrow x = k\pi \Rightarrow S = \left\{ \pi \right\}\)

Tổng các nghiệm là \(\pi \).


Câu 25:

Giải phương trình sau: \(3\cos x + 2\left| {\sin x} \right| = 2\).

Xem đáp án

Đặt cosx = a; \(\left| {\sin x} \right| = b\)

Ta có hệ phương trình sau: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{3a + 2b = 2}\\{{a^2} + {b^2} = 1}\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{b = \frac{{2 - 3a}}{2}}\\{{a^2} + {b^2} = 1}\end{array}} \right.\)

\( \Rightarrow {a^2} + {\left( {\frac{{2 - 3a}}{2}} \right)^2} = 1 \Rightarrow 4{a^2} + {\left( {2 - 3a} \right)^2} = 4\)

\( \Leftrightarrow 13{a^2} - 12a = 0 \Rightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{a = 0}\\{a = \frac{{12}}{{13}}}\end{array}} \right.\)

a = 0 cosx = 0; sinx = ± 1

\( \Rightarrow x = \frac{\pi }{2} + k2\pi \) hoặc \(x = \frac{\pi }{2} + \left( {2k + 1} \right)\pi \) với x

\(a = \frac{{12}}{{13}} \Rightarrow 2\left| {\sin x} \right| = 2 - 3\cos x < 0\) (loại).


Câu 26:

Giải phương trình: \({\left( {\sin \frac{x}{2} + \cos \frac{x}{2}} \right)^2} + \sqrt 3 \cos x = 2\).

Xem đáp án

\({\left( {\sin \frac{x}{2} + \cos \frac{x}{2}} \right)^2} + \sqrt 3 \cos x = 2\)

\( \Leftrightarrow 1 + 2\sin \frac{x}{2}.\cos \frac{x}{2} + \sqrt 3 \cos x = 2\)

\( \Leftrightarrow \sin x + \sqrt 3 \cos x = 1 \Leftrightarrow \frac{1}{2}\sin x + \frac{{\sqrt 3 }}{2}\cos x\)(chia cả 2 vế cho 2)

\( \Leftrightarrow \cos \left( {x - \frac{\pi }{6}} \right) = \frac{1}{2} = \cos \frac{\pi }{3}\)

\( \Leftrightarrow x - \frac{\pi }{6} = \frac{\pi }{3} + k\pi \Leftrightarrow x = \frac{\pi }{2} + k\pi \left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\).


Câu 27:

Cho các mệnh đề:

(1) “ Nếu \(\sqrt 3 \)là số vô tỉ thì 3 là số hữu tỉ”

(2) “ Nếu tứ giác là hình thang có 2 cạnh bên bằng nhau thì nó là hình bình hành”

(3) “ Nếu tứ giác là hình bình hành có hai cạnh bên bằng nhau thì nó là hình thoi”

(4) “ Nếu 3 > 4 thì 1 > 2”

Số mệnh đề có mệnh đề đảo là mệnh đề đúng là ?

Xem đáp án

Ta có các mệnh đề đảo:

(1) “ Nếu 3 là số hữu tỉ thì \(\sqrt 3 \) là số vô tỉ”

Vì 2 mệnh đề “3 là số hữu tỉ” và “\(\sqrt 3 \)là số vô tỉ” đều đúng nên mệnh đề đảo của (1) đúng.

(2) “ Nếu tứ giác là hình bình hành thì nó là hình thang có 2 cạnh bên bằng nhau”

Rõ ràng nếu tứ giác là hình bình hành thì nó chắc chắn có 2 cạnh bên bằng nhau nên mệnh đề đảo của (2) đúng.

(3) “ Nếu tứ giác là hình thoi thì nó là hình bình hành có 2 cạnh bên bằng nhau”, mệnh đề này đúng.

(4) “ Nếu 1 > 2 thì 3 > 4”

Vì 2 mệnh đề 1 > 2 và 3 > 4 đều sai nên mệnh đề đảo của (4) đúng.


Câu 28:

Chứng minh: Nếu 1 tam giác vuông cân có độ dài cạnh vuông là số nguyên thì độ dài cạnh huyền là số vô tỉ”.

Xem đáp án

Tam giác vuông cân có 2 cạnh góc vuông là x thì cạnh huyền sẽ là \(x\sqrt 2 \)\(\sqrt 2 \) là số vô tỉ nên số đo cạnh huyền sẽ là 1 số vô tỉ không có tam giác vuông cân nào mà 3 cạnh là số nguyên.


Câu 29:

Cho biểu thức: \(A = {\left( {2x - 1} \right)^2} - 4\left( {x - 1} \right)\left( {x + 3} \right) - {\left( {5 - 3x} \right)^2}\).

a. Rút gọn A.

b. Tính giá trị của biểu thức A khi \(x = - \frac{1}{3}\).

Xem đáp án

a.\(A = {\left( {2x - 1} \right)^2} - 4\left( {x - 1} \right)\left( {x + 3} \right) - {\left( {5 - 3x} \right)^2}\)

\(A = 4{x^2} - 4x + 1 - 4{x^2} - 8x + 12 - 25 + 30x - 9{x^2}\)

\(A = - 9{x^2} + 18x - 12\)

b. \(x = - \frac{1}{3}\)

\(A = - 9.\frac{1}{9} - 18.\frac{1}{3} - 12 = - 1 - 6 - 12 = - 19\)


Câu 30:

Cho biểu thức \(A = \frac{{2 - \frac{{3x}}{{{x^2}}} - 4 - \frac{2}{x} - 2 - \frac{1}{x} + 2}}{{x - 2 + 10 - \frac{{{x^2}}}{x} + 2}}\) .

a. Rút gọn A.

b. Tính giá trị biểu thức A tại x, biết \(\left| x \right| = \frac{1}{2}\).

Xem đáp án

a. ĐK: x ≠ ± 2

\(A = \frac{{\left( {\frac{{2 - 3x}}{{{x^2} - 4}} - \frac{2}{{x - 2}} - \frac{1}{{x + 2}}} \right)}}{{\left( {x - 2 + \frac{{10 - {x^2}}}{{x + 2}}} \right)}} = \frac{{\frac{{2 - 3x - 2\left( {x + 2} \right) - \left( {x - 2} \right)}}{{\left( {x - 2} \right)\left( {x + 2} \right)}}}}{{\frac{{\left( {x - 2} \right)\left( {x + 2} \right) + 10 - {x^2}}}{{x + 2}}}}\)

\(A = \frac{{\frac{{2 - 3x - 2x - 4 - x + 2}}{{\left( {x - 2} \right)\left( {x + 2} \right)}}}}{{\frac{{{x^2} - 4 + 10 - {x^2}}}{{x + 2}}}} = \frac{{ - 6x}}{{\left( {x - 2} \right)\left( {x + 2} \right)}}.\frac{{x + 2}}{6} = \frac{{ - x}}{{x - 2}} = \frac{x}{{2 - x}}\)

b. \(A = \frac{x}{{2 - x}}\)

\(\left| x \right| = \frac{1}{2} \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{x = \frac{1}{2}}\\{x = - \frac{1}{2}}\end{array}} \right.\)

TH1: \(x = \frac{1}{2}\), ta có: \(A = \frac{{\frac{1}{2}}}{{2 - \frac{1}{2}}} = \frac{{\frac{1}{2}}}{{\frac{3}{2}}} = \frac{1}{3}\)

TH2: \(x = - \frac{1}{2}\), ta có:

\(A = \frac{{ - \frac{1}{2}}}{{2 + \frac{1}{2}}} = \frac{{ - \frac{1}{2}}}{{\frac{5}{2}}} = - \frac{1}{5}\).


Câu 31:

 Chứng minh: A (B ∩ C) = (A B) ∩ (A C).
Xem đáp án

Để chứng minh điều này ta đi chứng minh 2 điều sau:

A (B ∩ C) (A B) ∩ (A C) (1)

Và (A B) ∩ (A C) A (B ∩ C) (2)

- Chứng minh điều 1:

Giả sử x A x cũng thuộc B và C vì A (B ∩ C) (*)

x (A B), x (A C) x (A B) ∩ (A C). Từ (*) và điều này ta A (B ∩ C) (A B) ∩ (A ∩ C). (1)

- Chứng minh điều 2: Giả sử x (A B) x (A C) vì đề cho (A B) ∩ (A C).

Từ điều trên x A, B và C x A (B ∩ C)

Từ điều x (A B) ∩ (A C) mà x A (B ∩ C) (A B) ∩ (A C) A (B ∩ C) (2)

Từ điều 1 và 2 đã được chứng minh như trên ta suy ra được đpcm.


Câu 32:

Chứng minh rằng với mọi tập hợp A, B, C: A ∩ (B C) = (A ∩ B) (A ∩ C).

Xem đáp án

Xét x A ∩ (B C)

x A và x (B C)

\( \Rightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x \in A}\\{\left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{x \in B}\\{x \in C}\end{array}} \right.}\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x \in A}\\{x \in B}\end{array}} \right.}\\{\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x \in A}\\{x \in C}\end{array}} \right.}\end{array}} \right. \Rightarrow x \in (A \cap B) \cup \left( {A \cap C} \right)\left( * \right)\)

Xét x (A ∩ B) (A ∩ C)

x A ∩ B hoặc x A ∩ C

x A và x B hoặc x C

Tức là: x A ∩ (B C) (**)

Từ (*); (**) suy ra A ∩ (B C) = (A \( \cap B) \cup \left( {A \cap C} \right)\).


Câu 34:

Cho ∆ABC có \(\widehat B = 60^\circ \), BC = 8 cm, AB + AC = 12 cm. Tính AB ?

Xem đáp án
Cho tam giác ABC có góc B = 60 độ, BC = 8 cm, AB + AC = 12 cm. Tính AB (ảnh 1)

Dựng AH BC, đặt AB = x, ta có: AH = x.sinB = x.sin60° = \(x\frac{{\sqrt 3 }}{2}\)

HB = x.cos60° = \(\frac{x}{2}\) HC = BC – HB = 8 - \(\frac{x}{2} = \frac{{\left( {16 - x} \right)}}{2}\)

AC = 12 – AB = 12 – x

Trong tam giác vuông AHC: \(A{H^2} + H{C^2} = A{C^2}\)

Hay \({\left( {\frac{{x\sqrt 3 }}{2}} \right)^2} + \frac{{{{\left( {16 - x} \right)}^2}}}{4} = {\left( {12 - x} \right)^2}\)

\( \Leftrightarrow 3{x^2} + {\left( {16 - x} \right)^2} = 4{\left( {12 - x} \right)^2}\)

Giải phương trình này tìm được x = 5. Vậy AB = 5 cm.


Câu 35:

Cho nửa đường trong (O) đường kính BC và điểm A nằm trong nửa đường tròn (A ≠ B, C). Kẻ AH BC (H BC). Trên nửa mặt phẳng bờ BC chứa A vẽ 2 nửa đường tròn, đường kính HB và HC. Chúng cắt AB và AC ở E và F.

a. Chứng minh: AE.AB = AF.AC.

b. Chứng minh: EF là tiếp tuyến của đường tròn đường kính BH.

c. Gọi I và K là 2 điểm của H qua AB và AC. Chứng minh I, A, K thẳng hàng.

Xem đáp án

a. Ta có: \(\widehat {BEH} = 90^\circ \)(góc nội tiếp chắn nửa (BH)) HE AB

∆AHB vông tại H, đường cao HE:

AE.AB = \(A{H^2}(1)\)

\(\widehat {HFC} = 90^\circ \)(góc nội tiếp chắn nửa (HC)) HF AC

∆AHC vuông tại H, đường cao HF: AF.AC = \(A{H^2}\)(2)

Từ (1) và (2) AE.AB = AF.AC

b. Ta có: \(\widehat {BAC} = 90^\circ \)(góc nội tiếp chắn nửa (BC)) \( \Rightarrow \widehat {EAF} = 90^\circ \)

\(\widehat {AEH} = 90^\circ \left( {HE \bot AB} \right)\)\[\widehat {AFH} = 90^\circ \left( {HF \bot AC} \right)\]

Tứ giác AEHF là hình chữ nhật Tứ giác AEHF nội tiếp

\(\widehat {HEF} = \widehat {HAF}\)(Cùng chắn cung HF của (AEHF))

\(\widehat {HAF} = \widehat {ABC} \Rightarrow \) EF là tiếp tuyến (BH)

c. Ta sẽ chứng minh \(\widehat {AIH} = \widehat {KAC}\)

Ta có: \(\widehat {KAC} = \widehat {HAC}\) (tính chất đối xứng)

\(\widehat {HAC} = \widehat {AHE}\) (so le trong) \( \Rightarrow \widehat {KAC} = \widehat {AHE}\)

\(\widehat {AIH} = \widehat {AHE}\) (tính chất đối xứng)

Vậy \(\widehat {AIH} = \widehat {KAC}\) (Cùng = \(\widehat {AHE}\))

Mà AC // IH (tứ giác AEHF là hình chữ nhật)

\( \Rightarrow \widehat {AIH}\)\(\widehat {KAC}\) đồng vị I, A, K thẳng hàng.


Câu 36:

Giải phương trình: \(\sqrt 2 \left( {\sin x + \cos x} \right) - 1 = \sin x.\cos x\).

Xem đáp án

\(\sqrt 2 \left( {\sin x + \cos x} \right) - 1 = \sin x.\cos x\) (1)

Đặt t = sinx + cosx, \(t \in \left[ { - \sqrt 2 ;\sqrt 2 } \right]\)

\( \Rightarrow {t^2} - 1 = 2\sin x.\cos x\)

(1) \( \Leftrightarrow \sqrt 2 t - 1 = \frac{{{t^2} - 1}}{2}\)

\( \Leftrightarrow {t^2} - 2\sqrt 2 t + 1 = 0\)

\( \Leftrightarrow t = \sqrt 2 + 1\) (loại) hay \(t = \sqrt 2 - 1\) (nhận)

\( \Leftrightarrow \sin x + \cos x = \sqrt 2 - 1\)

\(\sin \left( {x + \frac{\pi }{4}} \right) = \frac{{\sqrt 2 - 1}}{{\sqrt 2 }}\)

\( \Leftrightarrow x = - \frac{\pi }{4} + \arcsin \left( {\frac{{\sqrt 2 - 1}}{{\sqrt 2 }}} \right) + k2\pi \) hay \(x = \frac{{3\pi }}{4} - \arcsin \left( {\frac{{\sqrt 2 - 1}}{{\sqrt 2 }}} \right) + k2\pi \,\,\,\,\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\).


Câu 37:

Giải phương trình: \(\sin x + \cos x = 1 - \frac{1}{2}\sin 2x\).

Xem đáp án

Đặt sinx + cosx = t \(\left( {\left| t \right| \le \sqrt 2 } \right)\)

\( \Rightarrow {\sin ^2}x + {\cos ^2}x + 2\sin x.\cos x = {t^2}\)

\(1 + \sin 2x = {t^2} \Rightarrow {\sin ^2}x = {t^2} - 1\)

Thay vào phương trình đã cho ta được:

\(t = 1 - \frac{1}{2}\left( {{t^2} - 1} \right)\)

\( \Leftrightarrow 2t = 2 - \left( {{t^2} - 1} \right) \Leftrightarrow {t^2} + 2t - 3 = 0\)

\( \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{t = 1(tm)}\\{t = - 3(l)}\end{array}} \right.\)

Với t = 1, ta có: \(\sin x + \cos x = \sqrt 2 \sin \left( {x + \frac{\pi }{4}} \right) = 1\)

\( \Leftrightarrow \sin \left( {x + \frac{\pi }{4}} \right) = \frac{1}{{\sqrt 2 }}\)

\( \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{x + \frac{\pi }{4} = \frac{\pi }{4} + k2\pi }\\{x + \frac{\pi }{4} = \pi - \frac{\pi }{4} + k2\pi }\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{x = k2\pi }\\{x = \frac{\pi }{2} + k2\pi }\end{array}} \right.\,\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\).


Câu 38:

Cho ∆ABC, trung tuyến AM Chứng minh rằng:\(A{B^2} + A{C^2} = 2A{M^2} + \frac{{B{C^2}}}{2}\).

Xem đáp án

Kẻ AH BC (H BC)

Ta có: \(A{B^2} + A{C^2} = A{H^2} + B{H^2} + A{H^2} + H{C^2}\)

\( = 2A{H^2} + {\left( {MB - MH} \right)^2} + {\left( {MC + MH} \right)^2}\)

\( = 2A{H^2} + M{B^2} + M{H^2} - 2MB.MH + M{C^2} + M{H^2} + 2MC.MH\)

\( = 2\left( {A{H^2} + M{H^2}} \right) + 2M{B^2}\)(vì MB = MC)

\( = 2A{M^2} + 2\frac{{B{C^2}}}{4} = 2A{M^2} + \frac{{B{C^2}}}{2}\) (ĐPCM)

Vậy \(A{B^2} + A{C^2} = 2A{M^2} + \frac{{B{C^2}}}{2}\).


Câu 39:

Cho ∆ABC cân tại A. Qua B kẻ đường thẳng vuông góc với AB, qua C kẻ đường thẳng vuông góc với AC, chúng cắt nhau ở D. Chứng minh:

a. ∆BDC cân.

b. AD là tia phân giác của góc A và DA là tia phân giác của \(\widehat D\).

c. AD BC và AD đi qua trung điểm của BC.

Xem đáp án

a. Do ∆ABC cân \(\widehat {ABC} = \widehat {ACB}\)

\(\widehat {DBC} + \widehat {ABC} = \widehat {DCB} + \widehat {ACB} = 90^\circ \Rightarrow \widehat {DBC} = \widehat {DCB} \Rightarrow \Delta BDC\) cân tại D

b. Ta có ∆BDC cân nên BD = CD

∆ABC cân nên AB = AC

∆ABD = ∆ACD (Hai tam giác vuông có các cạnh góc vuông tương ứng bằng nhau)

\( \Rightarrow \widehat {BAD} = \widehat {CAD};\widehat {BDA} = \widehat {CDA} \Rightarrow AD\) là phân giác của \(\widehat A\)\(\widehat D\)

c. Do ∆ABC cân tại A và AD lầ phân giác \(\widehat A\) nên AD là đường cao đồng thời là đường trung tuyến thuộc cạnh BC của ∆ABC (Trong tam giác cân đường phân giác đồng thời là đường cao, đường trung tuyến và đường trung trực)

AD BC và đi qua trung điểm của BC.


Câu 40:

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thoi tâm O, AB = a, \(\widehat {BAD} = 60^\circ \), SO (ABCD) và (SCD) tạo với mặt đáy một góc 60°. Tính thể tích khối chóp S.ABCD.
Xem đáp án
Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thoi tâm O, AB = a, góc BAD = 60 độ (ảnh 1)

\({S_{ABC{\rm{D}}}} = 2{S_{ABD}} = AB.AD.\sin \widehat {BAD} = a.a.\sin 60^\circ = \frac{{{a^2}\sqrt 3 }}{2}\)

Trong (ABCD), dựng OI CD

Ta có \(\left. {\begin{array}{*{20}{c}}{CD \bot OI}\\{CD \bot SO}\end{array}} \right\} \Rightarrow CD \bot \left( {SOI} \right) \Rightarrow CD \bot SI\)

Do đó, ((SCD); (ABCD)) = (SI; OI) = \(\widehat {SIO} = 60^\circ \)

∆OCI vuông tại I nên

\(\sin \widehat {OCI} = \frac{{OI}}{{OC}} \Leftrightarrow OI = OC.\sin \widehat {OCI} = \frac{{a\sqrt 3 }}{2}.\sin 30^\circ = \frac{{a\sqrt 3 }}{4}\)

∆SOI vuông tại O nên

\(\tan \widehat {SIO} = \frac{{SO}}{{OI}} \Rightarrow SO = OI.\tan \widehat {SIO} = \frac{{a\sqrt 3 }}{4}.\tan 60^\circ = \frac{{3a}}{4}\)

Vậy \({V_{S.ABCD}} = \frac{1}{3}{S_{ABCD}}.SO = \frac{1}{3}.\frac{{{a^2}\sqrt 3 }}{2}.\frac{{3a}}{4} = \frac{{{a^3}\sqrt 3 }}{8}\)


Câu 41:

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thoi tâm O, cạnh A, \(\widehat {BAD} = 120^\circ \). Hai mặt phẳng (SAB) và (SCD) cùng vuông góc với mặt đáy, (SC;(ABCD)) = 45°. Gọi G là trọng tâm ∆ABC, tính khoảng cách h từ G đến (SCD) theo a.

Xem đáp án

Hai mặt phẳng (SAB) và (SCD) cắt nhau theo giao tuyến SA và cùng vuông góc với (ABCD) nên SA (ABCD). Gọi M, N lần lượt là trung điểm của AB, Cd khi đó G = CM ∩ BO. Ta có:

AM // CD d(M, (SCD)) = d(A, (SCD)). Lại có

\(\frac{{GC}}{{MC}} = \frac{2}{3} \Rightarrow d\left( {G,\left( {SCD} \right)} \right) = \frac{2}{3}d\left( {M,\left( {SCD} \right)} \right) = \frac{2}{3}d\left( {A,\left( {SCD} \right)} \right)\). ∆ACD đều nên AN CD, mà CD SA CD (SAN) (SAN) (SCD)

Dựng AK SN AK (SCD) d(A, (SCD)) = AK. Do SA (ABCD) nên AC là hình chiếu của SC lên mặt phẳng (ABCD) suy ra (SC, (ABCD)) = (SC, AC) = \(\widehat {SCA} = 45^\circ \)

AC = SA = a. Ta tính được AN = \(\frac{{a\sqrt 3 }}{2}\). ∆SAN vuông tại A, đường cao AK nên ta có:

\(\frac{1}{{A{K^2}}} = \frac{1}{{S{A^2}}} + \frac{1}{{A{N^2}}} = \frac{1}{{{a^2}}} + \frac{4}{{3{a^2}}} = \frac{7}{{3{a^2}}} \Rightarrow AK = \frac{{a\sqrt {21} }}{7}\).

Vậy d(G, (SCD)) = \(\frac{2}{3}AK = \frac{{2a\sqrt {21} }}{{21}}\).


Câu 42:

Chứng minh rằng: Nếu 1 tam giác có 2 đường trung tuyến vuông góc với nhau thì tổng bình phương của 2 trung tuyến này bằng bình phương của đường trung tuyến thứ 3.

Xem đáp án

Giả sử ∆ABC có 2 đường trung tuyến BE và CF vuông góc với nhau, AD là đường trung tuyến thứ 3. Ta cần chứng minh: \(A{D^2} = B{E^2} + C{F^2}\).

Trên tia đối của tia EF lấy điểm K sao cho EF = FK

Tứ giác AKCF có 2 đường chéo cắt nhau tại trung điểm E của mỗi đường nên AKCF là hình bình hành AK // FC. Mà FC BE nên BE AK (*)

Ta có: F là trung điểm của AB, E là trung điểm của AC nên EF là đường trung bình của ∆ABC EF = \(\frac{1}{2}BC\) và EF // BC hay EK // BD (1)

Mà BD = \(\frac{1}{2}BC\) (gt) nên EF = BD EK = BD (do EF = EK theo cách chọn điểm phụ) (2)

Từ (1) và (2) suy ra EKDB là hình bình hành EB // DK (**)

Từ (*) và (**) suy ra DK AK ∆AKD vuông tại K \( \Rightarrow A{K^2} + K{D^2} = A{D^2}\) (theo định lí Py-ta-go)

Mà AK = FC (do AKCF là hình bình hành) và KD = BE (do EKDB là hình bình hành) nên \(A{D^2} = B{E^2} + C{F^2}\)(đpcm)


Câu 43:

∆ABC có 2 đường trung tuyến BM và CN vuông góc với nhau. Tìm hệ thức thể hiện quan hệ 3 cạnh của tam giác.

Xem đáp án

Ta có công thức đường trung tuyến \({m_a} = \frac{{{b^2} + {c^2}}}{2} - \frac{{{a^2}}}{4}\)

Chứng minh bổ đề này bằng cách kẻ đường cao hoặc vecto

Ta có: \(BG \bot CG \Rightarrow B{C^2} = B{G^2} + C{G^2} \Leftrightarrow {a^2} = \frac{4}{9}\left( {m_b^2 + m_c^2} \right)\)

\({a^2} = \frac{4}{9}\left( {{a^2} + \frac{{{b^2} + {c^2}}}{4}} \right) \Leftrightarrow 5{a^2} = {b^2} + {c^2}\).


Câu 44:

Phương trình (m – 1)sinx + 2 – m = 0 có nghiệm khi nào?
Xem đáp án

cos3x = sinx cos3x = cos\(\left( {\frac{\pi }{4} - x} \right)\)

\( \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{3x = \frac{\pi }{2} - x + k2\pi }\\{3x = - \frac{\pi }{2} + x + k2\pi }\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{4x = \frac{\pi }{2} + k2\pi }\\{2x = - \frac{\pi }{2} + k2\pi }\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{x = \frac{\pi }{8} + \frac{{k\pi }}{2}}\\{x = - \frac{\pi }{4} + k\pi }\end{array}} \right.\,\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\)

+) \(0 < \frac{\pi }{8} + \frac{{k\pi }}{2} < \pi \Rightarrow - \frac{1}{4} < k < \frac{7}{4} \Rightarrow k = 0.1 \Rightarrow x = \frac{\pi }{8};x = \frac{{5\pi }}{8}\)

+) \(0 < - \frac{\pi }{4} + k\pi < \pi \Rightarrow \frac{1}{4} < k < \frac{5}{4} \Rightarrow k = 1 \Rightarrow x = \frac{{3\pi }}{4}\)

Có 3 nghiệm.


Câu 45:

Giải phương trình: 1 + tanx = sinx + cosx.

Xem đáp án

ĐKXĐ: cosx ≠ 0 \( \Leftrightarrow x \ne \frac{\pi }{2} + k\pi \left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\)

Ta có:

1 + tanx = sinx + cosx

\( \Leftrightarrow 1 + \tan x = \sin x + \cos x \Leftrightarrow 1 + \frac{{\sin x}}{{\cos x}} = \sin x + \cos x\)

\( \Leftrightarrow \frac{{\cos x + \sin x}}{{\cos x}} = \sin x + \cos x \Leftrightarrow \left( {\sin x + \cos x} \right)\left( {\frac{1}{{\cos x}} - 1} \right) = 0\)

\( \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{\sin x + \cos x = 0}\\{\frac{1}{{\cos x}} = 1}\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{\sqrt 2 \sin \left( {x + \frac{\pi }{4}} \right) = 0}\\{\cos x = 1}\end{array}} \right.\)

\( \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{\sin \left( {x + \frac{\pi }{4}} \right) = 0}\\{\cos x = 1}\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{x + \frac{\pi }{4} = k\pi }\\{x = k2\pi }\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{x = - \frac{\pi }{4} + k\pi }\\{x = k2\pi }\end{array}} \right.\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\).


Câu 46:

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành tâm O. Gọi M, N, P lần lượt là trung điểm của các đoạn BC, CD, SO. Tìm giao tuyến của (MNP) với các mặt phẳng (SAB), (SAD), (SBC) và (SCD).

Xem đáp án
Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành tâm O. Gọi M, N, P lần (ảnh 1)

Gọi I, E lần lượt là giao điểm của MN với AD, AB

Qua P kẻ đường thẳng song song với BD cắt SB, SD lần lượt tại K, G

Ta có:

M, N lần lượt là trung điểm của BC, CD MN là đường trung bình của ∆BCD MN // BD

Mà KG // BD MN // KG K, G (MNP)

Ta có:

+) \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{E = AB \cap MN \Rightarrow E \in \left( {SAB} \right) \cap \left( {MNP} \right)}\\{K \in SB;K \in \left( {MNP} \right) \Rightarrow K \in \left( {SAB} \right) \cap \left( {MNP} \right)}\end{array}} \right. \Rightarrow \left( {SAB} \right) \cap \left( {MNP} \right) = KE\)

+) \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{I = AD \cap MN \Rightarrow I \in \left( {SAD} \right) \cap \left( {MNP} \right)}\\{G \in SD;G \in \left( {MNP} \right) \Rightarrow G \in \left( {SAD} \right) \cap \left( {MNP} \right)}\end{array}} \right. \Rightarrow \left( {SAD} \right) \cap \left( {MNP} \right) = IG\)

+) \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{M,K \in \left( {MNP} \right)}\\{M,K \in \left( {SBC} \right)}\end{array}} \right. \Rightarrow \left( {SBC} \right) \cap \left( {MNP} \right) = MK\)

+) \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{N,G \in \left( {MNP} \right)}\\{N,G \in \left( {SCD} \right)}\end{array}} \right. \Rightarrow \left( {SCD} \right) \cap \left( {MNP} \right) = NG\)

Vậy (SAB) ∩ (MNP) = KE; (SAD) ∩ (MNP) = IG; (SBC) ∩ (MNP) = MK; (SCD) ∩ (MNP) = NG.


Câu 47:

Phân tích đa thức sau thành nhân tử: \(\frac{2}{5}{x^2} + 5{x^3} + {x^2}y\).

Xem đáp án

Ta có: \(\frac{2}{5}{x^2} + 5{x^3} + {x^2}y = \frac{2}{5}{x^2} + 5x.{x^2} + y.{x^2}\)           (Xuất hiện nhân tử chung \({x^2}\))

\( = {x^2}\left( {\frac{2}{5} + 5x + y} \right)\).


Câu 48:

Giải phương trình: \({\sin ^2}2x - 3\cos 2x + 3 = 0\).

Xem đáp án

\({\sin ^2}2x - 3\cos 2x + 3 = 0\)

\( \Leftrightarrow 1 - {\cos ^2}2x - 3\cos 2x + 3 = 0 \Leftrightarrow - {\cos ^2}2x - 3\cos 2x + 4 = 0\)

\( \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{\cos 2x = 1(TM)}\\{\cos 2x = - 4(L)}\end{array}} \right. \Leftrightarrow 2x = k\pi \left( {k \in \mathbb{Z}} \right) \Leftrightarrow x = \frac{{k\pi }}{2}\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\)


Câu 49:

Giải phương trình: \(\sin 2x + 3\cos x - 2{\sin ^2}x - 3\sin x = 0\).

Xem đáp án

\(\sin 2x + 3\cos x - 2{\sin ^2}x - 3\sin x = 0\)

\( \Leftrightarrow 2\sin x\cos x - 2{\sin ^2}x + 3\left( {\cos x - \sin x} \right) = 0 \Leftrightarrow \left( {2\sin x + 3} \right)\left( {\cos x - \sin x} \right) = 0\)

\( \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{\sin x = - \frac{3}{2}\left( L \right)}\\{\cos x = \sin x}\end{array}} \right. \Leftrightarrow \cos x = \sin x\)

\( \Leftrightarrow \cos x = \cos \left( {\frac{\pi }{2} - x} \right) \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{x = \frac{\pi }{2} - x + k2\pi }\\{x = x - \frac{\pi }{2} + k2\pi }\end{array}} \right.\)

\( \Leftrightarrow 2x = \frac{\pi }{2} + k2\pi \Leftrightarrow x = \frac{\pi }{4} + k\pi \left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\).


Câu 50:

Tính tổng: \({\sin ^2}2^\circ + {\sin ^2}4^\circ + {\sin ^2}6^\circ + ... + {\sin ^2}84^\circ + {\sin ^2}86^\circ + {\sin ^2}88^\circ \).

Xem đáp án

\({\sin ^2}2^\circ + {\sin ^2}4^\circ + {\sin ^2}6^\circ + ... + {\sin ^2}84^\circ + {\sin ^2}86^\circ + {\sin ^2}88^\circ \)

\( = \left( {{{\sin }^2}2^\circ + {{\sin }^2}88^\circ } \right) + \left( {{{\sin }^2}4^\circ + {{\sin }^2}86^\circ } \right) + ... + \left( {{{\sin }^2}44^\circ + {{\sin }^2}46^\circ } \right)\)

\( = \left( {{{\sin }^2}2^\circ + {{\cos }^2}2^\circ } \right) + \left( {{{\sin }^2}4^\circ + {{\cos }^2}4^\circ } \right) + ... + \left( {{{\sin }^2}44^\circ + {{\cos }^2}44^\circ } \right)\) (do 2 góc phụ nhau sin góc này bằng cos góc kia)

= 1 + 1 + 1 +....+ 1 = 22 .


Câu 51:

Số thập phân nhỏ nhất có 3 chữ số khác nhau và tổng các chữ số bằng 5 là?

Xem đáp án

Số thập phân nhỏ nhất có 3 chữ số khác nhau và tổng các chữ số bằng 5 là 0,14.

Vì 0 + 1 + 4 = 5.


Câu 52:

Cho các tập hợp \(X = \left\{ {x \in \mathbb{R}|{x^2} - 25 \le 0} \right\},A = \left\{ {x \in \mathbb{R}|x \le a} \right\}\)\(B = \left\{ {x \in \mathbb{R}|x \ge b} \right\}\). Tìm a, b để A ∩ X và B ∩ X là các đoạn có chiều dài lần lượt là 7 và 9.

Xem đáp án

\(A \cap X\) và B ∩ X là các đoạn có chiều dài lần lượt là 7 và 9

 \( \Leftrightarrow X = \left[ { - 5;5} \right];A = \left[ {x;a} \right];B\left[ {b;x} \right]\)

A ∩ X = 7 a = -5 +7 = 2; B ∩ X = 9 b = 5 – 9 = – 4.

Vậy (a; b) = (2; 4).


Câu 53:

Tìm GTNN của biểu thức \(A = \frac{{x + 7}}{{\sqrt x + 3}}\).
Xem đáp án

ĐKXĐ: x > 0; x ≠ 9

\(A = \frac{{x + 7}}{{\sqrt x + 3}} = \sqrt x - 3 + \frac{{16}}{{\sqrt x + 3}} = \sqrt x + 3 + \frac{{16}}{{\sqrt x + 3}} - 6\)

Áp dụng BĐT Cô-si cho 2 số không âm \(\sqrt x + 3\)\(\frac{{16}}{{\sqrt x + 3}}\) ta được:

\(\sqrt x + 3 + \frac{{16}}{{\sqrt x + 3}} \ge 2\sqrt {\left( {\sqrt x + 3} \right).\frac{{16}}{{\sqrt x + 3}}} = 2.4 = 8\)

\( \Rightarrow \sqrt x + 3 + \frac{{16}}{{\sqrt x + 3}} - 6 \ge 2 \Rightarrow A \ge 2\)

Dấu “=” xảy ra \( \Leftrightarrow \sqrt x + 3 = \frac{{16}}{{\sqrt x + 3}} \Leftrightarrow {\left( {\sqrt x + 3} \right)^2} = 16\)

\( \Leftrightarrow \left| {\sqrt x + 3} \right| = 4 \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{\sqrt x + 3 = 4}\\{\sqrt x + 3 = - 4}\end{array}} \right.\)

\( \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{\sqrt x = 1}\\{\sqrt x = - 7(L)}\end{array}} \right. \Leftrightarrow x = 1(TM)\)

Vậy \({A_{\min }} = 2\) khi x = 1.


Câu 54:

Chứng minh \({a^3} + {b^3} + {c^3} = 3abc\).

Xem đáp án

Ta có:

\({a^3} + {b^3} + {c^3} - 3abc = \left( {{a^3} + {b^3}} \right) + {c^3} - 3abc\)

\( = {\left( {a + b} \right)^3} - 3ab\left( {a + b} \right) + {c^3} - 3abc = \left[ {{{\left( {a + b} \right)}^3} + {c^3}} \right] - \left[ {3ab\left( {a + b} \right) - 3abc} \right]\)

\( = \left( {a + b + c} \right)\left[ {{{\left( {a + b} \right)}^2} - \left( {a + b} \right)c + {c^2}} \right] - 3ab\left( {a + b + c} \right)\)

\( = \left( {a + b + c} \right)\left( {{a^2} + {b^2} + {c^2} - ab - bc - ca} \right)\)

Mà a + b + c = 0

\( \Rightarrow {a^3} + {b^3} + {c^3} - 3abc = 0\)

\( \Rightarrow {a^3} + {b^3} + {c^3} = 3abc\) (đpcm).


Câu 55:

Cho hình thang ABCD (AB // CD) có AD = CD và AC BC. Từ C kẻ đường thẳng song song với AD và cắt AB tại E.

a. Chứng minh tứ giác AECD là hình thoi.

b. Chứng minh tứ giác BEDC là hình bình hành.

c. Chứng minh ∆CEB cân.

Xem đáp án
Cho hình thang ABCD (AB // CD) có AD = CD và AC vuông góc BC. Từ C kẻ đường  (ảnh 1)

a. Xét ∆AED và ∆CDE

\(\widehat {AED} = \widehat {CDE}\) (2 góc so le trong)

\(\widehat {CED} = \widehat {ADE}\) (2 góc so le trong)

AD chung

∆AED = ∆CDE (g.c.g) AE = CD

Xét tứ giác AECD có:

AE = CD

AE // DC (vì E AB)

AECD là hình bình hành

Mà AD = DC (gt) AEDC là hình thoi.

b. Có: DC // EB (CD // AB)

DE // CB (vuông góc với AC)

Vậy tứ giác BEDC là hình bình hành.

c. Ta có: IE // CB; I là trung điểm của AC

FE là đường trung bình của ∆ABC

Từ đó suy ra E là trung điểm AB

Mà ∆ABC vuông tại C, cạnh là AB

Nên AE = EB = EC

Vậy ∆CEB cân tại E (∆CEB cân).


Câu 56:

Cho A = (2m – 1; m + 3) và B = (-4; 5). Tìm m sao cho A B.

Xem đáp án

Để A B thì phải đồng thời xảy ra 2 bất đẳng thức:

2m – 1 ≥ – 1 (hay m ≥ 0) và

2m + 3 ≤ 1 (hay m ≤ – 1)

Nhưng 2 BĐT trên không thể xảy ra đồng thời nên không có giá trị nào của m để A là tập con của B.


Câu 58:

Chứng minh cosa(1 + cosa)(tana – sina) = sin3a.

Xem đáp án

VT = cosa(1 + cosa)(tana – sina)

= (1 + cosa)cosa(tana – sina) = (1 + cosa)(sina – sinacosa)

= sina – sinacosa +sinacosa - \(\sin a{\cos ^2}a = \sin a - \sin a{\cos ^2}a\)

\( = \sin a{\sin ^2}a = {\sin ^3}a = VP\).


Câu 59:

Chứng minh: tana = \(\frac{{\sin a}}{{\cos a}}\).

Xem đáp án

Ta có: sina = đối : huyền mà cosa = kề : huyền

Ta lại có: tana = đối : kề (1)

sina/ cosa = đối/ huyền : kề/ huyền = đối/ huyền x huyền/ kề

= đối / kề (2)

Từ (1) và (2) tana = sina/ cosa đpcm.


Câu 60:

Một tòa nhà có n tầng, các tần được đánh số từ 1 đến n theo thứ tự từ dưới lên trên. Có 4 thang máy đang ở tầng 1. Biết rằng mỗi thang máy có thể dừng ở đúng 3 tầng (không kể tầng 1) và 3 tầng này không là 3 tầng số nguyên liên tiếp với 2 tầng bất kì (khác tầng 1) của tòa nhà luôn có 1 thang máy dừng được ở cả 2 tầng này. Hỏi GTLN của n là bao nhiêu?

Xem đáp án

Giả sử 4 thang máy là A, B, C, D

Do 2 thang máy bất kì thì luôn có 1 thang được dừng nên

- Khi bốc 2 tầng 2 và 3 có 1 thang dừng được giả sử đó là A nên tầng 4 không phải thang A dừng.

- Khi bốc 2 tầng 3 và 4 thì có thang dừng được giả sử đó là B nên tầng 5 không phải thang A dừng.

- Khi bốc 2 tầng 4 và 5 thì có thang dừng được giả sử đó là C nên tầng 6 không phải thang A dừng.

- Khi bốc 2 tầng 5 và 6 thì có thang dừng được giả sử đó là D

- Khi bốc 2 tầng 5 và 7 thì có thang dừng được khi đó không thể là A, B, C vì sẽ dừng 4 (mâu thuẫn) thang D không thể ở tầng 7 do đó không thể ở 3 tầng liên tiếp.

Vậy tòa nhà có tối đa 6 tầng.


Câu 61:

Tính \(E = \frac{1}{{1.7}} + \frac{1}{{7.13}} + \frac{1}{{13.19}} + ... + \frac{1}{{31.37}}\).

Xem đáp án

\(E = \frac{1}{{1.7}} + \frac{1}{{7.13}} + \frac{1}{{13.19}} + ... + \frac{1}{{31.37}}\)

\(E = \frac{1}{6}\left( {\frac{6}{{1.7}} + \frac{6}{{7.13}} + \frac{6}{{13.19}} + ... + \frac{6}{{31.37}}} \right)\)

\(E = \frac{1}{6}\left( {1 - \frac{1}{7} + \frac{1}{7} - \frac{1}{{13}} + \frac{1}{{13}} - \frac{1}{{19}} + ... + \frac{1}{{31}} - \frac{1}{{37}}} \right)\)

\(E = \frac{1}{6}\left( {1 - \frac{1}{{37}}} \right) = \frac{1}{6}.\frac{{36}}{{37}} = \frac{6}{{37}}\)

Vậy \(E = \frac{6}{{37}}\).


Câu 62:

Giải phương trình \(\sqrt 3 \cos \left( {x + \frac{\pi }{2}} \right) + \sin \left( {x - \frac{\pi }{2}} \right) = 2\sin 2x\).

Xem đáp án

Ta có \(\cos \left( {x + \frac{\pi }{2}} \right) = - \sin x\)\(\sin \left( {x - \frac{\pi }{2}} \right) = - \cos x\)

Do đó phương trình \( \Leftrightarrow - \sqrt 3 \sin x - \cos x = 2\sin 2x \Leftrightarrow \sqrt 3 \sin x + \cos x = - 2\sin 2x\)

\( \Leftrightarrow \frac{{\sqrt 3 }}{2}\sin x + \frac{1}{2}\cos x = - \sin 2x \Leftrightarrow \sin \left( {x + \frac{\pi }{6}} \right) = - \sin 2x \Leftrightarrow \sin \left( {x + \frac{\pi }{6}} \right) = \sin \left( { - 2x} \right)\)

\( \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{x + \frac{\pi }{6} = - 2x + k2\pi }\\{x + \frac{\pi }{6} = \pi + 2x + k2\pi }\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{x = - \frac{\pi }{{18}} + k\frac{{2\pi }}{3}}\\{x = - \frac{{5\pi }}{6} - k2\pi }\end{array}} \right.\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\)

Xét nghiệm .

Vậy phương trình có nghiệm \(x = - \frac{\pi }{{18}} + k\frac{{2\pi }}{3},x = \frac{{7\pi }}{6} + k'2\pi \left( {k,k' \in \mathbb{Z}} \right)\).


Bắt đầu thi ngay