Thứ năm, 19/12/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 9 Toán Trắc nghiệm Toán 9 Cánh diều Bài 2. Phương trình bậc nhất hai ẩn. Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn có đáp án

Trắc nghiệm Toán 9 Cánh diều Bài 2. Phương trình bậc nhất hai ẩn. Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn có đáp án

Trắc nghiệm Toán 9 Cánh diều Bài 2. Phương trình bậc nhất hai ẩn. Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn có đáp án

  • 60 lượt thi

  • 15 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

I. Nhận biết

Trong các hệ thức sau, hệ thức nào không phải là phương trình bậc nhất hai ẩn?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Phương trình bậc nhất hai ẩn \[x,y\] là hệ thức dạng: \[ax + by = c,\] trong đó \[a,\,\,b,\,\,c\] là những số cho trước, \[a \ne 0\] hoặc \[b \ne 0.\]

Ta thấy hệ thức ở phương án C có cả hai số \[a,{\rm{ }}b\] đều bằng 0.

Do đó hệ thức ở phương án C không phải là phương trình bậc nhất hai ẩn.


Câu 2:

Hệ số \[a,\,\,b,\,\,c\] tương ứng của phương trình bậc nhất hai ẩn \[2x - 4y = - 1\] là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Phương trình bậc nhất hai ẩn \[x,\,\,y\] là hệ thức dạng \[ax + by = c,\]với \[a \ne 0\] hoặc \[b \ne 0.\]

Ở phương trình \[2x - 4y = - 1,\] ta có: \[a = 2,\,\,b = - 4,\,\,c = - 1\].

Vậy ta chọn phương án D.


Câu 3:

Cặp số \[\left( { - 2;3} \right)\] là nghiệm của phương trình nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

⦁ Thay \[x = - 2,y = 3\] vào phương trình \[2x + y = 2,\] ta được:

\[2 \cdot \left( { - 2} \right) + 3 = - 1 \ne 2.\]

Do đó cặp số \[\left( { - 2;3} \right)\] không là nghiệm của phương trình \[2x + y = 2.\]

⦁ Thay \[x = - 2,y = 3\] vào phương trình \[2x - y = - 7,\] ta được:

\[2 \cdot \left( { - 2} \right) - 3 = - 7\] (đúng)

Do đó cặp số \[\left( { - 2;3} \right)\] là nghiệm của phương trình \[2x - y = - 7.\]

⦁ Thay \[x = - 2,y = 3\] vào phương trình \[x - 3y = - 10,\] ta được:

\[ - 2 - 3 \cdot 3 = - 11 \ne - 10.\]

Do đó cặp số \[\left( { - 2;3} \right)\] không là nghiệm của phương trình \[x - 3y = - 10.\]

⦁ Thay \[x = - 2,y = 3\] vào phương trình \[x - y = 1,\] ta được:

\[ - 2 - 3 = - 5 \ne 1.\]

Do đó cặp số \[\left( { - 2;3} \right)\] không là nghiệm của phương trình \[x - y = 1.\]

Vậy ta chọn phương án B.


Câu 4:

Trong các hệ phương trình sau, hệ phương trình nào là hệ phương trình bậc nhất hai ẩn?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Hệ phương trình bậc nhất hai ẩn có dạng: \[\left\{ \begin{array}{l}ax + by = c\\a'x + b'y = c'\end{array} \right.\,\,\,\,\,\left( I \right),\] ở đó mỗi phương trình \[ax + by = c\] và \[a'x + b'y = c'\] đều là phương trình bậc nhất hai ẩn.

Ta thấy chỉ có hệ phương trình ở phương án A có dạng hệ \[\left( I \right).\]

Vậy ta chọn phương án A.


Câu 5:

Cho hệ phương trình \[\left\{ \begin{array}{l}x - y = 2\\ - x + 4y = 9\end{array} \right.,\] cặp số nào sau đây là nghiệm của hệ phương trình đã cho?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

⦁ Thay \[x = \frac{{17}}{3};y = \frac{{11}}{3}\] vào mỗi phương trình trong hệ, ta được:

\[\frac{{17}}{3} - \frac{{11}}{3} = 2\] (đúng);

\[ - \frac{{17}}{3} + 4 \cdot \frac{{11}}{3} = 9\] (đúng).

Do đó cặp số \[\left( {\frac{{17}}{3};\frac{{11}}{3}} \right)\] là nghiệm của từng phương trình trong hệ.

Vì vậy cặp số \[\left( {\frac{{17}}{3};\frac{{11}}{3}} \right)\] là nghiệm của hệ phương trình đã cho.

⦁ Thay \[x = 17,y = - 11\] vào phương trình \[x - y = 2,\] ta được: \[17 - \left( { - 11} \right) = 28 \ne 2.\]

Suy ra cặp số \[\left( {17; - 11} \right)\] không là nghiệm của phương trình thứ nhất trong hệ.

Do đó cặp số \[\left( {17; - 11} \right)\] không là nghiệm của hệ phương trình đã cho.

Tương tự, thay lần lượt các cặp số \[\left( {\frac{{11}}{3};\frac{{17}}{3}} \right)\] và \[\left( { - 11;0} \right)\] vào hệ phương trình đã cho, ta cũng thấy rằng các cặp số này không phải là nghiệm của hệ phương trình đó.

Vậy ta chọn phương án B.


Câu 6:

II. Thông hiểu

Tất cả các nghiệm của phương trình \[4x + 2y - 6 = 0\] được biểu diễn bởi đường thẳng nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Ta viết phương trình \[4x + 2y - 6 = 0\] thành \[2x + y - 3 = 0,\] tức là \[y = - 2x + 3.\]

Mỗi nghiệm của phương trình \[4x + 2y - 6 = 0\] được biểu diễn bởi một điểm nằm trên đường thẳng \[y = - 2x + 3.\]

Do đó tất cả các nghiệm của phương trình \[4x + 2y - 6 = 0\] được biểu diễn bởi đường thẳng \[y = - 2x + 3.\]

Vậy ta chọn phương án B.


Câu 7:

Với giá trị nào của \[{y_0}\] để cặp số \[\left( {1;{y_0}} \right)\] là nghiệm của phương trình \[ - 5x + 2y = 15?\]

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Thay \[x = 1,y = {y_0}\] vào phương trình đã cho, ta có: \[ - 5 \cdot 1 + 2{y_0} = 15\] hay \[2{y_0} = 20,\] tức là \[{y_0} = 10.\]

Vậy ta chọn phương án D.


Câu 8:

Điểm \[H\left( { - 2;5} \right)\] thuộc đường thẳng nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

⦁ Thay \[x = - 2,y = 5\] vào phương trình đường thẳng \[\left( {{d_1}} \right),\] ta được:

\[ - 5 \cdot \left( { - 2} \right) + 2 \cdot 5 = 20 \ne 11.\]

Do đó \[H\left( { - 2;5} \right) \notin {d_1}.\]

⦁ Thay \[x = - 2,y = 5\] vào phương trình đường thẳng \[\left( {{d_2}} \right),\] ta được:

\[ - 5 \cdot \left( { - 2} \right) + 2 \cdot 5 = 20\] (đúng).

Do đó \[H\left( { - 2;5} \right) \in {d_2}.\]

⦁ Tương tự, ta thay \[x = - 2,y = 5\] vào các phương trình đường thẳng \(\left( {{d_3}} \right)\) và \(\left( {{d_4}} \right)\) thì thấy rằng không thỏa mãn. Như vậy điểm \[H\left( { - 2;5} \right)\] không thuộc đường thẳng \(\left( {{d_3}} \right)\) và \(\left( {{d_4}} \right)\).

Vậy ta chọn phương án B.


Câu 9:

Hai điểm \[P\left( {2;8} \right),Q\left( { - 1;26} \right)\] cùng thuộc đường thẳng nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

⦁ Thay \[x = 2,y = 8\] vào phương trình đường thẳng\(\left( {{d_1}} \right)\), ta được:

\[8 = - 6 \cdot 2 + 20\] (đúng).

Suy ra \[P\left( {2;8} \right) \in {d_1}\] (1)

⦁ Thay \[x = - 1,y = 6\] vào phương trình đường thẳng d1, ta được:

\[26 = - 6 \cdot \left( { - 1} \right) + 20\] (đúng).

Suy ra \[Q\left( { - 1;26} \right) \in {d_1}\] (2)

Từ (1), (2), ta có hai điểm \[P\left( {2;8} \right),Q\left( { - 1;26} \right)\] cùng thuộc đường thẳng \[{d_1}.\]

Vậy ta chọn phương án A.


Câu 10:

Hệ phương trình nào sau đây có nghiệm là \[\left( {2; - 3} \right)?\]

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

⦁ Thay \[x = 2,y = - 3\] vào mỗi phương trình trong hệ ở phương án A, ta được:

\[2 + \left( { - 3} \right) = - 1\] (đúng);

\[ - 3 - 2 \cdot 2 = - 7 \ne 5.\]

Do đó cặp số \[\left( {2; - 3} \right)\] không phải là nghiệm của hệ phương trình ở phương án A.

⦁ Tương tự như vậy, ta có \[\left( {2; - 3} \right)\] không phải là nghiệm của hệ phương trình ở các phương án B, D.

⦁ Thay \[x = 2,y = - 3\] vào mỗi phương trình trong hệ ở phương án C, ta được:

\[2 + \left( { - 3} \right) = - 1\] (đúng);

\[2 \cdot 2 - \left( { - 3} \right) = 7\] (đúng).

Do đó cặp số \[\left( {2; - 3} \right)\] là nghiệm của hệ phương trình ở phương án C.

Vậy ta chọn phương án C.


Câu 11:

Cho hệ phương trình \[\left\{ \begin{array}{l}x - 7y = m\\ - mx + 2y = 9\end{array} \right..\] Khi \[m = 1\] thì hệ phương trình đã cho có nghiệm là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Với \[m = 1,\] hệ phương trình trở thành: \[\left\{ \begin{array}{l}x - 7y = 1\\ - x + 2y = 9\end{array} \right.\] (I)

⦁ Thay \[x = 13,y = 2\] vào từng phương trình trong hệ (I), ta được:

\[13 - 7 \cdot 2 = - 1 \ne 1.\]

\[ - 13 + 2 \cdot 2 = - 9 \ne 9.\]

Do đó cặp số \[\left( {13;2} \right)\] không là nghiệm của hệ (I).

⦁ Tương tự như vậy, ta thu được các cặp số \[\left( {13; - 2} \right),\left( {2; - 13} \right)\] không là nghiệm của hệ (I).

⦁ Thay \[x = - 13,y = - 2\] vào từng phương trình trong hệ (I), ta được:

\[ - 13 - 7 \cdot \left( { - 2} \right) = 1\] (đúng);

\[ - \left( { - 13} \right) + 2 \cdot \left( { - 2} \right) = 9\] (đúng).

Do đó cặp số \[\left( { - 13; - 2} \right)\] là nghiệm của hệ (I).

Vì vậy khi \[m = 1\] thì hệ phương trình đã cho có nghiệm là \[\left( { - 13; - 2} \right).\]

Vậy ta chọn phương án B.


Câu 12:

Cặp số nào sau đây là nghiệm của hệ phương trình \[\left\{ \begin{array}{l}2\left( {x + y} \right) - 3\left( {x - y} \right) = 5\\ - \left( {x + y} \right) + 4\left( {x + y} \right) = - 10\end{array} \right.?\]

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Ta có \[\left\{ \begin{array}{l}2\left( {x + y} \right) - 3\left( {x - y} \right) = 5\\ - \left( {x + y} \right) + 4\left( {x + y} \right) = - 10\end{array} \right.\]

Hay \[\left\{ \begin{array}{l}2x + 2y - 3x + 3y = 5\\ - x - y + 4x + 4y = - 10\end{array} \right.\]

Tức là, \[\left\{ \begin{array}{l} - x + 5y = 5\\3x + 3y = - 10\end{array} \right.\] (I)

⦁ Thay \[x = \frac{{65}}{{18}};y = \frac{5}{{18}}\] vào từng phương trình trong hệ (I), ta được:

\[ - \frac{{65}}{{18}} + 5 \cdot \frac{5}{{18}} = - \frac{{20}}{9} \ne 5.\]

\[3 \cdot \frac{{65}}{{18}} + 3 \cdot \frac{5}{{18}} = \frac{{35}}{3} \ne - 10.\]

Do đó cặp số \[\left( {\frac{{65}}{{18}};\frac{5}{{18}}} \right)\] không là nghiệm của hệ (I).

⦁ Thực hiện tương tự, ta thu được các cặp số \[\left( { - 65;5} \right),\left( {5; - 65} \right)\] không là nghiệm của hệ (I).

⦁ Thay \[x = - \frac{{65}}{{18}};y = \frac{5}{{18}}\] vào từng phương trình trong hệ (I), ta được:

\[ - \left( { - \frac{{65}}{{18}}} \right) + 5 \cdot \frac{5}{{18}} = 5\] (đúng);

\[3 \cdot \left( { - \frac{{65}}{{18}}} \right) + 3 \cdot \frac{5}{{18}} = - 10\] (đúng).

Do đó cặp số \[\left( { - \frac{{65}}{{18}};\frac{5}{{18}}} \right)\] là nghiệm của hệ (I).

Vì vậy cặp số \[\left( { - \frac{{65}}{{18}};\frac{5}{{18}}} \right)\] là nghiệm của hệ phương trình ban đầu.

Vậy ta chọn phương án B.


Câu 13:

III. Vận dụng

Cho phương trình \[3x + \left( {{m^2} + m} \right)y = 6\] có nghiệm \[\left( { - 2;6} \right)\]. Có bao nhiêu giá trị \(m\) thỏa mãn điều kiện trên?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Thay \[x = - 2,y = 6\] vào phương trình đã cho, ta được:

\[3 \cdot \left( { - 2} \right) + \left( {{m^2} + m} \right) \cdot 6 = 6\].

Giải phương trình:

\[3 \cdot \left( { - 2} \right) + \left( {{m^2} + m} \right) \cdot 6 = 6\]

\[6\left( {{m^2} + m} \right) = 12\]

\[{m^2} + m = 2\]

\({m^2} + m - 2 = 0\)

\({m^2} - m + 2m - 2 = 0\)

\(m\left( {m - 1} \right) + 2\left( {m - 1} \right) = 0\)

\(\left( {m - 1} \right)\left( {m + 2} \right) = 0\)

\(m - 1 = 0\) hoặc \(m + 2 = 0\)

\(m = 1\) hoặc \(m = - 2\)

Vậy có hai giá trị \(m\) thỏa mãn yêu cầu đề bài.

Do đó ta chọn phương án C.


Câu 14:

Phương trình \[3x - 2y = 1\] luôn nhận cặp số nào sau đây là nghiệm khi \[m\] thay đổi?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

⦁ Xét phương án A: Thay \[x = 3m - 1,y = 2m - 1\] vào phương trình đã cho, ta được:

\[3 \cdot \left( {3m - 1} \right) - 2 \cdot \left( {2m - 1} \right) = 5m - 1 \ne 1.\]

Do đó cặp số \[\left( {3m - 1;2m - 1} \right)\] không là nghiệm của phương trình đã cho khi \[m\] thay đổi.

⦁ Tương tự, ta thay các cặp \(\left( {x;\,\,y} \right)\) ở phương án B, D vào phương trình đã cho ta thấy rằng cặp số đó không phải là nghiệm của phương trình này khi \[m\] thay đổi.

⦁ Thay \[x = 2m + 1,y = 3m + 1\] vào phương trình đã cho, ta được:

\[3 \cdot \left( {2m + 1} \right) - 2 \cdot \left( {3m + 1} \right) = 6m + 3 - 6m - 2 = 1.\]

Do đó cặp số \[\left( {2m + 1;3m + 1} \right)\] là nghiệm của phương trình đã cho khi \[m\] thay đổi.

Vậy ta chọn phương án C.


Câu 15:

Cho hai số tự nhiên có tổng bằng \[155,\] biết rằng nếu lấy số lớn chia cho số bé thì được thương là \[5\] và số dư là \[17.\] Gọi số bé là \[x,\] số lớn là \[y\] (với \[x,y \in \mathbb{N}\] và \(x < y)\). Khi đó hệ phương trình bậc nhất hai ẩn \[x\] và \[y\] là

</>

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Vì số dư trong phép chia \[y\] cho \[x\] là \[17\] nên \[x > 17.\]

Ta có tổng hai số \[x,y\] bằng \[155\] nên ta có phương trình \[x + y = 155\] (1)

Khi chia \[y\] cho \[x,\] ta được thương là \[5\] và số dư là \[17\] nên ta có phương trình \[y = 5x + 17\] (2)

Từ (1) và (2), ta có hệ phương trình bậc nhất hai ẩn \[x\] và \[y\] là:

\[\left\{ \begin{array}{l}x + y = 155\\y = 5x + 17\end{array} \right.\] hay \[\left\{ \begin{array}{l}x + y = 155\\ - 5x + y = 17\end{array} \right..\]

Vậy ta chọn phương án A.


Bắt đầu thi ngay