IMG-LOGO

Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Toán 9 ( Mới nhất)_ đề 4

  • 14264 lượt thi

  • 16 câu hỏi

  • 90 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Các cặp số (x; y) sau, cặp nào là nghiệm của phương trình x + 2y = 3?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

+ Thay các giá trị x = 3 và y = −2 vào phương trình x + 2y = 3, ta được:

 3 + 2 . (−2) = 3 – 4 = –1 ≠ 3.

Do đó cặp số (3; −2) không phải là nghiệm của phương trình x + 2y = 3.

+ Thay các giá trị x = 0 và y = 1 vào phương trình x + 2y = 3, ta được:

 0 + 2 . 1 = 2 ≠ 3.

Do đó cặp số (0; 1) không phải là nghiệm của phương trình x + 2y = 3.

+ Thay các giá trị x = 1 và y = 0 vào phương trình x + 2y = 3, ta được:

 1 + 2 . 0 = 1 ≠ 3.

Do đó cặp số (1; 0) không phải là nghiệm của phương trình x + 2y = 3.

+ Thay các giá trị x = 1 và y = 1 vào phương trình x + 2y = 3, ta được:

 1 + 2 . 1 = 1 + 2 = 3.

Do đó cặp số (1; 1) không phải là nghiệm của phương trình x + 2y = 3.


Câu 2:

Cặp số (x; y) nào sau đây là nghiệm của hệ phương trình {x+3y=52xy=3

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

{x+3y=52xy=3 

Û {x=53y2xy=3 

Û {x=53y2.(53y)y=3 

Û {x=53y7y=7

 Û {x=2y=1

Vậy cặp số (2; 1) là nghiệm của phương hệ trình.


Câu 3:

Tọa độ giao điểm của hai đường thẳng y = 2x – 3 và y = x – 1 là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Phương trình hoành độ giao điểm của hai đường thẳng là:

2x – 3 = x – 1

Û 2x – x = 3 – 1

Û x = 2.

Thay x = 2 vào phương trình đường thẳng y = 2x – 3 = 2.2 – 3 = 1.

Vậy tọa độ giao điểm của hai đường thẳng là (2; 1).


Câu 4:

Giá trị nào của a thì hệ {ax+y=1x+y=a có vô số nghiệm.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Để hệ phương trình có vô số nghiệm thì: a1=11=1a  a = 1.


Câu 5:

Hai tủ sách có 450 quyển sách, nếu chuyển 50 quyển từ tủ một sang tủ hai thì hai tủ có số sách bằng nhau. Số sách của tủ một là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Gọi x là số sách của tủ 1, y là số sách của tủ 2 (điều kiện: x, y ℕ, 0 < x, y < 450).

Vì hai tủ sách có 450 quyển sách nên: x + y = 450 (1)

Chuyển 50 quyển từ tủ một sang tủ hai thì hai tủ có số sách bằng nhau nên ta có phương trình: x – 50 = y + 50 (2)

Từ (1) và (2), ta có hệ phương trình:

{x+y=450x50=y+50 

Û {x+y=450x=y+100 

Û {y+100+y=450x=y+100 

Û {y=175x=275 (thỏa mãn)

Vậy số sách của tủ một là 275 quyển.


Câu 6:

Giá trị nào của a thì đồ thị hàm số y = ax2 đi qua điểm (−1; 2)?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Thay giá trị của điểm (−1; 2) vào đổ thì hàm số y = ax2 ta được:

2 = a.(−1)2 Û 2 = a.


Câu 7:

Hàm số y = (m − 1)x2 đồng biến với x < 0 khi:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Đề hàm số y = ax2 đồng biến khi x < 0 thì a < 0.

Từ đó ta có m – 1 < 0 Û m < 1.


Câu 8:

Số giá trị nguyên cùa m để đồ thị hàm số y = (2 – m2)x2 nằm phía trên trục hoành là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Để đồ thị hàm số y = ax2 nằm phía trên trục hoành thì a > 0.

Từ đó ta có 2 − m2 > 0 Û m2 < 2 Û 2< m <2.

Do đó tập các giá trị m thỏa mãn là {−1; 0; 1}.

Vậy có ba giá trị m thỏa mãn bài toán.


Câu 9:

Hai điểm A, B (O) sao cho AOB^= 40° thì số đo cung lớn ABlà:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Ta có AOB^= 40° suy ra số đo cung nhỏ AB= 40°.

Mà tổng số đo cung lớn và cung nhỏ của một đường tròn là 360°.

Suy ra số đo cung lớn ABlà: 360° − 40° = 320°.


Câu 10:

ΔABC nội tiếp (O; 6cm), BAC^= 30°, ABC^= 60°, độ dài AB là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Xét ΔABC: ACB^= 180°BAC^ABC^ = 180° − 30° − 60° = 90°.

ΔABC nội tiếp (O) có ACB^= 90° suy ra AB là đường kính.

Do đó AB = 2R = 2.6 = 12 (cm).


Câu 11:

Điểm A thuộc nửa đường tròn (O;6cm) đường kính BC sao cho diện tích ΔABC lớn nhất. Khi đó số đo cung AClà:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Điểm A thuộc nửa đường tròn (O;6cm) đường kính BC sao cho diện tích ΔABC lớn nhất. Khi đó số đo cung AC  là: (ảnh 1)

Kẻ Dây AD vuông góc BC cắt ABC tại H.

Ta có H là trung điểm AD (BC là đường kính vuông góc với dây cung AD thì đi qua trung điểm dây cung). Suy ra AH=12AD

Diện tích tam giác ABC là: 12AH.BC=14AD.BC

Diện tích tam giác ABC lớn nhất khi và chỉ khi AD lớn nhất. Mà AD là dây cung của đường tròn (O) lớn nhất khi AD là đường kính khi đó H trùng với O.

Khi đó số đo cung AC=AOC^=AHC^=90° (do AH vuông góc BC)


Câu 12:

Cho (O;R), AB là dây cung của đường (O) sao cho AB = R3. M là một điểm trên cung lớn AB. Số đo cung AMBlà bao nhiêu?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Cho (O;R), AB là dây cung của đường (O) sao cho AB = R căn 3 . M là một điểm trên cung lớn AB. Số đo cung AMB là bao nhiêu? (ảnh 1)

Kẻ OH vuông góc AB (HBC).

Ta có:

H là trung điểm AB (đường kính vuông góc dây cung thì đi qua trung điểm của dây)

Suy ra AH = AB2=32R.

sin AOH^ = AHAO=32.RR=32 AOH^= 60°.

Ta có: OA = OB = R.

Suy ra tam giác OAB cân.

Tam giác OAB có OH là đường cao suy ra OH cũng là đường phân giác

Do đó AOB^=2AOH^=2. 60° = 120°.

Số đo cung ABnhỏ =AOB^= 120°.

Số đo cung AMB = 360° − Số đo cung ABnhỏ = 360 – 120 = 240°.


Câu 13:

Giải các phương trình, hệ phương trình sau:

a. {2xy=14x+5y=33

b. 2x2 – 9x – 5 = 0

Xem đáp án

a. {2xy=14x+5y=33 

Û {y=2x+14x+5y=33 

Û {y=2x+14x+5(2x+1)=33 

Û {y=2x+114x=28

Û {x=2y=5

Vậy phương trình có cặp nghiệm (x; y) là (2; 5).

b. 2x2 – 9x – 5 = 0

Tính ∆ = b2 – 4ac. Phương trình có các hệ số là a = 2; b = –9; c = –5.

∆ = 92 – 4.2.(−5) = 81 + 40 = 121 > 0

Do ∆ > 0, áp dụng công thức nghiệm, phương trình có hai nghiệm phân biệt:

x1 = (9)+1212.2=5; x2 = (9)1212.2=12.

Vậy phương trình có tập nghiệm là S = {5;12}.


Câu 14:

Cho (P): y = 12x2 và (d): y = x – 4

a. Vẽ (P) và (d) trên cùng một mặt phẳng tọa độ.

b. Tìm tọa độ giao điểm của (P) và (d) bằng phép tính.

Xem đáp án

Vẽ (P):

Bảng giá trị:

x

−2

−1

0

1

2

y = 12x2

−2

0

−2

Trên mặt phẳng tọa độ lấy các điểm:

 A(−2; −2); B(1;  12); O(0; 0); C(1;  12); D(2; −2).

Vẽ (d)

Đường thẳng (d): y = x – 4 có a = 1, b = −4

đi qua hai điểm có tọa độ (0; b) và (ba;  0).

Do đó, hai điểm thuộc đường thẳng (d) là M(0; −4) và N(4; 0).

Cho (P): y =  -1/2x^2 và (d): y = x – 4  a. Vẽ (P) và (d) trên cùng một mặt phẳng tọa độ. b. Tìm tọa độ giao điểm của (P) và (d) bằng phép tính. (ảnh 1)

b. Phương trình hoành độ giao điểm của (P) và (d) là:

12x2=x4

Û x2 + 2x – 8 = 0

Û x2 + 4x – 2x – 8 = 0

Û x(x + 4) – 2(x + 4) = 0

Û (x + 4)(x – 2) = 0

Û [x=4x=2

Với x = −4 thì y = x – 4 = −4 – 4 = −8.

Do đó, ta có tọa độ giao điểm của (P) và (d) là A(−4; −8).

Với x = 2 thì y = x – 4 = 2 – 4 = −2.

Do đó, ta có tọa độ giao điểm của (P) và (d) là B(2; −2).

Vậy hai đồ thị hàm số trên có 2 giao điểm là A(−4; 8) và B(2; −2).


Câu 15:

Hai khách du lịch xuất phát đồng thời từ hai thành phố A và B cách nhau 53km. Họ đi ngược chiều và gặp nhau sau 2h. Hỏi vận tốc của mỗi người, biết rằng khi gặp nhau người thứ hai đi được nhiều hơn người thứ nhất 3km.

Xem đáp án

Gọi x (km/h) là vận tốc của người thứ nhất (x > 0)

y (km/h) là vận tốc của người thứ hai (y > 0)

Quãng đường đi được của người thứ nhất: 2x (km)

Quãng đường đi được của người thứ hai: 2y (km)

Hai người đi ngược chiều và gặp nhau nên ta có: 2x + 2y = 53 (km) (1)

Người thứ hai đi được nhiều hơn người thứ nhất 3km nên ta có: 2y − 2x = 3 (km) (2)

Từ (1) và (2), ta có hệ phương trình:

{2x+2y=532y2x=3 

Lấy phương trình (1) + phương trình (2) và lấy phương trình (2) trừ phương trình (1) có:

{4y=564x=50 Û {x=12,5y=14(thỏa mãn)

Vậy vận tốc người thứ nhất là 12,5 km/h, vận tốc người thứ hai là 14 km/h.


Câu 16:

Cho đường tròn (O) và một điểm A nằm ngoài đường tròn (O). Qua điểm A vẽ hai tiếp tuyến AB, AC đến (O) (B, C là tiếp điểm) và cát tuyến AMN không qua O (M nằm giữa A và N). Gọi H là giao điểm của OA và BC. Chứng minh rằng.

a. Tứ giác ABOC nội tiếp.

b. OA BC

c. AB2 = AM.AN

d. AMH^=AON^

Xem đáp án

Cho đường tròn (O) và một điểm A nằm ngoài đường tròn (O). Qua điểm A vẽ hai tiếp tuyến AB, AC đến (O) (B, C là tiếp điểm) và cát tuyến AMN không qua O (M nằm giữa A và N). Gọi H là giao điểm của OA và BC. Chứng minh rằng. (ảnh 1)

a. Ta có:

OBA^= 90° (AB là tiếp tuyến của (O))

OCA^= 90° (AC là tiếp tuyến của (O))

Xét tứ giác ABOC có OBA^+OCA^= 90° + 90° = 180°

Suy ra tứ giác ABOC nội tiếp.

b. Ta có:

AB = AC (tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau)

OB = OC = R.

Suy ra OA là đường trung trực của BC dẫn đến OA vuông góc BC.

c. Xét ∆ ABM và ∆ ANB có:

NAB^ là góc chung

ANB^=ABM^ (Góc nội tiếp và góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cùng chắn cung BM)

Suy ra ∆ ABM  ∆ ANB (g.g)

Từ đó suy ra ABAN=AMABAB2=AM.AN(điều phải chứng minh)

d. ∆ ABM đồng dạng ∆ ANB (cmt) nên ta có:

AB2 = AM.AN

Mà ta cũng có AB2 = AH.AO (∆ ABO vuông tại B có đường cao BH)

Suy ra AM.AN = AH.AO Û AMAO=AHAN

Xét ∆ AMH và ∆ AON có:

OAN^ là góc chung

AMAO=AHAN (cmt)

Suy ra ∆ AMH  ∆ AON (c.g.c)

Từ đó suy ra AMH^=AON^ (hai góc tương ứng).

 


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương