Chủ nhật, 22/12/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 8 Toán Tổng hợp Lý thuyết & Trắc nghiệm Chương 3 Đại số 8

Tổng hợp Lý thuyết & Trắc nghiệm Chương 3 Đại số 8

Tổng hợp Lý thuyết & Trắc nghiệm Chương 3 Đại số 8

  • 1658 lượt thi

  • 68 câu hỏi

  • 100 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Một phương trình bậc nhất một ẩn có mấy nghiệm? 

Xem đáp án

Một phương trình bậc nhất một ẩn luôn có một nghiệm duy nhất.

(lưu ý vì đây là phương trình bậc nhất một ẩn nên a ≠ 0, do đó phương trình luôn có một nghiệm duy nhất. Không có trường hợp a = 0.)

Chọn đáp án B.


Câu 2:

Trong các phương trình sau, phương trình nào là phương trình một ẩn?

Xem đáp án

+ Một phương trình với ẩn x là hệ thức có dạng A( x ) = B( x ), trong đó A( x ) gọi là vế trái, B( x ) gọi là vế phải.

+ Nghiệm của phương trình là giá trị của ẩn x thoả mãn (hay nghiệm đúng) phương trình.

Nhận xét:

+ Đáp án A: là phương trình một ẩn là x

+ Đáp án B: là phương trình hai ẩn là x,y

+ Đáp án C: là phương trình hai ẩn là a,b

+ Đáp án D: là phương trình ba ẩn là x,y,z

Chọn đáp án A.


Câu 3:

Nghiệm x = 2 là nghiệm của phương trình ?

Xem đáp án

+ Đáp án A: 5x + 1 = 11 ⇔ 5x = 10 ⇔ x = 10/5 = 2 → Đáp án A đúng.

+ Đáp án B: - 5x = 10 ⇔ x = 10/ - 5 = - 2 → Đáp án B sai.

+ Đáp án C: 4x - 10 = 0 ⇔ 4x = 10 ⇔ x = 5/2 → Đáp án C sai.

+ Đáp án D: 3x - 1 = x + 7 ⇔ 3x - x = 7 + 1 ⇔ 2x = 8 ⇔ x = 4 → Đáp án D sai.

Chọn đáp án A.


Câu 4:

Trong các phương trình sau, cặp phương trình nào tương đương?

Xem đáp án

Hai phương trình tương đương nếu chúng có cùng một tập hợp nghiệm.

Đáp án A:

+ Phương trình x = 2 có tập nghiệm S = { 2 }

+ Phương trình x( x - 2 ) = 0 ⇔ Bài tập tổng hợp chương 3 Đại số 8 | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án có tập nghiệm là S = { 0;2 }

→ Hai phương trình không tương đương.

Đáp án B:

+ Phương trình x - 2 = 0 có tập nghiệm S = { 2 }

+ Phương trình 2x - 4 = 0 có tập nghiệm là S = { 2 }

Hai phương trình tương đương.

Đáp án C:

+ Phương trình 3x = 0 có tập nghiệm là S = { 0 }

+ Phương trình 4x - 2 = 0 có tập nghiệm là S = { 1/2 }

→ Hai phương trình không tương đương.

Đáp án D:

+ Phương trình x2-9=0 ⇔ x = ± 3 có tập nghiệm là S = { ± 3 }

+ Phương trình 2x - 8 = 0 có tập nghiệm là S = { 4 }

→ Hai phương trình không tương đương.

Chọn đáp án B.


Câu 5:

Tập nghiệm của phương trình 4x - 12 = 0 là ?

Xem đáp án

Ta có: 4x - 12 = 0 ⇔ 4x = 12 ⇔ x = 3

→ Phương trình có tập nghiệm là S = { 3 }

Chọn đáp án C.


Câu 6:

Phương trình - 12x = 5 có nghiệm là ? 

Xem đáp án

Ta có: - 1/2x = 5 ⇔ x = 5/( - 1/2) = - 10.

Vậy phương trình có tập nghiệm là x = - 10.

Chọn đáp án B.


Câu 7:

Nghiệm của phương trình 3x - 2 = - 7 là? 

Xem đáp án

Ta có: 3x - 2 = - 7 ⇔ 3x = - 7 + 2 ⇔ 3x = - 5

⇔ x = - 5/3

Vậy nghiệm của phương trình là x = - 5/3

Chọn đáp án B.


Câu 8:

Nghiệm của phương trình y5 - 5 = - 5 là?

Xem đáp án

Ta có: y/5 - 5 = - 5 ⇔ y/5 = - 5 - ( - 5) ⇔ y/5 = 0

⇔ y = 5.0 ⇔ y = 0.

Vậy nghiệm của phương trình là y = 0.

Chọn đáp án C.


Câu 9:

Giá trị của m để phương trình 2x = m + 1 có nghiệm x = - 2 là?

Xem đáp án

Phương trình 2x = m + 1 có nghiệm x = - 2

Khi đó ta có: 2.( - 2 ) = m + 1 ⇔ m + 1 = - 4 ⇔ m = - 5.

Vậy m = - 5 là giá trị cần tìm.

Chọn đáp án C.


Câu 10:

Tập nghiệm của phương trình - 4x + 7 = - 1 là? 

Xem đáp án

Ta có: - 4x + 7 = - 1 ⇔ - 4x = - 1 - 7 ⇔ - 4x = - 8

⇔ x = - 8/ - 4 ⇔ x = 2.

Vậy phương trình có tập nghiệm là S = { 2 }.

Chọn đáp án A.


Câu 11:

x = 13 là nghiệm của phương trình nào sau đây? 

Xem đáp án

+ Đáp án A: 3x - 2 = 1 ⇔ 3x = 3 ⇔ x = 1 → Loại.

+ Đáp án B: 3x - 1 = 0 ⇔ 3x = 1 ⇔ x = 1/3 → Chọn.

+ Đáp án C: 4x + 3 = - 1 ⇔ 4x = - 4 ⇔ x = - 1 → Loại.

+ Đáp án D: 3x + 2 = - 1 ⇔ 3x = - 3 ⇔ x = - 1 → Loại.

Chọn đáp án B.


Câu 12:

Giá trị của m để cho phương trình sau nhận x = 2 làm nghiệm: 3x - 2m = x + 5 là:

Xem đáp án

Phương trình 3x - 2m = x + 5 có nghiệm là x = 2

Khi đó ta có: 3.2 - 2m = 2 + 5 ⇔ 2m = - 1

⇔ m = - 1/2.

Vậy m = - 1/2 là giá trị cần tìm.

Chọn đáp án A.


Câu 13:

Nghiệm của phương trình x-15 + x-16 -x-17 =0 là 

Xem đáp án

Phương trìnhBài tập tổng hợp chương 3 Đại số 8 | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án

Bài tập tổng hợp chương 3 Đại số 8 | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án

Vậy phương trình có nghiệm là x = 1

Chọn đáp án A.


Câu 14:

Nghiệm của phương trình (3x+2)(x+2)2-32(x+1)2=x-12

Xem đáp án

Phương trìnhBài tập tổng hợp chương 3 Đại số 8 | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án

3x2+8x+4-3(x2+2x+1)=x-1

⇔ x + 2 = 0 ⇔ x = - 2

Vậy phương trình có nghiệm x = - 2

Chọn đáp án A.


Câu 15:

Giải phương trình sau: 2x+1x-2 +2xx+1 =4.  

Xem đáp án

Điều kiện xác định: x ≠ 2; x ≠ -1

Bài tập: Phương trình chứa ẩn ở mẫu | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án

Kết hợp điều kiện, vậy nghiệm phương trình đã cho là x = - 3

Chọn đáp án D 


Câu 16:

Nghiệm của phương trình 5x-36 -x+1 = 1-x+13 là 

Xem đáp án

Phương trình

Bài tập tổng hợp chương 3 Đại số 8 | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án

Vậy phương trình có nghiệm x = 1

Chọn đáp án B.


Câu 17:

Nghiệm của phương trình - 8( 1,3 - 2x ) = 4( 5x + 1 ) là:

Xem đáp án

Phương trình - 8( 1,3 - 2x ) = 4( 5x + 1 )

Bài tập tổng hợp chương 3 Đại số 8 | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án

⇔ 4x + 72/5 = 0 ⇔ x = - 18/5

Vậy phương trình có nghiệm x = - 18/5

Chọn đáp án C.


Câu 18:

Nghiệm của phương trình 3(x+2)+2  6-2 = 3x+42  +2x+55 là 

Xem đáp án

Phương trình

Bài tập tổng hợp chương 3 Đại số 8 | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án

Vậy phương trình có nghiệm Bài tập tổng hợp chương 3 Đại số 8 | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án

Chọn đáp án A.


Câu 19:

Nghiệm của phương trình 8x+54 -3x+12 =2x+1 2+ x+44

Xem đáp án

Phương trình Bài tập tổng hợp chương 3 Đại số 8 | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án

⇔ 8x + 5 - 2(3x + 1) = 2(2x + 1) + x + 4

⇔ 8x + 5 - 6x - 2 = 4x + 2 + x + 4

⇔ 2x + 3 = 5x + 6

⇔ - 3x - 3 = 0

⇔ x = - 1

Vậy phương trình có nghiệm x = - 1

Chọn đáp án C.


Câu 20:

Nghiệm của phương trình 2(x+6)3 + x+132 - 5(x-1)6 = x+13 +11 là 

Xem đáp án

Phương trình

Bài tập tổng hợp chương 3 Đại số 8 | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án

Vậy phương trình có vô số nghiệm.

Chọn đáp án A.


Câu 21:

Tìm các giá trị của x để biểu thức sau có giá trị bằng 2:

3x+1 1-3x + 3+x 3-x 

Xem đáp án

Điều kiện: 

Bài tập: Phương trình chứa ẩn ở mẫu | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án

Để biểu thức đã cho có giá trị bằng 2 thì:

Bài tập: Phương trình chứa ẩn ở mẫu | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án

Kết hợp điều kiện phương trình đã cho có 2 nghiệm là x = 0 và x = 53

Chọn đáp án A


Câu 22:

Nghiệm của phương trình ( x - 2 )( x + 1 ) = 0 là: 

Xem đáp án

Phương trình ( x - 2 )( x + 1 ) = 0

Bài tập tổng hợp chương 3 Đại số 8 | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án

Vậy nghiệm của phương trình là x = 2;x = - 1

Chọn đáp án D.


Câu 23:

Nghiệm của phương trình 2x(x-1)=x2-4x-1 là:


Câu 24:

Tập nghiệm của phương trình x3+(x+1)3=(2x+1)3 là: 


Câu 25:

Giá trị của m để phương trình ( x + 3 )( x + 1 - m ) = 4 có nghiệm x = 1 là?

Xem đáp án

Do phương trình ( x + 3 )( x + 1 - m ) = 4 có nghiệm x = 1 nên ta có:

(1 + 3)(1 + 1 - m) = 4

⇔ 4(2 - m) = 4

⇔ 2 - m = 1

⇔ m = 1

Vậy m = 1.

Chọn đáp án A.


Câu 28:

Nghiệm của phương trình x4+(x-4)4=82 là: 

Xem đáp án

x = 3;x = 1

Vậy nghiệm của phương trình là x = 1;x = 3

Chọn đáp án B


Câu 29:

Tìm nghiệm của phương trình sau: xx+1 -2x+3x = -3x+1 -3x.

Xem đáp án

Bài tập: Phương trình chứa ẩn ở mẫu | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án

Kết hợp điều kiện thì nghiệm của phương trình đã cho là x = 1

Chọn đáp án D


Câu 30:

Giải phương trình sau: 1x-1-3x2x3-1=2xx2+x+1 

Xem đáp án

Bài tập: Phương trình chứa ẩn ở mẫu | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án

Kết hợp điều kiện ta được nghiệm của phương trình đã cho là x = -1 và x = -12

Chọn đáp án C 


Câu 31:

Giá trị của m để phương trình (2x - m)/(3x + 1) = 2 có nghiệm x = 1 là?

Xem đáp án

Phương trình (2x - m)/(3x + 1) = 2 có nghiệm x = 1 nên ta có:

(2.1 - m)/(3.1 + 1) = 2

⇔ (2 - m)/4 = 2

⇔ 2 - m = 8

⇔ m = - 6

Vậy m = - 6

Chọn đáp án B.


Câu 32:

Nghiệm của phương trình x+1x-2 -x+1x-4=x+1x-3 - x+1x-5

Xem đáp án

ĐKXD: x ≠ {2, 3, 4, 5}

Phương trìnhBài tập tổng hợp chương 3 Đại số 8 | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án

Bài tập tổng hợp chương 3 Đại số 8 | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án

Bài tập tổng hợp chương 3 Đại số 8 | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án

Bài tập tổng hợp chương 3 Đại số 8 | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án

Bài tập tổng hợp chương 3 Đại số 8 | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án

Bài tập tổng hợp chương 3 Đại số 8 | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án

Vậy nghiệm của phương trình là x = - 1;x = 7/2

Chọn đáp án C.


Câu 33:

Tìm hai số tự nhiên chẵn liên tiếp biết biết tích của chúng là 24 là:

Xem đáp án

Gọi 2 số chẵn liên tiếp cần tìm là x;x + 2 (x > 0;x ∈ Z)

Theo bài ra ta có: x(x + 2) = 24 x2+2x-24=0x2+6x-4x-24=0

⇔x(x + 6) - 4(x + 6) = 0

⇔ (x - 4)(x + 6) = 0 ⇔ x = 4 (Do x + 6 > 0∀ x > 0 )

Vậy hai số cần tìm là 4;6.

Chọn đáp án B.


Câu 34:

Một hình chữ nhật có chiều dài hơn chiều rộng 3cm. Chu vi hình chữ nhật là 100cm. Chiều rộng hình chữ nhật là:

Xem đáp án

Gọi chiều rộng hình chữ nhật là x(cm) (x > 0)

→ Chiều dài hình chữ nhật là x + 3(cm)

Do chu vi hình chữ nhật là 100cm nên ta có:

2[ x + (x + 3) ] = 100 ⇔ 2x + 3 = 50 ⇔ x = 23,5

Vậy chiều rộng hình chữ nhật là 23,5cm

Chọn đáp án A.


Câu 35:

Một xe đạp khởi hành từ điểm A, chạy với vận tốc 15 km/h. Sau đó 6 giờ, một xe hơi đuổi theo với vận tốc 60 km/h. Hỏi xe hơi chạy trong bao lâu thì đuổi kịp xe đạp? 

Xem đáp án

Gọi t ( h ) là thời gian từ lúc xe hơi chạy đến lúc đuổi kịp xe đạp; t > 0.

⇒ t + 6 ( h ) là thời gian kể từ lúc xe đạp đi đến lúc xe hơi đuổi kịp.

+ Quãng đường xe đạp đi được là s1 = 15( t + 6 ) km.

+ Quãng đường xe hơi đi được là s2 = 60t km.

Vì hai xe xuất phát tại điểm A nên khi gặp nhau s1 = s2.

Khi đó ta có: 15(t + 6) = 60t ⇔ 60t - 15t = 90 ⇔ t = 2(h) (thỏa mãn)

Vậy xe hơi chạy được 2 giờ thì đuổi kịp xe đạp.

Chọn đáp án B.


Câu 36:

Một người đi từ A đến B. Trong nửa quãng đường đầu người đó đi với vận tốc 20km/h phần đường còn lại đi với tốc độ 30km/h. Vận tốc trung bình của người đó khi đi từ A đến B là:

Xem đáp án

Gọi vận tốc trung bình của người đó là: x(km/h) (x > 0)

Gọi độ dài nửa quãng đường AB là: a(km)

Khi đó ta có:

+ Thời gian đi nửa quãng đường đầu là: a/20(h)

+ Thời gian đi nửa quãng đường sau là: a/30(h)

→ Thời gian đi cả quãng đường AB là:

Do đó ta có:Bài tập tổng hợp chương 3 Đại số 8 | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án

Bài tập tổng hợp chương 3 Đại số 8 | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án

Vậy vận tốc cần tìm là 24km/h

Chọn đáp án B.


Câu 37:

Hai lớp A và B của một trường trung học tổ chức cho học sinh tham gia một buổi meeting. Người ta xem xét số học sinh mà một học sinh lớp A nói chuyện với học sinh lớp B thì thấy rằng: Bạn Khiêm nói chuyện với 5 bạn, bạn Long nói chuyện với 6 bạn, bạn Tùng nói chuyện với 7 bạn,…và đến bạn Hải là nói chuyện với cả lớp B. Tính số học sinh lớp B biết 2 lớp có tổng cộng 80 học sinh. 

Xem đáp án

Gọi số học sinh lớp A là x (0 < x < 80, x ∈ N)

Bạn thứ nhất của lớp A (Khiêm) nói chuyện với 4 + 1 bạn

Bạn thứ hai của lớp A (Long) nói chuyện với 4 + 2 bạn

Bạn thứ ba của lớp A (Tùng) nói chuyện với 4 + 3 bạn

…………………

Bạn thứ x của lớp A (Hải) nói chuyện với bạn

Do đó số học sinh lớp B là 4 + x

Vì 2 lớp có tổng cộng 80 học sinh nên ta có:

x + (4 + x) = 80

⇔ 2x - 76 = 0

⇔ x = 38

Vậy số học sinh lớp B là: 80 - 38 = 42 (Học sinh)

Chọn đáp án B.


Câu 38:

Khiêm đi từ nhà đến trường Khiêm thấy cứ 10 phút lại gặp một xe buýt đi theo hướng ngược lại. Biết rằng cứ 15 phút lại có 1 xe buýt đi từ nhà Khiêm đến trường là cũng 15 phút lại có 1 xe buýt đi theo chiều ngược lại. Các xe chuyển động với cùng vận tốc. Hỏi cứ sau bao nhiêu phút thì có 1 xe cùng chiều vượt qua Khiêm. 

Xem đáp án

Gọi thời gian phải tìm là x (Phút)

Gọi thời gian Khiêm đi từ nhà đến trường là a (Phút)

Số xe Khiêm gặp khi đi từ nhà đến trường đi theo hướng ngược lại là: a/10

Số xe Khiêm gặp khi đi từ nhà đến trường đi theo hướng cùng chiều là: a/x

Số xe đi qua Khiêm khi Khiêm đi từ nhà đến trường cũng chính là số xe đã đi trên đoạn đường từ nhà Khiêm đến trường theo cả 2 chiều là:Bài tập tổng hợp chương 3 Đại số 8 | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án

Ta có phương trình:Bài tập tổng hợp chương 3 Đại số 8 | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án

Bài tập tổng hợp chương 3 Đại số 8 | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án

Vậy cứ sau 30 phút lại có xe cùng chiều vượt qua Khiêm.

Chọn đáp án C.


Câu 39:

Mẹ hơn con 24 tuổi. Sau 2 năm nữa thì tuổi mẹ gấp 3 lần tuổi con. Tuổi của con hiện nay là:

Xem đáp án

Gọi số tuổi của con hiện tại là x (Tuổi) (x ∈ N*)

→ số tuổi của mẹ hiện nay là x + 24 (Tuổi)

Theo bài ra ta có: 3(x + 2) = x + 24 + 2

⇔ 2x - 20 = 0

⇔ x = 10

Vậy hiện tại tuổi của con là 10 tuổi.

Chọn đáp án B.


Câu 40:

Phương trình (1) và (2) có tương đương hay không?

(1) x - 1 = 4

(2) (x - 1)x = 4x

Xem đáp án

Phương trình (1) x - 1 = 4 có tập nghiệm S1 = 5

Phương trình (2): (x - 1)x = 4x ⇔ (x - 1)x - 4x = 0 ⇔ (x - 5)x = 0

Phương trình (2) có tập nghiệm là S2 = 0;5

Vì S1 ≠ S2 nên hai phương trình (1) và (2) không tương đương.


Câu 43:

Cho phương trình 2(x + 3) – 3 = 3 – x.

x = - 3 có thỏa mãn phương trình không

Xem đáp án

Với x = -3 thì

VT = 2(x + 3) – 3 = 2(– 3 + 3) – 3 = 2. 0 – 3 = 0 – 3 = – 3

Ta có: VP = 3 – x = 3 – (– 3) = 6 ≠ – 3

Vậy x = - 3 không thỏa mãn phương trình


Câu 44:

Cho phương trình 2(x + 3) – 3 = 3 – x.

x = 0 có là một nghiệm của phương trình không?

Xem đáp án

Với x = 0 thì

VT = 2(0 + 3) – 3 = 2.3 – 3 = 6 – 3 = 3

Ta có: VP = 3 – x = 3 – 0 = 3 = VT

⇒ x = 0 có là một nghiệm của phương trình

Vậy x = 0 là nghiệm của phương trình.


Câu 45:

Tìm giá trị của m sao cho phương trình sau nhận x = 2 làm nghiệm: 3x - 2m = x + 5.

Xem đáp án

Phương trình 3x - 2m = x + 5 nhận x = 2 làm nghiệm nên ta có:

3.2 - 2m = 2 + 5

⇔ 2m = - 1 ⇔ m = - 1/2

Vậy m = - 1/2


Câu 46:

Tìm giá trị của m, biết rằng phương trình: nhận x = 2 làm nghiệm: 5m - 7x = 3x

Xem đáp án

Phương trình 5m - 7x = 3x nhận x = 2 làm nghiệm nên ta có:

5m - 7.2 = 3.2 ⇔ 5m = 20 ⇔ m = 4

Vậy m = 4


Câu 47:

Giải phương trình: 3x + 1 = x + 2

Xem đáp án

Phương trình ⇔ 2x - 1 = 0 ⇔ x = 1/2

Vậy phương trình có nghiệm x = 1/2


Câu 48:

Giải phương trình: (x-1)2=x2+6x-3

Xem đáp án

Phương trình x2-2x+1=x2+6x-3

⇔ - 8x + 4 = 0

⇔ x = 1/2

Vậy phương trình có nghiệm x = 1/2


Câu 49:

Giải phương trình: x2+5=6x-4

Xem đáp án

Phương trình x2-6x+9=0

(x-3)2=0

⇔ x = 3

Vậy phương trình có nghiệm x = 3


Câu 50:

Giải phương trình: x(x + 3) = (3 - x)(1 + x)

Xem đáp án

⇔ 2x(x - 1) + 3(x - 1) = 0

⇔ (x - 1)(2x + 3) = 0

Bài tập tổng hợp chương 3 Đại số 8 | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án

Vậy tập nghiệm của phương trình là S = { - 3/2;1 }


Câu 53:

Giải các phương trình sau x-22 -2x+14 = 5x+112

Xem đáp án

Ta có:Bài tập tổng hợp chương 3 Đại số 8 | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án

Bài tập tổng hợp chương 3 Đại số 8 | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án

Bài tập tổng hợp chương 3 Đại số 8 | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án

⇔ 5x + 1 = - 15 ⇔ x = - 16/5

Vậy tập nghiệm của phương trình là S = { - 16/5 }


Câu 54:

Giải các phương trình sau 4x-13 - x-22 =3x+25

Xem đáp án

Ta có:

Bài tập tổng hợp chương 3 Đại số 8 | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án

Vậy tập nghiệm của phương trình là S = { - 8/7 }


Câu 55:

Giải phương trình: 1x-1 + 1x-2 = 1x+2 + 1x+1

Xem đáp án

ĐKXĐ: x ≠ ± 1;x ≠ ± 2

Phương trình

Bài tập tổng hợp chương 3 Đại số 8 | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án

Vậy tập nghiệm của phương trình là S = { ± √ 2 }


Câu 56:

Mẫu số của một phân số lớn hơn tử của nó là 5 đơn vị, nếu tăng cả tử thêm 2 đơn vị và mẫu thêm 4 đơn vị, thì được một phân số mới bằng phân số ban đầu . Tìm phân số cho ban đầu

Xem đáp án

Gọi tử số của phân số ban đầu là a, theo bài ra ta có:

Bài tập tổng hợp chương 3 Đại số 8 | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án

(Điều kiện: a ≠ - 5;a ≠ - 9 )

a(a + 9) = (a + 2)(a + 5)

a2+9a=a2+7a+10

⇔ 2a = 10 ⇔ a = 5 (Thỏa mãn)

Vậy phân số cần tìm là: 5/10


Câu 57:

Giải phương trình: 2(x+1)(8x+7)2(4x+3)=9

Xem đáp án

⇔ Bài tập tổng hợp chương 3 Đại số 8 | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án

Bài tập tổng hợp chương 3 Đại số 8 | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án

Với t = 3 ⇒ x = - 1/2

Với t = - 3 ⇒ x = - 5/4

Vậy tập nghiệm của phương trình là S = { - 1/2; - 5/4 }


Câu 59:

Giải phương trình: x4+x3+x2+x+1=0

Xem đáp án

Ta thấy x = 1 không phải nghiệm của phương trình nên nhân 2 vế của phương trình với x - 1 ta có: 

⇔ x = 1(KTM)

Vậy phương trình đã cho vô nghiệm.


Câu 61:

Giải các phương trình sau: x+1x2+x+1-x-1x2-x+1=2(x+2)2x6-1 

Xem đáp án

ĐKXĐ: x ≠ 1 hoặc x = -1.

Ta có:Bài tập: Phương trình chứa ẩn ở mẫu | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án

Bài tập: Phương trình chứa ẩn ở mẫu | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án

Bài tập: Phương trình chứa ẩn ở mẫu | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án

⇔ 8x = - 10 ⇔ x = - 5/4.

Vậy phương trình đã cho có nghiệm là x = - 5/4. 


Câu 62:

Giải các phương trình sau x-604 +x-583 +x-562 +x=71

Xem đáp án

Ta có:Bài tập tổng hợp chương 3 Đại số 8 | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án

Bài tập tổng hợp chương 3 Đại số 8 | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án

Bài tập tổng hợp chương 3 Đại số 8 | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án

Bài tập tổng hợp chương 3 Đại số 8 | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án

⇔ x - 64 = 0 ⇔ x = 64

Vậy phương trình đã cho có nghiệm là x = 64


Câu 63:

Giải phương trình xx-1 -xx-2 = xx-2 -xx-4

Xem đáp án

ĐKXĐ: x ≠ 1;x ≠ 2;x ≠ 3;x ≠ 4

Phương trìnhBài tập tổng hợp chương 3 Đại số 8 | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án

Bài tập tổng hợp chương 3 Đại số 8 | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án

Bài tập tổng hợp chương 3 Đại số 8 | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án

Bài tập tổng hợp chương 3 Đại số 8 | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án

Vậy tập nghiệm của phương trình là S = { 0;5/2 }


Câu 65:

Giải các phương trình sau: 1- x-1x+1 (x+2) = x+1x-1 + x-1x+1 

Xem đáp án

ĐKXĐ:Bài tập: Phương trình chứa ẩn ở mẫu | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án

Ta có:Bài tập: Phương trình chứa ẩn ở mẫu | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án

Bài tập: Phương trình chứa ẩn ở mẫu | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án

Bài tập: Phương trình chứa ẩn ở mẫu | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án

⇔ 2x = 6 ⇔ x = 3.

Vậy phương trình đã cho có nghiệm là x = 3. 


Bắt đầu thi ngay