Đề kiểm tra cuối kỳ 2 Toán 8 có đáp án ( Mới nhất)_ đề 1
-
6152 lượt thi
-
10 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Phương trình nào sau đây là phương trình bậc nhất một ẩn?
Phương trình bậc nhất một ẩn là phương trình có dạng ax + b = 0, với a và b là hai số đã cho và a ≠ 0.
Xét các phương trình ở các đáp án A, B, C, D:
• Phương trình 0x + 25 = 0 có hệ số a = 0 nên không phải là phương trình bậc nhất một ẩn.
• Phương trình không có dạng ax + b = 0 nên không phải là phương trình bậc nhất một ẩn.
• Phương trình x + y = 0 có chứa hai ẩn x và y nên không phải là phương trình bậc nhất một ẩn.
• Phương trình có dạng ax + b = 0 (với a = 5 ≠ 0 và ) nên phương trình đã cho là phương trình bậc nhất một ẩn.
Vậy chọn đáp án D.
Câu 2:
Tập nghiệm của phương trình x2 – x = 0 là:
Ta có: x2 – x = 0
Û x(x – 1) = 0
Û x = 0 hoặc x – 1 = 0
Û x = 0 hoặc x = 1.
Do đó tập nghiệm của phương trình đã cho là S = {0; 1}.
Vậy chọn đáp án B.
Câu 3:
Bất đẳng thức nào sau đây là đúng?
Xét các bất đẳng thức ở các đáp án A, B, C, D, ta được:
• Ta có: (−5) . 3 = −15 ≤ 16. Do đó, đáp án A đúng.
• Ta có: (−5) + 3 = −2 < 1. Do đó, đáp án B sai.
• Ta có: 15 + (−3) = 15 – 3 = 12; 18 + (−3) = 18 – 3 = 15.
Vì 12 < 15 nên 15 + (−3) < 18 + (−3).
Do đó, đáp án C sai.
• Ta có: 5 . (−2) = − 10; 7 . (−2) = − 14.
Vì – 10 > − 14 nên 5 . (−2) > 7 . (−2).
Do đó, đáp án D sai.
Vậy chọn đáp án A.
Câu 4:
Nếu ∆ABC đồng dạng với ∆A’B’C’ theo tỉ số k thì ∆A’B’C’ đồng dạng với ∆ABC theo tỉ số nào?
Ta có: ∆ABC ∆A’B’C’ theo tỷ số đồng dạng k.
Hay .
Suy ra ∆A’B’C’ ∆ABC theo tỷ số đồng dạng .
Vậy chọn đáp án A.
Câu 5:
Nếu a < b thì . Dấu thích hợp điền vào ô trống là:
Ta có: a < b
Û 2a < 2b
Û 2a + 1 < 2b + 1.
Do đó dấu cần điền vào ô trống là <.
Vậy chọn đáp án C.
Câu 6:
Hình hộp chữ nhật có chiều dài bằng 5 cm, chiều rộng bằng 3 cm, chiều cao bằng 4 cm thì có thể tích là:
Thể tích của hình hộp chữ nhật là:
5 . 3 . 4 = 60 (cm3).
Vậy chọn đáp án D.
Câu 7:
Giải các phương trình và bất phương trình sau:
a) 2x – 3 = 0;
b) ;
c) .
a) 2x – 3 = 0
2x = 3
.
Vậy tập nghiệm của phương trình đã cho là .
b)
Û 3(x + 3) < 5(5 – x)
Û 3x + 9 < 25 – 5x
Û 3x + 5x < 25 – 9
Û 8x < 16
Û x < 2.
Vậy tập nghiệm của bất phương trình là {x | x < 2}.
c) .
ĐKXĐ:
Phương trình đã cho tương đương:
Suy ra: x – 2 – 3(x – 1) = –1
Û x – 2 – 3x + 3 = –1
Û x – 3x = –1 + 2 – 3
Û – 2x = – 2
Û x = 1 (không ĐKXĐ).
Vậy phương trình đã cho vô nghiệm.
Câu 8:
Một xe máy và một ô tô cùng khởi hành từ tỉnh A đi đến tỉnh B. Xe máy đi với vận tốc 30 km/h, ô tô đi với vận tốc 40 km/h. Sau khi đi được nửa quãng đường AB, ô tô tăng vận tốc thêm 5 km/h trên quãng đường còn lại, do đó nó đến tỉnh B sớm hơn xe máy 1 giờ 10 phút. Tính độ dài quãng đường AB.
Gọi x là độ dài quãng đường AB (km) (x > 0).
Đổi 1 giờ 10 phút = giờ.
Thời gian xe máy đi hết quãng đường AB là (giờ).
Thời gian ô tô đi nửa đầu quãng đường AB là: (giờ).
Vận tốc ô tô trên nửa sau quãng đường AB là: 40 + 5 = 45 (km/h).
Thời gian ô tô đi nửa sau quãng đường AB là: (giờ).
Do ô tô đến tỉnh B sớm hơn xe máy 1 giờ 10 phút nên ta có phương trình:
24x = 9x + 8x + 840
24x – 9x – 8x = 840
7x = 840
x = 120 (TMĐK).
Vậy độ dài quãng đường AB là 120 km.
Câu 9:
Cho tam giác nhọn ABC, các đường cao AD, BE, CF cắt nhau tại H.
a) Chứng minh ∆AEB đồng dạng với ∆AFC. Từ đó suy ra AF . AB = AE . AC.
b) Chứng minh: .
c) Cho AE = 3 cm, AB = 6 cm. Chứng minh rằng SABC = 4SAEF.
a) Xét ∆AEB và ∆AFC có:
;
chung.
Do đó: ∆AEB ∆AFC (g.g).
Suy ra: hay AF . AB = AE . AC.
b) Xét ∆AEF và ∆ABC có:
chung;
(do ).
Do đó: ∆AEF ∆ABC (c.g.c).
Suy ra: (hai góc tương ứng).
c) Từ câu b: ∆AEF ∆ABC nên .
Suy ra .
Do đó SABC = 4SAEF.
Câu 10:
Tính diện tích toàn phần và thể tích của hình lăng trụ đứng có đáy là tam giác vuông theo các kích thước ở hình sau:
Xét ∆ABC vuông tại A, áp dụng định lý Py-ta-go, ta có:
BC2 = AB2 + AC2 = 42 + 32 = 25.
Suy ra: BC = 5 cm.
Diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng là:
Sxq = (3 + 4 + 5) . 9 = 108 (cm2).
Diện tích đáy của hình lăng trụ đứng là:
(cm2).
Diện tích toàn phần của hình lăng trụ là:
Stp = Sxq + S2đ = 108 + 2 . 6 = 120 (cm2).
Thể tích của hình lăng trụ đứng là:
V = Sđ . h = 6 . 9 = 54 (cm3).
Vậy hình lăng trụ đứng có diện tích toàn phần là 120 cm2 và thể tích là 54 cm3.