Chủ nhật, 22/12/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 8 Toán Trắc nghiệm Toán 8 Bài 16. Đường trung bình của tam giác có đáp án

Trắc nghiệm Toán 8 Bài 16. Đường trung bình của tam giác có đáp án

Dạng 1: Tính độ dài đoạn thẳng bằng cách sử dụng tính chất đường trung bình có đáp án

  • 175 lượt thi

  • 10 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Cho hình vẽ, độ dài x trong hình là:

Cho hình vẽ, độ dài x trong hình là:   A. 3; B. 6; C. 5; D. 4. (ảnh 1)
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Ta có DE AB, BC AB, suy ra DE // BC.

Trong tam giác ABC có D là trung điểm AB (do AD = DB = 4), DE // BC.

Do đó E là trung điểm của AC (tính chất đường trung bình của tam giác).

Suy ra AE = EC = 6. Vậy x = 6.


Câu 2:

Độ dài x trong hình vẽ dưới đây là:

Độ dài x trong hình vẽ dưới đây là:   A. 4; B. 5; C. 6; D. 7. (ảnh 1)
Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Trong tam giác ABC có D là trung điểm của AC, E là trung điểm của BC.

Do đó DE là đường trung bình của tam giác ABC.

Suy ra DE=12AB(tính chất đường trung bình của tam giác).

 Hay AB = 2DE = 2 3 = 6.

Vậy AB = 6.


Câu 3:

Cho hình vẽ, biết DE = 13 cm. Độ dài y trong hình là:

Cho hình vẽ, biết DE = 13 cm. Độ dài y trong hình là:   A. 5,5 cm; B. 7,5 cm; C. 6,5 cm; D. 10 cm. (ảnh 1)
Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Ta có DK = KF = 7 (cm), suy ra K là trung điểm của DF.

Lại có DHK^=DEF^  mà hai góc này ở vị trí đồng vị nên HK // EF.

Trong tam giác DEF có K là trung điểm của DF, HK // EF.

Do đó H là trung điểm của DE (tính chất đường trung bình của tam giác).

Suy ra DH=12DE=1213=6,5  (cm). Vậy y = 6,5 cm.


Câu 4:

Cho tam giác PQR, gọi I, K lần lượt là trung điểm của QR, QP. Khẳng định nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Cho tam giác PQR, gọi I, K lần lượt là trung điểm của QR, QP. Khẳng định nào sau đây là đúng? (ảnh 1)

Trong tam giác PQR có I là trung điểm của QR, K là trung điểm QP.

Do đó IK là đường trung bình của tam giác PQR.

Suy ra  IK=12PR và IK // PR (tính chất đường trung bình của tam giác).

Vậy A đúng.


Câu 5:

Cho tam giác ABC vuông cân tại A. Gọi D và E lần lượt là trung điểm của AC và BC. Tính độ dài AC, biết DE = 5 cm.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Cho tam giác ABC vuông cân tại A. Gọi D và E lần lượt là trung điểm của AC và BC. Tính độ dài AC, biết DE = 5 cm. A. 5 cm; B. 9 cm; C. 15 cm; D. 10 cm. (ảnh 1)

 

Trong tam giác ABC có D là trung điểm của AC, E là trung điểm BC.

Do đó DE là đường trung bình của tam giác ABC.

Suy ra DE=12AB  (tính chất đường trung bình của tam giác).

Hay AB = 2DE = 2 5 = 10 (cm).

Vì tam giác ABC vuông cân tại A nên AC = AB = 10 cm.


Câu 6:

Cho hình vẽ, biết DE = 8 cm, DF = 14 cm. Giá trị x + y bằng

Cho hình vẽ, biết DE = 8 cm, DF = 14 cm. Giá trị x + y bằng   A. 22 cm; B. 12 cm; C. 11 cm; D. 18 cm. (ảnh 1)
Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Trong tam giác DEF có H là trung điểm của DE, I là trung điểm EF.

Do đó HI là đường trung bình của tam giác DEF.

Suy ra  HI=12DF =1214=7(cm) (tính chất đường trung bình của tam giác).

Lại có H là trung điểm DE nên  HE=12DE=128=4(cm).

x + y = HE + HI = 4 + 7 = 11 (cm).


Câu 7:

Cho hình vẽ, giá trị của x là:

Cho hình vẽ, giá trị của x là:   A. 1,75; B. 4,5; C. 3,5; D. 1,5. (ảnh 1)
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Trong tam giác MNP có D là trung điểm của MP, E là trung điểm NP.

Do đó DE là đường trung bình của tam giác MNP.

Suy ra  DE=12MN=129=4,5(tính chất đường trung bình của tam giác).

Theo đề bài ta có DE = 2x + 1 nên 2x + 1 = 4,5.

Suy ra 2x = 3,5.

Vậy x = 1,75.


Câu 8:

Cho tam giác ABC có đường cao BH = 5 cm. Gọi D, E lần lượt là trung điểm AB, BC và DE = 6 cm. Khi đó diện tích tam giác ABC bằng:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Cho tam giác ABC có đường cao BH = 5 cm. Gọi D, E lần lượt là trung điểm AB, BC và DE = 6 cm. Khi đó diện tích tam giác ABC bằng:  A. 15 cm2; B. 30 cm2; C. 20 cm2; D. 60 cm2. (ảnh 1)

 

Trong tam giác ABC có D là trung điểm của AB, E là trung điểm BC.

Do đó DE là đường trung bình của tam giác ABC.

Suy ra  DE=12AC(tính chất đường trung bình của tam giác).

Hay AC = 2DE = 2 6 = 12 (cm).

Diện tích tam giác ABC là:

12BHAC=12512=30 (cm2).


Câu 9:

Cho tam giác ABC cân tại A, AB = 3 cm, BC = 4 cm. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của AB, AC. Chu vi tứ giác BMNC bằng:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Cho tam giác ABC cân tại A, AB = 3 cm, BC = 4 cm. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của AB, AC. Chu vi tứ giác BMNC bằng: A. 8 cm; B. 11 cm; C. 9 cm; D. 12 cm. (ảnh 1)

Vì tam giác ABC cân tại A nên AC = AB = 3 cm.

Lại có BM=12AB=123=1,5  (cm);NC=12AC=123=1,5  (cm)  (do M, N lần lượt là trung điểm của AB, AC).

Trong tam giác ABC có M là trung điểm của AB, N là trung điểm AC.

Do đó MN là đường trung bình của tam giác ABC.

Suy ra  MN=12BC=124=2(cm) (tính chất đường trung bình của tam giác).

Chu vi tứ giác BMNC là:

BM + MN + NC + BC = 1,5 + 2 + 1,5 + 4 = 9 (cm).


Câu 10:

Cho hình vẽ, giá trị của x là:

Cho hình vẽ, giá trị của x là:   A. x = 7; B. x = 14; C. x = 5; D. x = 12. (ảnh 1)
Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Trong tam giác ABC có D là trung điểm của AB, E là trung điểm AC.

Do đó DE là đường trung bình của tam giác ABC.

Suy ra DE=12BC  (tính chất đường trung bình của tam giác).

Hay BC = 2DE = 2 7 = 14.

Mà BC = 3x – 1 nên 3x – 1 = 14, suy ra 3x = 15.

Vậy x = 5.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương