IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 8 Toán Giải SBT Toán 8 Cánh diều Bài 2. Các phép tính với đa thức nhiều biến có đáp án

Giải SBT Toán 8 Cánh diều Bài 2. Các phép tính với đa thức nhiều biến có đáp án

Giải SBT Toán 8 Cánh diều Bài 2. Các phép tính với đa thức nhiều biến có đáp án

  • 387 lượt thi

  • 7 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Cho hai đa thức: A = x7 ‒ 4x3y2 ‒ 5xy + 7; B = x7 + 5x3y2 ‒ 3xy ‒ 3.

a) Tìm đa thức C sao cho C = A + B.

b) Tìm đa thức D sao cho A + D = B.

Xem đáp án

Lời giải

a) C = A + B = x7 ‒ 4x3y2 ‒ 5xy + 7 + x7 + 5x3y2 ‒ 3xy ‒ 3

= (x7 + x7) + (‒ 4x3y2 + 5x3y2) + (‒ 5xy ‒ 3xy) + 4

= 2x7 + x3y2 ‒ 8xy + 4.

Vậy C = 2x7 + x3y2 ‒ 8xy + 4.

b) Ta có A + D = B

Suy ra D = B ‒ A

= x7 + 5x3y2 ‒ 3xy ‒ 3 ‒ (x7 ‒ 4x3y2 ‒ 5xy + 7)

= x7 + 5x3y2 ‒ 3xy ‒ 3 ‒ x7 + 4x3y2 + 5xy ‒ 7

= (x7 ‒ x7) + (5x3y2 + 4x3y2) + (‒ 3xy + 5xy) + (–3 – 7)

= 9x3y2 + 2xy ‒ 10.

Vậy D = 9x3y2 + 2xy ‒ 10.


Câu 2:

Rút gọn biểu thức:

a) 2x(x2 + y) ‒ x(2y + 1) ‒ x(2x2 ‒ 21y);

b) 5x(6y ‒ x2) + 3y(y ‒ 10x) ‒ 3y(y ‒ 1) + 15x3;

c) 18xn + 1(yn + 1 + xn + 3) + 9y3(‒2xn + 1yn 2 + 1) với n là số tự nhiên lớn hơn 2.

Xem đáp án

Lời giải

a) 2x(x2 + y) ‒ x(2y + 1) ‒ x(2x2 ‒ 21y)

= 2x3 + 2xy ‒ 2xy ‒ x ‒ 2x3 + 21xy

= (2x3 – 2x3) + (2xy ‒ 2xy + 21xy) ‒ x

= 21xy ‒ x.

b) 5x(6y ‒ x2) + 3y(y ‒ 10x) ‒ 3y(y ‒ 1) + 15x3

= 30xy ‒ 5x3 + 3y2 ‒ 30xy ‒ 3y2 + 3y + 15x3

= (30xy – 30xy) + (‒ 5x3 + 15x3) + (3y2 ‒ 3y2) + 3y

= 10x3 + 3y.

c) 18xn + 1(yn + 1 + xn + 3) + 9y3(‒2xn + 1yn 2 + 1)

= 18xn + 1yn + 1 + 18xn + 1 + n + 318xn + 1y3 + n – 2 + 9y3

= 18xn + 1yn + 1 + 18x2n + 4 ‒ 18xn + 1yn + 1 + 9y3

= 18x2n + 4 + 9y3.


Câu 3:

Tìm ba số tự nhiên liên tiếp, biết tích của hai số sau lớn hơn tích của hai số trước là 12 đơn vị.
Xem đáp án

Lời giải

Gọi ba số tự nhiên liên tiếp cần tìm là a, a + 1, a + 2.

Do tích của hai số sau lớn hơn tích của hai số trước là 12 đơn vị nên ta có:

 (a + 1)(a + 2) ‒ a(a + 1) = 12.

Do đó a2 + 2a + a + 2 ‒ a2 ‒ a = 12

Hay 2a = 10

Suy ra a = 5

Vậy 3 số cần tìm là: 5; 6; 7.


Câu 4:

Chứng minh giá trị của mỗi biểu thức sau không phụ thuộc vào giá trị của biến:

a) M = (x ‒ 1)(x2 + x + 1) ‒ x2(x ‒ 1) ‒ x2 ‒ 23;

b) \(N = \left( {x - \frac{1}{2}y} \right)\left( {{x^2} + 2y} \right) - x\left( {{x^2} + 2y} \right) + y\left( {\frac{1}{2}{x^2} + y} \right) - \frac{1}{2}\).

Xem đáp án

Lời giải

a) Ta có:

M = (x ‒ 1)(x2 + x + 1) ‒ x2(x ‒ 1) ‒ x2 ‒ 23

 = x3 + x2 + x ‒ x2 ‒ x ‒ 1 ‒ x3 + x2 ‒ x2 ‒ 23

 = (x3 ‒ x3) + (x2 ‒ x2) + (x ‒ x) + (‒1 ‒ 23)

 = ‒24.

Vậy giá trị của M không phụ thuộc vào giá trị của biến.

b) Ta có:

\(N = \left( {x - \frac{1}{2}y} \right)\left( {{x^2} + 2y} \right) - x\left( {{x^2} + 2y} \right) + y\left( {\frac{1}{2}{x^2} + y} \right) - \frac{1}{2}\)

 \(\; = {x^3} + 2xy - \frac{1}{2}{x^2}y - {y^2} - {x^3} - 2xy + \frac{1}{2}{x^2}y + {y^2} - \frac{1}{2} = - \frac{1}{2}{\rm{.\;}}\)

Vậy giá trị của N không phụ thuộc vào giá trị của biến.


Câu 5:

Chứng minh rằng biểu thức P = (2y ‒ x)(x + y) + x(y ‒ x) ‒ 2y(x + 5y) ‒ 1 luôn nhận giá trị âm với mọi giá trị của biến x và y.
Xem đáp án

Lời giải

Ta có:

P = (2y ‒ x)(x + y) + x(y ‒ x) ‒ 2y(x + 5y) ‒ 1

 = 2xy + 2y2 ‒ x2 ‒ xy + xy ‒ x2 ‒ 2xy ‒ 10y2 ‒ 1

 = (2xy – xy + xy – 2xy) + (2y2 ‒ 10y2) + (‒ x2 ‒ x2) – 1

 = ‒8y2 ‒ 2x2 ‒ 1.

Do với mọi giá trị của x, y ta có: x2 ≥ 0, y2 ≥ 0 nên ‒ 2x2 0, ‒8y2 0

Suy ra ‒8y2 ‒ 2x2 ‒ 1 ≤ ‒1 với mọi giá trị của biến x, y.

Vậy P luôn nhận giá trị âm với mọi giá trị của biến x và y.


Câu 6:

Cho hai đơn thức: A = ‒132xn + 1y10zn + 2; B = 1,2x5ynzn + 1 với n là số tự nhiên.

a) Tìm các số tự nhiên n để đơn thức A chia hết cho đơn thức B.

b) Tìm đa thức P sao cho P = A : B.

c) Tính giá trị của đa thức P tại n = 9; x = 2; y = –1; z = 5,8.

Xem đáp án

Lời giải

a) Đơn thức A chia hết cho đơn thức B khi mỗi biến của B đều là biến của A với số mũ không lớn hơn số mũ của nó trong A.

Suy ra \(\left\{ \begin{array}{l}5 \le n + 1\\n \le 10\\n + 1 \le n + 2\end{array} \right.\)

Do đó \(\left\{ \begin{array}{l}n \ge 4\\n \le 10\\0 \le 1\end{array} \right.\) hay 4 ≤ n ≤ 10.

Mà n ℕ nên n {4; 5; 6; 7; 8; 9; 10}.

Vậy n {4; 5; 6; 7; 8; 9; 10} thì đơn thức A chia hết cho đơn thức B.

b) Ta có: P = A : B

= (‒132xn + 1y10zn + 2) : (1,2x5ynzn + 1)

= (‒132 : 1,2)(xn + 1 : x5)(y10 yn)(zn + 2 : zn + 1)

= ‒110xn + 1 5y10 nzn + 2 n 1

= ‒110xn 4y10 nz.

Vậy P = ‒110xn 4y10 nz.

c) Thay n = 9; x = 2; y = –1; z = 5,8 vào P ta có:

P = ‒110.29 4.(‒1)10 9.5,8

 = ‒110.25.(–1).5,8

 = 110 . 32 . 5,8

 = 20 416.

Vậy P = 20 416.


Câu 7:

Một mảnh đất có dạng hình chữ nhật với chiều dài là x (m), chiều rộng là y (m) với 1 < y < x. Người ta để lối đi có độ rộng 1 (m) (phần không tô màu) như Hình 2.

Media VietJack

a) Viết đa thức \(S\) biểu thị diện tích phần còn lại của mảnh đất đó.

b) Tính giá trị của \(S\) tại x = 9; y = 5,4.

Xem đáp án

Lời giải

a) Phần còn lại của mảnh đất gồm bốn miếng đất bằng nhau có dạng hình chữ nhật với chiều dài bằng \(\frac{{x - 1}}{2}\left( {\rm{m}} \right)\), chiều rộng bằng \(\frac{{y - 1}}{2}\left( {\rm{m}} \right)\).

Vậy đa thức biểu thị diện tích phần còn lại của mảnh đất đó là:

 \(S = 4 \cdot \frac{{x - 1}}{2} \cdot \frac{{y - 1}}{2} = xy - x - y + 1\,\,\left( {{{\rm{m}}^2}} \right)\).

b) Thay x = 9; y = 5,4 vào S ta có:

S = 9.5,4 – 9 5,4 + 1 = 48,6 – 9 – 5,4 + 1 = 35,2 (m2).


Bắt đầu thi ngay


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương