Thứ năm, 09/05/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 8 Toán Bài tập Toán 8 Chủ đề 9: Đối xứng tâm có đáp án

Bài tập Toán 8 Chủ đề 9: Đối xứng tâm có đáp án

Dạng 4: Bài nâng cao phát triển tư duy có đáp án

  • 568 lượt thi

  • 7 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Cho ba điểm A, B, C thẳng hàng và điểm M không thuộc đường thẳng đó. Gọi A’, B’, C’ lần lượt là điểm đối xứng của A, B, C qua M. Chứng minh A’, B’, C’ thẳng hàng.
Xem đáp án
Cho ba điểm A, B, C thẳng hàng và điểm M không thuộc đường thẳng đó. Gọi A’, B’, C’ lần lượt là điểm đối xứng của A, B, C qua M.  (ảnh 1)

Giả sử A, B, C thẳng hàng theo thứ tự đó, ta có AB + BC = AC (1).

Các đoạn thẳng A’B’, B’C’ và A’C’ lần lượt đối xứng với các đoạn thẳng AB, BC, AC qua điểm M nên ta có A’B’ = AB, B’C’ = BC, A’C’ = AC.

Kết hợp đẳng thức (1) ta được A’B’ + B’C’ = A’C’. Vậy A’, B’, C’ thẳng hàng.


Câu 2:

Cho tam giác ABC cân tại A, đường cao AH. Trên cạnh AB lấy điểm I, trên cạnh AC lấy điểm K sao cho AI = AK. Chứng minh rằng điểm I đối xứng với điểm K qua AH.
Xem đáp án
Cho tam giác ABC cân tại A, đường cao AH. Trên cạnh AB lấy điểm I, trên cạnh AC lấy điểm K sao cho AI = AK. (ảnh 1)

Vì ABC cân tại A, AH là đường cao nên AH là tia phân giác của góc A

Lại có: IA = AK => IAK cân tại A, mà AH là tia phân giác của góc A (cmt) => AH là đường trung trực của IK => Điểm I đối xứng với điểm K qua AH


Câu 3:

Cho hình bình hành ABCD. Vẽ E là điểm đối xứng của A qua B, F là điểm đối xứng của A qua D. Chứng minh rằng: E là điểm đối xứng của F qua C.

Xem đáp án
Cho hình bình hành ABCD. Vẽ E là điểm đối xứng của A qua B, F là điểm đối xứng của A qua D.  (ảnh 1)

E là điểm đối xứng của A qua B (gt) nên AB = BE

Tứ giác ABCD là HBH =>ABCDAB=CD 

Mà AB = BE (cmt)BECDBE=CD  => Tứ giác BDCE là hình bình hành

=> BD // EC và BD = EC.

Chứng minh tương tự cũng có BD // CF và BD = CF.

Vì BD // EC và BD // CF => E, C, F thẳng hàng (tiên đề Ơ-clit) Mà EC = CF (= BD) nên C là trung điểm EF => E là điểm đối xứng của F qua C.


Câu 4:

Cho hình bình hành ABCD. Gọi E, F lần lượt trên các cạnh AD, BC sao cho AE = CF. Chứng minh rằng: các đường thẳng AC, BD, EF đồng quy.
Xem đáp án
Cho hình bình hành ABCD. Gọi E, F lần lượt trên các cạnh AD, BC sao cho AE = CF.  (ảnh 1)

Gọi O là giao điểm cuả AC, BD.

Tứ giác ABCD là hình bình hành(gt) => O là trung điểm của AC

Tứ giác AECF có AE = CF, AE  // CF nên là hình bình hành (dhnb)

mà O là trung điểm AC nên O là trung điểm EF.

=> EF đi qua O. Vậy các đường thẳng AC, BD, EF đồng quy tại điểm O.


Câu 5:

Cho góc xOy khác góc bẹt và điểm M nằm trong góc đó. Hãy dựng qua M một đường thẳng cắt Ox ở A, cắt Oy ở B sao cho M là trung điểm của AB.
Xem đáp án
Cho góc xOy khác góc bẹt và điểm M nằm trong góc đó. Hãy dựng qua M một đường thẳng cắt Ox ở A, (ảnh 1)

Cách dựng:

-                Dựng điểm I đối xứng với O qua điểm M.

-                Qua I dựng đường thẳng song song với Oy cắt Ox ở A.

-                Dựng đường thẳng AM cắt Oy ở B.

Chứng minh:

Xét ΔMAI ΔMBO có:

O1^=I1^ ( hai góc so le trong)

MO = MI ( Vì I và O đối xứng nhau qua M)

M1^=M2^ ( hai góc đối đỉnh)

=> ΔMAI=ΔMBO (g.c.g) => MA = MB ( 2 cạnh tương ứng)

Bài toán luôn luôn dựng được một và có một nghiệm hình.


Câu 6:

Cho tam giác ABC, D là một điểm trên cạnh BC. Gọi E và F theo thứ tự là điểm đối xứng của điểm D qua AB và AC.

a) Chứng minh AE = AF;

Xem đáp án

Cho tam giác ABC, D là một điểm trên cạnh BC.   a) Chứng minh AE = AF; (ảnh 1)

a) E đối xứng với D qua AB => AB là trung trực của ED => AE = AD.

F đối xứng với D qua AC => AC là trung trực của DE => AF = AD.

=> AE = AF.

Xét ΔAED cân tại A, có AB là trung trực => AB đồng thời là phân giác của EAD^

=> A1^=A2^

Xét ΔADF cân tại A, có AC là trung trực => AC đồng thời là phân giác của FAD^

=> A3^=A4^

=> EAF^=A1^+A2^+A3^+A4^=2A2^+A3^=2BAC^


Câu 7:

Cho tam giác ABC vuông tại A ( AB < AC), điểm D thuộc cạnh huyền BC. Vẽ điểm M và điểm N đối xứng với D lần lượt qua AB và AC. Chứng minh rằng:

a)  M và N đối xứng qua A.

Xem đáp án

Cho tam giác ABC vuông tại A ( AB < AC), điểm D thuộc cạnh huyền BC. Chứng minh rằng:  a)  M và N đối xứng qua A. (ảnh 1)

a) AM đối xứng với AD qua AB nên AM=ADA1^=A2^  (1)

AN đối đối xứng với AD qua AC nên AN=ADA3^=A4^  (2)

Từ (1) và (2) AM=AN và MAN^=2A2^+A3^=2BAC^=2.900=1800

=> 3 điểm M, A, N thẳng hàng

=> Mà AM = AN => M và N đối xứng qua A và MN = 2 AD.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương