Chủ nhật, 22/12/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 8 Toán Đề kiểm tra giữa kì 2 Toán 8 có đáp án ( Mới nhất)

Đề kiểm tra giữa kì 2 Toán 8 có đáp án ( Mới nhất)

Đề kiểm tra giữa kỳ 2 Toán 8 có đáp án ( Mới nhất)_ đề số 2

  • 2737 lượt thi

  • 10 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Số nghiệm của phương trình (x – 4)(x – 3)(x + 2) = 0 là:

Xem đáp án

Ta có: (x – 4)(x – 3)(x + 2) = 0

 x – 4 = 0 hoặc x – 3 = 0 hoặc x + 2 = 0

 x = 4 hoặc x = 3 hoặc x = –2.

Do đó phương trình đã cho có 3 nghiệm x = 4; x = 3; x = –2.

Vậy chọn C.


Câu 2:

Điều kiện xác định của phương trình 2x+2=x2x3 :

Xem đáp án

ĐKXĐ: {x+202x30{x2x32

Vậy chọn B.


Câu 3:

Phương trình vô nghiệm có tập nghiệm là:

Xem đáp án

Phương trình vô nghiệm có tập nghiệm là: S=.

Vậy chọn A.


Câu 4:

Cho tam giác MNP, EF//MP, E thuộc MN , F thuộc NP ta có:
Xem đáp án

Cho  tam giác MNP, EF//MP, E thuộc MN , F thuộc NP ta có: (ảnh 1)

∆MNP có EF // MP, áp dụng định lý Ta-let, ta có: EMMN=FPPN.

Vậy chọn C.


Câu 5:

Trong hình vẽ, biết BAD^=DAC^, theo tính chất đường phân giác của tam giác thì tỉ lệ thức nào sau đây là đúng?

Trong hình vẽ, biết góc BAD=góc DAC , theo tính chất đường phân giác của tam giác thì tỉ lệ thức nào sau đây là đúng?  (ảnh 1)

Xem đáp án

BAD^=DAC^ nên AD là tia phân giác BAC^.

Áp dụng tính chất đường phân giác của tam giác, ta có: DBDC=ABAC.

Vậy chọn C.


Câu 6:

Biết ABCD=25 và CD = 10 cm. Vậy độ dài đoạn thẳng AB là:

Xem đáp án

ABCD=25 và CD = 10 cm.

Do đó, AB10=25AB=10.25=4  (cm).

Vậy chọn A.


Câu 7:

Giải các phương trình sau:

a) 3x − 12 = 0

b) (x – 2)(2x + 3) = 0

c)  x+2x26x+2=x2x24.

Xem đáp án

a) 3x − 12 = 0

3x = 12

 x = 4.

Vậy tập nghiệm của phương trình là S = {4}.

b) (x – 2)(2x + 3) = 0

 x – 2 = 0 hoặc 2x + 3 = 0

 x = 2 hoặc x=32.

Vậy tập nghiệm của phương trình là S={2;  32}.

c)  x+2x26x+2=x2x24 (*)

ĐKXĐ: x ≠ ± 2.

(*) (x+2)2(x2)(x+2)6(x2)(x2)(x+2)=x2(x2)(x+2)

 (x + 2)2 – 6(x – 2) = x2

 x2 + 4x + 4 – 6x + 12 = x2

 2x = 16

 x = 8 (TM ĐKXĐ)

Vậy tập nghiệm của phương trình là: S = {8}.


Câu 8:

Một xe khách và một xe tải xuất phát cùng một lúc đi từ tỉnh A đến tỉnh B. Mỗi giờ xe khách chạy nhanh hơn xe tải là 5km nên xe khách đến B trước xe tải 30 phút. Tính quãng đường AB, biết rằng vận tốc của xe tải là 40 km/h.

Xem đáp án

Đổi 30 phút = 1/2 giờ.

Gọi chiều dài quãng đường AB là x (km) ( ĐK: x > 0).

Thời gian xe khách đi từ A đến B là x45 giờ.

Thời gian xe tải đi từ A đến B là x40 giờ.

Theo bài ra, ta có phương trình: x40x45=12.

9x3608x360=180360

 9x – 8x = 180

 x = 180 (TMĐK)

Vậy quãng đường AB dài 180 km.


Câu 9:

Cho tam giác ABC vuông ở A, AB = 6, AC = 8; đường cao AH, phân giác BD. Gọi I là giao điểm của AH và BD.

a) Tính AD, DC.

b) Chứng minh IHIA=ADDC.

c) Chứng minh AB.BI = BD.HB và tam giác AID cân.

Xem đáp án

Cho tam giác ABC vuông ở A, AB = 6, AC = 8; đường cao AH, phân giác BD. Gọi I là giao điểm của AH và BD. a) Tính AD, DC. b) Chứng minh IH/IA=AD/DC . c) Chứng minh AB.BI = BD.HB và tam giác AID cân. (ảnh 1)

a) Áp dụng định lý Py-ta-go vào ABC vuông tại A, ta có:

AB2 + AC2 = BC2

BC=AB2+AC2=62+82=10  (cm)

Ta có AD là tia phân giác ABC^, theo tính chất tia phân giác của tam giác:

ADDC=ABBCADDC+AD=ABBC+AB

ADAC=ABBC+AB.

Thay số, ta được: AD8=610+6AD=6.810+6=3  (cm).

Þ DC = AC – AD = 8 – 3 = 5 (cm)

Vậy AD = 3 cm, DC = 5 cm.

b) Xét DHBA và DABC có:

AHB^=BAC^=90o 

BAH^=ACB^ (cùng phụ ABC^).

Do đó DHBA  DABC (g.g)

Suy ra: HBAB=ABBC=ADDCHBAB=ADDC         (1)

Mặt khác, BI là tia phân giác ABH^, áp dụng tính chất tia phân giác, ta có:

HBAB=IHIA     (2)

Từ (1) và (2) suy ra: IHIA=ADDC (đpcm).

c) Xét DABD và DHBI có:

BAD^=AHB^=90o

ABD^=IBH^ (vì BD là tia phân giác ABC^)

Do đó DABD  DHBI (g.g)

Suy ra ABHB=BDBIAB.BI=BD.HB

Lại có DABD  DHBI BIH^=ADI^ (hai góc tương ứng)

Mà: BIH^=AID^ nên AID^=ADI^

Do đó DAID cân tại A.

 


Câu 10:

Giải phương trình:

 1x2+9x+  20+1x2+11x+30+1x2+13x+42=118.

Xem đáp án

Ta có:

x2 + 9x + 20 = (x + 4)(x + 5);

x2 + 11x + 30 = (x + 6)(x + 5);

x2 + 13x + 42 = (x + 6)(x + 7).

ĐKXĐ: x ≠ − 4; x ≠ − 5; x ≠ − 6; x ≠ − 7.

Phương trình đã cho trở thành:

1(x+4)(x+5)+1(x+5)(x+6)+1(x+6)(x+7)=118 

1x+41x+5+1x+51x+6+1x+61x+7=118

1x+41x+7=118

18(x+7)18(x+7)(x+4)18(x+4)18(x+7)(x+4)=(x+7)(x+4)18(x+7)(x+4)

Þ 18(x + 7) 18(x + 4) = (x + 7)(x + 4)

18(x + 7 x 4) = x2 + 11x + 28

 x2 + 11x + 28 = 54

 x2 + 11x − 26 = 0

 x2 2x + 13x − 26 = 0

 x(x 2) + 13(x – 2) = 0

 (x + 13)(x 2) = 0

 x + 13 = 0 hoặc x 2 = 0

 x = −13 (TM) hoặc x = 2 (TM).

Vậy tập nghiệm của phương trình đã cho là S = {−13; 2}.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương